Hoàng cầm và 23 bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu… hiệu quả

Hoàng cầm còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo),.. Đây là vị thuốc đông y quý hiếm được sử dụng rất nhiều. Cây này có trong các bài thuốc chữa bệnh như đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu.

Thông tin, mô tả cây hoàng cầm
Thông tin, mô tả cây hoàng cầm

Tên gọi khác: Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu (Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm (Đường Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georg

Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Thông tin, mô tả cây hoàng cầm

1. Đặc điểm thực vật

Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng : Rễ (Radix Scutellariae). Loại bên trong cứng đầy chắc mịn ngoài màu vàng trong xanh, thịt đầy rỗng ruột ít là loại tốt, loại thô hoặc nhỏ không đều, lõi có khe bộng màu đen là loại xấu, loại sau khi gặp ẩm biến thành màu đen thì không dùng làm thuốc.

Thu hái: Thu hái vào mùa xuân thu

Sơ chế: Rửa sạch đất cát phơi hơi khô, cạo bỏ vỏ thô rồi phơi tiếp

Bào chế:

  • Hoàng cầm dùng rượu sao thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thường thì dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
  • Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu, sao với Muối, sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc.
  • Trị bệnh ở phần trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao với nước mật heo (Đông Dược Học Thiết Yếu).

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị đắng, tính bình (Bản Kinh). Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục). Vị đắng, ngọt (Dược Tính Luận). Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển). Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).

Quy kinh: Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu dương Tam tiêu, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục). Vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang, Đởm (Lôi Công Bào Chích Luận). Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển). Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường (Trung Dược Học). Ung Trung Dược Thủ Sách).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn.

4. Thành phần hóa học

  • Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học).
  • Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417).
  • Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z).
  • Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108).
  • Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220).

Tác dụng dược lý của cây hoàng cầm

  • Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệđếnsự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo được gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất nàycó tác dụng ức chế phù co thắtvà giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từnăm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nước và cồn trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo được gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thường hoặc Huyết áp cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích từphía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và người bình thường (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơi ngườithực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc nơi người đã được trị bằng Thyroid (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầmlàm tăng lượng mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do Baicalei mạnh hơn là Baicalin. Thỏ bị thắt ống mật cho thấy Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so với nhóm đối chứng (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal Medicine).
  • Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển và phản xạ của chuột (Chinese Herbal Medicine).

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng cầm

Cây hoàng cầm chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu
Cây hoàng cầm chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu

1. Hoàng cầm trị mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền Sác

Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).

2. Trị huyết ra lai rai do nhiệt từ hoàng cầm

Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phương).

3. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra

Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nước còn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán – Thánh Huệ phương).

4. Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm

Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4g, tán bột. Mỗi lần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục).

5. Hoàng cầm trị thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng

Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

6. Trị trong Phế có hỏa từ cây hoàng cầm

Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

7. Bài thuốc trị Đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đờm từ hoàng cầm

Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).

8. Hoàng cầm trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm

Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).

9. Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con từ hoàng cầm

Hoàng cầm 40g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).

10. Trị Đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa hay một bên

Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao -Lan Thất Bí Tàng).

11. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh

Hoàng cầm 120g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng (Thốt Bệnh Loại phương).

12. Hoàng cầm trị Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính)

Điều cầm tâm 80g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).

13. Cây hoàng cầm và bài thuốc trị Rong kinh

Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4g với Rượu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phương).

14. Bài thuốc giúp An thai, thanh nhiệt từ hoàng cầm

Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp).

15. Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt

Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).

16. Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết

Ly 8g Hoàng cầm, sao rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phương).

17. Hoàng cầm trị đơn độc, hỏa độc

Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập Nghiệm).

18. Trị thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau từ cây hoàng cầm

Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

19. Bài thuốc trị bạch đới đau bụng

Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

20. Trị ho nhiệt do đàm ủng tắc

Hoàng cầm 18g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

21. Bài thuốc trị ho do phế nhiệt

Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ12g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4g. Sắc uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

22. Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn

Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2g, Sắc uống (Gia Giảm Thược Dược Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

23. Trị huyết nhiệt, thai động không yên

Hoàng cầm, Thược dược, Bạch truật, mỗi thứ 12g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Đương Quy Tán – Lâm Sàng Thường.

Trên đây là những thông tin liên quan cây hoàng cầm và bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể nói, đây là vị thuốc quý được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng theo đúng liều dùng của thầy thuốc mới có hiệu quả

Xem thêm: Cây dừa cạn và 8 bài thuốc trị ung thư, tiểu đường, huyết áp hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng cầm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng cầm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng cầm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng cầm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây gai dầu

Cây gai dầu (cần sa) và 4 bài thuốc chữa táo bón, động thai, phong độc, kiết lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng cầm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp