2 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bạn không thể bỏ qua
Nội dung chính
Một số người bị trào ngược dạ dày còn kèm theo tình trạng ho dữ dội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của hằng ngày. Sau đây là 2 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho thường được áp dụng trong dân gian.
Trào ngược dạ dày gây ho là một bệnh lý về đường tiêu hoá và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra sức nóng cho niêm mạc, các bộ phận khác trong cơ thể lúc này gồm: Phế quản – Khí quản – Thực quản cũng chịu sự tác động của tình trạng trào ngược, dẫn đến phản xạ ho ở người bệnh.
Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày gây ho
1. Nguyên nhân
Căn nguyên của bệnh trào ngược dạ dày gây ho cũng có nhiều điểm tương đồng với những người bị trào ngược dạ dày thông thường. Bệnh có thể hình thành từ các vấn đề sau:
- Ăn uống không khoa học, thường để bụng rỗng quá lâu rồi nạp vào dạ dày một lượng lớn thức ăn, gây ra rối loạn tiêu hoá thường xuyên.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng với tình trạng thức ăn thường bị ứ đọng ở bao tử, dạ dày tiết nhiều dịch vị acid dẫn đến trào ngược thường xuyên.
- Do cơ chế thần kinh cơ hoạt động theo cách: Trào ngược dịch vị ở dạ dày lan sang đến vùng phổi, gây phản xạ ở phần dưới đường hô hấp làm người bệnh bị ho.
- Axit dạ dày trào ngược thường xuyên là nguyên nhân làm suy yếu cơ quan cơ thắt ở thực quản nên dịch vị ở bao tử có thể đi vào đường thở ở phổi gây ho.
- Béo phì cũng là một nguyên nhân gây trào ngược dạ dày kèm ho. Vì trọng lượng cơ thể quá cao sẽ gây áp lực lớn lên cơ thắt thực quả, khiến đường thở bị giãn nở và axit dạ dày có thể dễ dàng đi vào khu vực này, gây ho.
2. Biểu hiện
Khi bị trào ngược thực quản gây ho, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề sau:
- Bị ợ chua, ợ nóng gây cảm giác bỏng rát sau xương ức rồi bắt đầu bị khó chịu ở họng và chuyến biến thành những cơn ho.
- Khi trào ngược thực quản xảy ra, người bệnh luôn có cảm giác nóng, ngứa ở cổng họng và bụng trên.
- Tình trạng ho thường xảy ra sau các bữa ăn và khi về đêm, ho dai dẳng suốt ngày.
- Người bị ho mãn tính dưới tác động của bệnh về đường hô hấp sẽ càng ho nhiều hơn nếu cùng lúc bị trào ngược axit dạ dày.
- Trào ngược dạ dày rồi gây ra tình trạng ho nhưng không bao gồm tình trạng chảy dịch mũi sau ở người bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng nguyên liệu thiên nhiên
Người bị căn bệnh này cần được chữa trị sớm nếu không muốn cảm giác trào ngược axit khó chịu kèm những cơn ho cứ bám riết lấy mình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và giao tiếp. Khi mới phát hiện bệnh, bạn có thể áp dụng theo 2 cách dân gian dưới đây để loại bỏ tình trạng trào ngược thực quản gây ho:
Cách 1: Sử dụng củ cải trắng và gừng tươi
Chuẩn bị:
- 2 – 3 củ cải trắng.
- 5 nhánh gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ cải trắng, loại bỏ những phần vỏ sần sùi rồi chẻ thành từng khúc nhỏ như 2 ngón tay dài 3 – 4cm.
- Gừng rửa sạch hết phần đất bám bẩn bên ngoài vỏ rồi tiến hành đập dập.
- Cho cả gừng và củ cải vào máy xay sinh tố, say nhuyễn với nhau. Lấy hỗn hợp thu được lọc qua một cái khăn mỏng để thu được phần nước cốt gừng củ cải.
- Uống nước gừng tươi củ cải trắng mỗi ngày 100 – 150ml và làm liên tục 7 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách 2: Dùng lá hẹ và mật ong
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá hẹ (khoảng 30gr)
- 1 chén mật ong (khoảng 15 – 20ml)
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá hẹ, cắt khúc nhỏ rồi cho vào một bát ăn cơm.
- Đổ mật ong sao cho ngập lá hẹ rồi đem hấp cách thuỷ trong 10 phút là được. Bạn cũng có thể tận dụng nồi cơm điện đang nấu để cho nguyên liệu này vào hấp cùng.
- Uống nước mật ong hấp cách thuỷ và ăn kèm lá hẹ (có thể bỏ lại bã). Ăn trước khi dùng cơm để tạo một lớp bảo vệ cho dạ dày, hạn chế trào ngược axit và làm dịu đường hô hấp đang tổn thương.
- Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ ngày trước bữa trưa và tối, duy trì liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để chữa trào ngược dạ dày gây ho
Ngoài 2 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho nêu trên, người bệnh cần phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt để khắc phục bệnh nhanh chóng. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết.
Về chế độ ăn uống, người bị trào ngược dạ dày gây ho cần lưu ý:
- Bổ sung thường xuyên các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá và đường hô hấp như: Đu đủ chín, chuối chín, gừng tươi, sữa chua, củ cải, các loại ngũ cốc nguyên cám.
- Loại bỏ các thức ăn sau khỏi thực đơn trong giai đoạn đang chữa bệnh: Đồ ăn có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt; Các thức ăn có vị chua gồm chanh, giấm, dưa cải muối, cà muối, xoài, me, sấu,…; Các thực phẩm cứng, khó tiêu hoá như sườn sụn, các loại củ già, xương.
Về chế độ sinh hoạt, bạn cần có sự điều chỉnh như sau:
- Khẩu phần ăn nên giảm xuống còn ở mức độ no vừa phải kèm theo việc ăn chậm, nhai kĩ để việc tiêu hoá thức ăn được diễn ra nhanh chóng.
- Sau khi ăn 3 tiếng bạn mới nên nằm lên giường để ngủ, nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy ngồi và đi lại nhẹ nhàng để giảm tình trạng trào ngược axit.
- Khi đi ngủ, nâng cao phần gối đầu để tạo cảm giác thoải mái và phòng tránh tình trạng trào ngược và ho về đêm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, duy trì cân nặng ở mức ổn định, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là cách chữa trào ngược dạ dày bằng bài thuốc dân gian và khắc phục được tình trạng ho kèm theo. Nguyên liệu chữa bệnh từ thiên nhiên có độ lành tính, an toàn sẽ giúp người bệnh không gặp tác dụng phụ, biến chứng và nhanh chóng đạt được kết quả chữa bệnh tốt nếu áp dụng đúng công thức và liều lượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!