5 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y và những lưu ý khi sử dụng để có hiệu quả cao
Nội dung chính
Nhiều người chọn cách chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y với các dược liệu lành tính, an toàn và cho kết quả điều trị tốt. Sau đây là những bài thuốc Đông y giúp người bệnh loại bỏ tình trạng trào ngược thực quản theo từng triệu chứng.
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị ở bao tử tiết ra quá mức gây ra một số triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn mửa. Một số trường hợp bị trào ngược dạ dày còn kèm theo các cơn ho hoặc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm amidan, hen suyễn,…
Trào ngược thực quản là căn bệnh tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại khó chữa dứt điểm, thường xuyên tái phát. Vì thế, bạn có tìm đến những vị thuốc Đông y để giải quyết vấn đề này.
Đông y quan niệm về bệnh trào ngược dạ dày như thế nào?
Theo các thầy thuốc Đông y, trào ngược dạ dày là chứng khí nghịch. Thông thường, khi con người khoẻ mạnh, khí thuận , vị (dạ dày) sẽ giáng xuống dưới để tống đẩy các thức ăn xuống khu vực ruột non. Can (gan) với chức năng sơ tiết sẽ tác động đến khả năng này của Vị.
Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên khí trong cơ thể lưu thông không tốt, gây ra tình trạng khí nghịch, thì vị lại không đảm bảo được chức năng thức ăn giáng xuống mà thăng lên vô độ. Đây chính là mầm mống của bệnh trào ngược dạ dày.
Do đó, việc điều trị trào ngược dạ dày trong Đông y cũng dựa trên các biểu hiện ở 3 tạng chính liên quan đến căn bệnh này: Vị, phế và can. Mục tiêu cụ thể mà Đông ý hướng đến là: Giúp bệnh nhân kiện tỳ vị, giáng khí và tiêu viêm. Vấn đề trào ngược được giải quyết và giúp bảo vệ thành niêm mạc dạ dày.
Những bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
1. Chữa trào ngược dạ dày do ăn uống không điều độ
Bài thuốc có tác dụng sau: Nhuận tràng, bồi bổ tỳ vị và giúp hoạt động tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Nguyên liệu: Sâm đại hành: 16gr, biển đậu 16gr, lá đắng 16gr, cây ngũ sắc sao vàng 16gr, hoài sơn 16gr, bạch truật sao vàng hạ thổ 16gr, lá tía tô 16gr, hoàng kỳ 15gr, đương quy 12gr, xương bồ 12gr, lá lốt 12gr, chỉ xác 10gr, trần bì 10gr, sinh khung 4gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rồi cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi sắc thuốc chuyên dụng và sắc với 2 lít nước. Đun lửa vừa, khi sôi bắt đầu hạ lửa cho nước thuốc được cô đặc lại.
- Còn khoảng 1 lít nước thuốc thì tắt bếp. Uống ngay sau khi ăn khoảng 15 phút, khi thuốc còn ấm.
Liều lượng: 2 ngày uống/ tháng.
2. Chữa trào ngược thượng vị do tỳ vị khí không lưu thoát
Đông y còn gọi nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở tình trạng này là vì can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau: Đau tức ở thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, tinh thần sa sút, hay bực bội, hay mất ngủ.
Bài thuốc sau đây sẽ có tác dụng điều hoà khí hiều, bìn can, giảm đau tức dạ dày.
Nguyên liệu: Rau má, mã đề, tang diệp mỗi loại 20gr; Hắc táo nhân, đương quy, cỏ mực, củ đinh lăng, bạch truật, hoài sơn, phòng sâm mỗi loại 16gr; Trần bì, hậu phác, bán hạ, hạ liên châu mỗi loại 10gr; Bạch thược, thục địa, cam thảo mỗi loại 12gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các dược liệu trên, trộn đều rồi để ráo nước.
- Cho vào nồi sắc thuốc, sắc với 2 lít nước và lửa nhỏ. Đến khi nước thuốc được cô đặc lại còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp.
- Uống trước bữa ăn 15 – 30 phút, khi thuốc còn ấm.
Liều lượng: 2 ngày uống/ tháng.
3. Chữa trào ngược dạ dày do tinh thần căng thẳng
Bài thuốc này dành cho những ai bị trào ngược axit do các vấn đề tâm lý như: Quá mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, lo âu, stress,… Người bị bệnh với nguyên nhân này thường gặp phải các vấn đề sau: Ợ hơi, ợ nóng, khó thở, thượng vị hay đau rát, hệ tiêu hoá rối loạn, chán ăn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Bài thuốc sau đây sẽ mang đến các tác dụng đồng thời như sau: Giáng nghịch, giảm đau, tiêm viêm, ổn định tiêu hoá và giúp ổn định tâm trạng, an thần, ngủ ngon hơn.
