Rau mùi (cúc biển) và 7 bài thuốc chữa sỏi, cạn sữa, lòi dom, lãi kim hiệu quả
Nội dung chính
Rau mùi hay còn gọi với cái tên như cúc biển, sài đất hai hoa. Cây có vị cay, tính ấm đi vào hai kinh Phế và Vị. Đây là loại rau quen thuộc được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, cây cũng được dùng chữa sỏi, cạn sữa, lòi dom, lãi kim.
Tên gọi khác: Cúc biển, Sài đất hai hoa
Tên khoa học: Wedelia biflora (L) DC (Verbesina biflora L)
Họ: Cúc (Asteraceae)
Thông tin, mô tả rau mùi
1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo cao 1-1,5m, mọc đứng, gần như trườn, có thân và cành có rãnh nhẵn. Lá hình ngọn giáo, thon lại trên cuống, có mũi nhọn dài, dài 4-7cm, rộng 2-4cm, có lông cứng nham nhám trên cả hai mặt, mép có răng thưa, cuống lá rất mảnh, dài 1-3cm. Hoa đầu cô độc hay từng cặp lưỡng phân hoặc ở nách lá phía ngọn; lá bắc xoan, dài 4-5mm; hoa hình môi có 5-10 cái, giữa các hoa có vảy. Quả bế hình xoan ngược, tròn và có lông ở đỉnh, không có lông mào, dài 4mm, rộng 2,5mm
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta cây mọc ở nơi ẩm rợp từ ven biển tới độ cao 1500m.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Wedeliae Biflorae.
Thu hái: Khi quả chín tới đâu thì nên thu hái tới đấy để tránh những quả chín khi chín quá khỏi bị rụng.
Chế biến: Hái toàn tán đem phơi nắng cho khô rồi đập dập lấy quả, tiếp tục đem phơi nắng cho khô và bỏ vào lọ hoặc túi kín để bảo quản, tránh để ẩm
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị cay tính ấm mùi thơm
Quy kinh: Kinh Phế, kinh Vị
Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
4. Thành phần hoá học
Cây chứa decanal. Hạt mùi chứa 0,2% tinh dầu có mùi thơm dịu hơi có mùi cam, mà thành phần chính là d-linalol hay coriandrol (60-70%) với một ít geraniol và L-borneol và khoảng 20% các cacbua: a-pinen, terpinen, các vết b-pinen, dipenten, b-phellandren, camphen. Ở cây tươi, hàm lượng tinh dầu là 0,12% vào lúc có hoa.
Tác dụng dược lý của rau mùi
Thành phần sử dụng chủ yếu của cây mùi là tinh dầu coriandrol. Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu này có tác dụng giảm căng thẳng lo âu, tác động vào hệ thần kinh trung ương, đồng thời có tác dụng giãn cơ. Đối với hệ tiêu hóa có tác dụng làm tăng nhẹ nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn, trung tiện, dễ tiêu.
Theo Y học cổ truyền thuốc có tác dụng phát tán thấu chẩn ( giúp sởi đâïu chóng mọc), giảm độc làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân ( nhất là đối với bệnh sởi trẻ em), kiện vị tiêu thực.
Các bài thuốc chữa bệnh của cây rau mùi
1. Bài thuốc chữa bệnh sởi trẻ em
Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 – 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt ( để nước thuốc hơi ấm mà dùng).
Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nước uống ấm trong ngày 1 – 2 lần.
2. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích từ rau mùi
Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống.
3. Rau mùi dùng cho phụ nữ sau đẻ cạn sữa
Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.
4. Bài thuốc trị da mặt có những nốt đen
Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.
5. Bài thuốc trị lòi dom từ rau mùi
Quả mùi đốt hun khói xông hậu môn
6. Rau mùi trị lãi kim
Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.
7. Bài thuốc trị buồn nôn ợ hơi
Dùng hạt Hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống 4 – 8g, ngày 2 lần.
8. Phòng bệnh sởi từ rau mùi
Sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 – 10 ngày.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mùi. Có thể nói, đây là gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cây cũng được dùng chữa bệnh. Người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của thầy thuốc để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Rau mùi tây (ngò tây) và 3 bài thuốc chữa lợi tiểu, chống viêm, côn trùng cắn, phù chân hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!