Rau mùi tây (ngò tây) và 3 bài thuốc chữa lợi tiểu, chống viêm, côn trùng cắn, phù chân hiệu quả

Rau mùi tây hay còn gọi mùi tây, ngò tây là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng nước, chất khoáng và vitamin cao. Nhờ chứa những thành phần có lợi, thảo mộc xanh ngọc lục này có tác dụng lợi tiểu và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Không những thế, chúng còn giúp ngăn ngừa các tác động thoái hóa của bệnh tiểu đường lên gan và hỗ trợ làm giảm viêm sưng do viêm khớp gây nên.

Thông tin, mô tả rau mùi tây
Thông tin, mô tả rau mùi tây

Tên gọi khác: Mùi tây, ngò tây

Tên khoa học: Petroselinum crispum

Họ: Hoa Tán (Apiaceae)

Thông tin, mô tả rau mùi tây

1. Đặc điểm thực vật

Rau mùi tây là một loại cây thân thảo, có thân thẳng đứng, cao khoảng 20 – 50 cm. Lá cây màu xanh, có chia thùy ở phần phía trên. Tán kép nhỏ không có bao chung, thường mang 3 tán và mỗi tán mang cỡ 10 – 15 hoa. Hoa mùi tây có màu trắng, có 5 lá đài nhỏ và có 5 cánh hoa nguyên, có 2 vòi nhụy. Qủa mùi tây tròn và dài khoảng 4 mm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Rau mùi tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Ngày nay, thảo mộc này được trồng và sử dụng rộng rãi trên khắp các nơi trên thế giới. Cụ thể, đối với loại mùi tây lấy củ được trồng nhiều ở các nước Châu Âu, trừ Pribaltic và Scandinavia. Ở Nga, loại ngò tây này được tìm thấy nhiều ở miền nam Siberi, Moskva và Viễn Đông. Còn đối với các loài rau mùi tây lấy lá, người dân thường trồng ở các vĩ độ cao hơn. Chẳng hạn ở Bắc Mỹ, loại rau này được tìm thấy nhiều ở miền nam Canada và vùng miền bắc Hoa Kỳ.

Bộ phận dùng: Toàn thân

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Sau khi hái đem về rửa sạch và phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Tính ôn, vị cay

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nhiệt độ phòng

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho biết, 30 gram rau mùi tây thái nhỏ chứa các thành phần hóa học sau:

  • Protein: 1 gram
  • Chất xơ: 1 gram
  • Chất béo: ít hơn 1 gram
  • Carbs: 2 gram
  • Calo: 11 calo
  • Vitamin A: 108% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI)
  • Vitamin K: 547% RDI
  • Vitamin C: 53% RDI
  • Folate: 11% RDI
  • Kali: 4% RDI

Ngoài các thành phần này, mùi tây còn chứa lượng lớn tinh dầu, bao gồm tecpen, apein, pinen và apiol. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid (apigenin) và caroten,…

Tác dụng dược lý của rau mùi tây

Rau mùi tây có các tác dụng chính sau:

  • Giảm nguy cơ ung thư: Theo các chuyên gia, việc sử dụng rau mùi tây thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và da. Bởi trong thảo dược này có chứa lượng lớn hoạt chất flavonoid cao gọi là apigenin. Thành phần này có tác dụng chống viêm và chống ung thư khá tốt.
  • Hỗ trợ sức khỏe xương: Mùi tây chứa nhiều vitami K, đây là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của xương. Hoạt chất này giúp xây dựng xương chắc khỏe bằng cách hỗ trợ tế bào tạo xương. Chưa kể đến, vitamin K còn giúp kích hoạt một số protein làm tăng mật độ khoáng xương. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ loãng và gãy xương
  • Bảo vệ mắt: Zeaxanthin, Lutein và beta carotene là ba loại carotenoid có trong rau mùi tây có tác dụng bảo vệ mắt, đồng thời thúc đẩy thị lực, giúp mắt khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, hoạt chất Zeaxanthin và Lutein có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do yếu tố tuổi tác gây nên. Do đó, giúp làm chậm căn bệnh này ở người cao tuổi, đồng thời giảm nguy cơ mù lòa. Bên cạnh đó, lượng lớn vitamin A có trong thảo dược này có tác dụng bảo vệ giác mạc, giúp mắt tránh khỏi những tổn thương do tác nhân từ bên ngoài gây ra
  • Cải thiện sức khỏe tim: Lượng folate có trong rau mùi tây khá cao, giúp tằng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Tác dụng kháng khuẩn: Rau mùi tây có đặc tính kháng khuẩn, có tác dụng kháng nấm men, nấm mốc và một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng như S. aureus, Listeria và Salmonella
  • Ngăn ngừa sỏi thận: Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy, rau mùi tây có tác dụng giúp tăng lượng nước tiểu và giảm bài tiết canxi trong nước tiểu. Do đó, dược liệu này được xem như chất lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng đi tiểu và ngăn ngừa hình thành sỏi thận
  • Điều hòa kinh nguyệt: Hoạt chất myristicin và apiole có trong rau mùi tây có thể giúp tăng sản xuất estrogen và cân bằng hormone. Bên cạnh đó, thảo mộc này cũng hoạt động như một chất kích thích chu kỳ kinh nguyệt (emmenagogue), giúp điều hòa kinh nguyệt
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Rau mùi tây thường được sử dụng như vị thuốc giúp làm giảm lượng đường trong máu tự nhiên, đồng thời giúp cải thiện chức năng sức khỏe của gan
  • Ngoài các tác dụng này, dược liệu còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý như:
  • Viêm phế quản, hen hoặc ho
  • Sốt rét
  • Chữa vết thương ngoài da do côn trùng cắn
  • Mặt nạ điều trị da thường dành cho người có loại da dầu