Nguyên liệu: Hạt sen và hắc táo nhân mỗi loại 20gr; Long nhãn, mẫu lệ chế, phòng sâm mỗi loại 16gr; Cam thảo, bạch biển đậu, trần bì, bạch linh 12gr mỗi loại thảo dược; Hậu phác và bán hạ 10gr mỗi loại; Chỉ xác 8gr; Đại táo khô 5 quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên cho sạch bụi bẩn rồi để một lúc cho ráo nước.
- Sắc các dược liệu đã chuẩn bị với 2 lít nước ở lửa nhỏ. Đến khi thấy nước thuốc đã được cô đặc còn một nửa thì dừng lại.
- Chia uống làm 2 lần trong ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút. Để thuốc còn ấm nóng khi uống, bạn cứ để yên thuốc trong nồi sắc và đậy vung kín lại.
Liều lượng: Cứ 15 ngày uống 1 ngày thuốc.
4. Chữa trào ngược dạ dày do cơ thể bị suy nhược
Người bị đau dạ dày theo chứng này sẽ gặp một số biểu hiện sau: Sau khi ăn xong hay cảm thấy đau tức thượng vị, cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi hơn.
Bài thuốc dưới đây sẽ giúp bồi bổ cơn thể, chấm dứt các cơn đau vùng thượng vị cho người bệnh.
Nguyên liệu: Mỗi loại 20gr gồm mạch nha và thần khúc; phục linh 18gr; bán hạ và sơn tra mỗi loại 16gr; trần bì và liên kiều mỗi loại 8gr.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi để ráo nước. Cho tất cả vào một chiếc cối rồi giã dập.
- Bỏ dược liệu vào nồi sắc thuốc chuyên dụng, thêm 1,5 lít nước vào rồi đun với lửa nhỏ. Đun đến khi nước thuốc được cô đặc chỉ còn 250ml thì tắt bếp, thời gian mất khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.
- Lọc lấy phần nước thuốc qua một chiếc khăn mỏng rồi để uống 3 lần vào sáng, chiều, tối.
Liều lượng: Duy trì bài thuốc 1 ngày/ tuần để bồi bổ sức khoẻ tốt nhất.
5. Chữa trào ngược dạ dày với chứng nôn mửa
Một số người bị trào ngược dạ dày kèm theo các biểu hiện buồn nôn liên tục dẫn đến nôn. Bệnh càng để lâu ngày càng khiến tình trạng nôn mửa diễn ra nhiều hơn. Từ đó, cơ thể mệt mỏi, luôn bị đầy bụng kèm theo đau thượng vị liên tục.
Bài thuốc sau đây sẽ cắt đứt tình trạng nôn mửa và giảm đau vùng thượng vị hiệu quả:
Nguyên liệu: Di đường 100gr; Can khương 30gr; Nhân sâm 15gr và thục tiêu 10gr.
Cách thực hiện:
- Các dược liệu thục tiêu, can khương và nhân sâm đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc thuốc với 1,2 lít nước lọc. Đun nồi thuốc với lửa nhỏ, mức độ lửa đồng đều cho đến khi nước thuốc được cô đặc còn 150ml.
- Khi nước thuốc còn ấm, bỏ hết bã đi rồi hoà tan với di đường đã chuẩn bị. Chia làm 4 lần uống.
Liều lượng: Uống thuốc mỗi ngày cho đến khi tình trạng nôn, buồn nôn hết hẳn thì dừng lại.
Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y
Lựa chọn phương pháp chữa trào ngược dạ dày nêu trên, người bệnh không được nóng vội mà phải kiên trì dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Các dược liệu Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tác dụng từ từ, bạn phải đảm bảo được sử dụng đúng liệu trình, liều dùng.
- Không tự ý tăng khối lượng dược liệu hoặc thay đổi thành phần dược liệu trong mỗi bài thuốc vì nó có thể gây ra tác dụng phụ hoặc gây sốc phản vệ cho người bệnh trong trường hợp xấu nhất.
Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý các vấn đề trong ăn uống, sinh hoạt như sau:
- Không ăn đồ ăn cứng, khó nhai sẽ khiến dạ dày khó tiêu hoá hơn.
- Không ăn quá no vì sẽ khiến đau tức thượng vị.
- Không để tinh thần căng thẳng, stress vì sẽ khiến axit trào ngược nhiều hơn, gây viêm loét dạ dày.
- Làm bạn với các loại hạt ngũ cốc thô, sữa chua, rau xanh để tăng cường các chất giúp bảo vệ và hồi phục dạ dày một cách tốt nhất.
Trên đây là 5 bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả. Bạn cần được thầy thuốc tìm ra căn nguyên bệnh để xác định đúng các loại dược liệu chữa trị phù hợp. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn trong nghề!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!