Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) và 3 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, phù, sản dịch hiệu quả
Nội dung chính
Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) là cây cho hạt nhỏ được trồng và thu hoạch sử dụng làm thực phẩm và sử dụng làm thuốc. Sản phẩm đậu đỏ được sử dụng rộng rãi nhất là dùng làm bột ngũ cốc. Tuy nhiên, nó cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh như: viêm gan, vàng da, phù, sản dịch.
Tên gọi khác: xích tiểu đậu, mao sài xích, mè xích.
Tên khoa học: Phaseolus angularis VVight.
Họ: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Thông tin, mô tả cây đậu đỏ nhỏ
1. Mô tả thực vật
Cây loại thảo sống hằng năm, dài 1,5-2m. Lá kép gồm ba lá chét, lá chét đôi khi lại chia thành ba thùy cát nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa màu vàng hình bướm. Quả nhỏ và dài trên mặt có lông, trong chứa hạt nhỏ. Hạt hình bầu dục, hai đầu hơi dẹt, dài 2mm, đường kính 1,5mm vỏ màu đỏ nâu, hay tía nâu trơn bóng nơi rốn ở phía bên hạt màu trắng vàng, hơi lồi lên, bóc vỏ đi thì nhân trong màu vàng lục, chất cứng dòn.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Đậu đỏ vốn mọc hoang, vì cành lá nó rườm rà, dày kín cho nên người ta thường trồng nơi nào nhiều cỏ tranh khó trừ thì cành lá rườm rà che rợp nắng làm cho cỏ tranh không mọc lên được, trồng liền vài năm thì có thể trừ tiệt được giống cỏ tranh cho nên ở Trung Quốc người ta còn gọi là mao sài mễ. Đậu đỏ chủ yếu mọc ở những vùng miền Bắc Trung Quốc như Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông.
Bộ phận dùng: Hạt
Thu hái: Vào mùa thu
Chế biến: Khi quả chín người ta hái lấy quả đem về đập lấy hạt. Có nơi dùng loại phan xích đậu thay, những hạt phan xích đậu rộng, ngắn không có rốn lồi cao còn hạt đậu đỏ nhỏ hẹp dàì, có rốn hơi lồi cao. Cũng không nên nhầm với hạt cam thảo dây (tương tư tử) có rốn màu đen. Khi dùng phơi hay sấy khô, tán nhỏ.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị ngọt, chua, tính bình
Quy kinh: Vào hai kinh tâm và tiểu trường
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong đậu đỏ nhố có chắt protit; chất béo, gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin B và một số chất khác.
Tác dụng dược lý của cây đậu đỏ nhỏ
Theo tài liệu cổ đậu đỏ nhỏ có vị ngọt, chua, tính bình, vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thủy, hành huyết tiêu thũng, bài nùng (loại mủ). Dùng trị thủy thũng cước khi (phù) tả lỵ, ung nhọt sưng tấy.
Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc có đậu đỏ nhỏ Xích tiểu đậu, đương quy tán (Kim Quỹ) dùng chữa đái ra máu: Đậu đỏ nhỏ, đương quy hai vị bằng nhau tán bột. Ngày uống 10 đến 20g bột này.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu đỏ nhỏ
1. Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da từ cây đậu đỏ nhỏ
Có thể lấy xích tiểu đậu 30 g, táo tàu 50 g, nhân hạt lạc 30 g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.
2. Bài thuốc chữa các bệnh phù (do viêm thận mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc có thai) và báng do xơ gan từ cây đậu đỏ nhỏ
Cá quả 1 con (khoảng 250 g), bí đao (để cả vỏ ngoài) 500 g, xích tiểu đậu 60 g, hành 3 cây. Cá quả đánh vảy, rửa sạch mang và nội tạng; bí đao rửa sạch, thái miếng; đậu đỏ rửa sạch, thái thành từng đoạn. Tất cả cho vào luộc chín nhừ, không cho muối, ăn trong ngày.
3. cây đậu đỏ nhỏ chữa sản dịch, huyết hôi ở sản phụ
Xích tiểu đậu 50-100 g, đường đỏ lượng vừa phải, nấu nhừ lên, ăn hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng cây đậu đỏ nhỏ chữa bệnh
Những người mồm họng khô, cơ thể gầy gò, sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm không nên dùng nhiều xích tiểu đậu.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh của cây đậu đỏ nhỏ. Có thể nói, với loài cây cho lương thực nhưng cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!