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi tây

Rau mùi tây chữa lợi tiểu, chống viêm, côn trùng cắn, phù chân
Rau mùi tây chữa lợi tiểu, chống viêm, côn trùng cắn, phù chân

1. Mùi tây làm thức uống lợi tiểu, chống viêm và cải thiện sức khỏe

Chuẩn bị: Mùi tây: 2 chén; Dưa chuột: 2 quả; Nước cốt chanh: 3 muỗng; Táo: 1 quả; Bột gừng: 1/4 muỗng cà phê; Nước suối: 2 chén; Cần tây: 1 thanh.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu sau khi rửa sạch đem thái nhỏ. Sau đó cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn. Sau khi xay mịn, bạn đổ ra ly thêm đường hoặc mật ong và uống. Thường xuyên uống nước ép từ rau mùi tây không chỉ giúp lợi tiểu mà còn tăng cường sức khỏe. Đồng thời, thức uống này còn giúp làm sáng và đẹp da.

2. Rau mùi tây chữa côn trùng cắn

Dùng 1 nắm lá rau mùi tây đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị côn trùng cắn. Thực hiện đắp đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, chỉ sau vài ngày, vết sưng sẽ thuyên giảm đáng kể.

3. Ngò tây giúp giảm cân, chữa phù chân và thanh lọc thận

Chuẩn bị: Mùi tây băm nhỏ: 5 thìa; Mật ong: Lượng ít hoặc nhiều tùy người; Nước: 1 lít

Thực hiện: Sau khi đun sôi nước, tắt bếp. Tiếp đó cho rau mùi tây vào ngâm trong vòng 30 phút. Cuối cùng đổ ra ly và thêm mật ong vào uống. Trà mùi tây chỉ nên uống 2 ly mỗi ngày. Lượng uống không vượt quá 1.000 ml. Lưu ý, trong quá trình sử dụng trà mùi tây giảm cân, không nên ăn những thức ăn không lành mạnh. Bởi việc sử dụng quá nhiều chất béo hoặc đồ ăn nhanh, có thể không mang lại hiệu quả trong việc giảm cân.

Lưu ý khi sử dụng rau mùi tây chữa bệnh

Mặc dù rau mùi tây mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng trong quá trình ứng dụng, các bạn nên xem xét các thông tin và tác dụng phụ tiềm ẩn sau đây:

  • Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ lượng lớn mùi tây vì các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có tác dụng co bóp tử cung. Do đó, sử dụng quá liều có thể gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé
  • Người mắc chứng máu khó đông hoặc vừa mới phẫu thuật không nên dùng mùi tây. Bởi trong dược liệu này chứa nhiều vitamin K gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu
  • Không sử dụng mùi tây nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin) để tránh hiện tượng tương tác thuốc
  • Người đang dùng thuốc lợi tiểu không nên dùng mùi tây để tránh tình trạng mất nước quá mức gây suy nhược cơ thể và một số vấn đề sức khỏe khác
  • Người bị thiếu máu, huyết áp thấp, sỏi thận không nên dùng

Rau mùi tây là dược liệu mang lại nhiều tác dụng hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều dược liệu này trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ tiềm ẩn. Do đó, để hạn chế những rủi ro, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng hợp lý dùng trong làm thuốc.

Xem thêm: Mã thầy (củ năng) và 13 bài thuốc trị trĩ, ho, tiêu thũng, băng huyết, tiểu ra máu, mụn nước, sởi hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tai chuột

Cây tai chuột (mộc tiền) và 5 bài thuốc chữa phù thũng, bạch đới, ho, chín mé, thối tai hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả rau mùi tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây cam xũng

Cây cam xũng (cây lưỡi nhân) và 4 bài thuốc chữa phù thũng, ho, viêm họng, sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ, hở van tim hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả rau mùi tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây côn bố

Cây côn bố (rau câu) và 5 bài thuốc chữa bướu giáp, tuyến giáp sưng to, viêm phế quản, hạch sưng đau, cao huyết áp.. hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả rau mùi tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây chanh trường

Cây chanh trường (cà xoắn) và bài thuốc chữa đau bụng, phù thũng

Nội dung chínhThông tin, mô tả rau mùi tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Dứa

Dứa (thơm, khóm) và 11 bài thuốc chữa sốt, sỏi, say nắng, nhuận tràng, viêm ruột, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả rau mùi tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp