3 bài thuốc từ lá trầu không chữa trào ngược dạ dày an toàn, lành tính cho người bệnh
Nội dung chính
Việc sử dụng lá trầu không chữa trào ngược trào ngược dạ dày, ngăn trào ngược axit ở bao tử đã được áp dụng từ nhiều năm nay và cho kết quả tích cực. Vậy, bạn nên áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không như thế nào?
Lá trầu là loại cây thân leo, lá hình trái tim to bản, được trồng thành từng giàn, xuất hiện ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Loại lá này xuất hiện trong tín ngưỡng ăn trầu và thờ cúng của nhân dân ta từ xa xưa. Ngoài ý nghĩa văn hoá, lá trầu không còn trở thành dược liệu chữa được nhiều bệnh phổ biến, trong đó có bệnh về đường tiêu hoá.
Việc sử dụng lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày đã được biết đến từ lâu và cho những kết quả khả quan. Vậy loại dược liệu này chứa chất gì để có thể làm được điều đó?
Vì sao lá trầu không chữa được bệnh trào ngược dạ dày?
Y học cổ truyền cho biết, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm và mang các công dụng gồm: Kháng viêm, sát trùng, sát khuẩn. Vì thế, ngoài việc chữa các bệnh đau nhức xương khớp, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, lá trầu không còn có khả năng cân bằng nồng độ pH và giảm tiết dịch vị ở dạ dày. Từ đó, tình trạng trào ngược axit sẽ được thuyên giảm.
Y học hiện đại đã tìm ra một chất tuyệt vời trong lá trầu không có khả năng bảo vệ dạ dày, khắc phục tình trạng trào ngược: Chất tanin. Hoạt chất này có tính kháng khuẩn mạnh, giảm đau, vừa loại bỏ được cảm giác cồn cào khi trào ngược dạ dày vừa giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ, tránh bị viêm loét dẫn đến những căn bệnh tiêu hoá nghiêm trọng hơn.
Do đó, những người thường xuyên ăn trầu luôn có một hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru cùng hàm răng chắc khoẻ.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Người bệnh có thể áp dụng 2 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không sau đây để loại bỏ tình trạng này:
Cách 1: Uống nước lá trầu không
Chuẩn bị: 10 – 15 lá trầu không, loại lá đã già, có màu xanh thẫm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Vớt lá trầu không ra rồi vò cho nát.
- Cho lá trầu vào ấm và đun kèm 1,5 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi, bạn hãy đun thêm khoảng 5 – 10 phút nữa với lửa nhỏ rồi tắt bếp.
- Uống nước lá trầu thành nhiều lần trong ngày, duy trì bài thuốc trong 1 tháng liên tục để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
Cách 2: Ăn lá trầu không
Chuẩn bị: 5 lá trầu không
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu, ngâm qua nước muối loãng như cách 1. Sau đó, bạn gấp lá trầu lại cho nhỏ rồi nhai sống và hấp thu trực tiếp các vitamin và các chất khác từ loại lá cây này luôn.
- Ăn lá trầu không mỗi ngày và duy trì 15 ngày liên tục để hết trào ngược dạ dày.
Lá trầu không có vị cay và hơi đắng chát nên không phải ai cũng ăn được dễ dàng. Vì thế, nếu cách thứ 2 hơi khó thực hiện, bạn hãy ưu tiên uống nước lá trầu không. Lúc này, cơ thể bạn vẫn hấp thụ được chất kháng viêm từ lá trầu và bổ sung thêm được nhiều nước để tăng cường hoạt động đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh hay bất kì dược liệu tự nhiên nào khác đều cần người bệnh phải kiên trì vì các hoạt chất này không có dược tính mạnh như thuốc Tây, cần thời gian để phát huy tác dụng. Cùng với đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hoá nên việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng cần được chú trọng.
Người bị trào ngược dạ dày muốn nhanh khỏi bệnh cần:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kĩ để hệ tiêu hoá luôn hoạt động tốt nhất. Bạn hãy ưu tiên các loại thức ăn mềm trong thực đơn của mình.
- Không ăn các loại trái cây, đồ ăn có hàm lượng acid cao hoặc đã lên men: Chanh, dứa, cam, xoài xanh, khế, các loại dưa muối, cà muối,…
- Không uống rượu bia, hút thuốc vì sẽ làm tăng tiết dịch vị trong dạ dày.
- Nên ăn các thực phẩm có lợi cho hoạt động của dạ dày như:
- Trái cây: Táo, chuối, dưa hấu, bơ.
- Các loại hạt ngũ cốc: Yến mạch, hạt lanh, quả óc chó, mè, hướng dương,…
- Rau củ: Súp lơ, măng tây, dưa chuột, khoai tây, đậu cô ve.
- Các loại thịt cá: Thịt lợn nạc, thịt bò, gà Tây, cá hồi, cá ngừ, cá chép, lòng trắng trứng.
- Khác: Gừng, sữa chua, trà thảo dược từ cúc La Mã, Cam Thảo.
- Sau bữa ăn, không nên nằm ngay mà hãy ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng. Buổi tối khi đi ngủ, người bệnh hãy kê cao gối đầu để giảm tình trạng trào ngược.
- Luyện tập thể dục, yoga để cơ thể khoẻ mạnh và chữa trào ngược dạ dày tốt hơn. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như: Đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, leo cầu thang.
Với 2 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không nêu trên và những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sử dụng đến thuốc Tây liều cao. Chỉ cần kiên trì áp dụng, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sức khoẻ tốt cho mình.
Tìm hiểu thêm: 3 bài thuốc lá trầu không chữa bệnh dạ dày và 6 điều người bệnh cần lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!