Cây bách bộ (dây ba mươi) và 7 bài thuốc chữa mụn nhọt, giun sán, ho hiệu quả
Nội dung chính
Cây bách bộ còn được gọi với cái tên dây ba mươi. Đây là vị thuốc quý trong Đông y. Theo Đông y, bách bộ có tính ấm, vị ngọt, đắng, quy kinh Phế. Do đó, thảo dược tự nhiên này thường được sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, sát trùng và chữa ho.
Tên gọi khác: Dây ba mươi, sam sip lạc (gọi theo tiếng Tày), hiungui (Giarai), síp (Thái), rabat tơhai hoặc đẹt ác
Tên khoa học: Stemona tuberosa
Họ: Bách Bộ (Stemonaceae)
Thông tin, mô tả về cây bách bộ
1. Đặc điểm thực vật
Dây ba mươi thuộc thực vật dây leo, sống nhiều năm. Thân cây mảnh và nhẵn, có chiều dài trung bình khoảng 6 – 8 m. Ở gốc cây có nhiều rễ củ và thường mọc thành chùm khoảng 10 – 20 hoặc 30 củ. Nhiều cây củ sai có thể lên đến gần 100 củ. Củ ba mươi có chiều dài 15 – 20 cm và rộng 1,5 – 2 cm.
Lá dây ba mươi giống lá củ nâu, mọc so le, phiến lá hình tim hoặc đôi khi thuôn dài. Lá có gân chính hình cung chạy dọc từ cuống đến ngọn lá. Bên cạnh đó, có hệ gồm từ 10 – 12 gân ngang nhỏ dày và song song với gân chính.
Hoa dây ba mươi mọc ở kẽ lá, thường có 1 – 2 hoa to, có cuống dài 2 – 4 cm. Mặt ngoài hoa có màu vàng lục, còn mặt trong có màu đỏ tía. Hoa có 4 nhị dài 4 – 5 cm và chỉ nhị ngắn. Hoa dây ba mươi có mùi thối và thường ra vào mùa hè. Quả ba mươi là quả nang, nặng chứa nhiều hạt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Dây ba mươi có thể tìm thấy nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay Nhật Bản,… Ở Việt nam, cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Giang,…
Bộ phận dùng: Rễ củ
Thu hái: Rễ củ ba mươi thường được thu hoạch vào mùa thu đông đến đầu mùa xuân năm sau
Chế biến: Củ ba mươi sau khi thu hái về đem rửa sạch, có thể để nguyên củ hoặc bổ đôi ra phơi hay sây khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, đắng
Quy kinh: Đi và kinh Phế
Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh ẩm
4. Thành phần hóa học
Rễ củ cây bách bộ có chứa nhiều alcaloid, bao gồm các thành phần chính như isotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, oxytuberostemonin, hypotuberostemonin, protid 9,0%, lipid 0,83%, glucid 2,3% và các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic,…
Tác dụng dược lý của cây bách bộ
Tác dụng theo Y học cổ truyền:
Dây ba mươi có tác dụng sát trùng, diệt rận và nhuận phế chỉ khái. Do đó, thuốc có tác dụng chữa bách nhật khái (ho gà), giun kim, chàm lở, thương phong khái thấu, phế lao và chấy rận.
Tác dụng theo Y học hiện đại
- Tác dụng diệt ký sinh trùng: Theo Trung Dược Học, bách bộ có tác dụng diệt một số loại ký sinh trùng như muỗi, bọ chét, chấy rận và ấu trùng ruồi,…
- Kháng vi trùng: Trung Dược Học cho biết, các thành phần dưỡng chất có chứa trong dây ba mươi có tác dụng kháng khuẩn đối với một số chủng khuẩn như Staphylococus aureus, Hemolytic streptococus, Streptococus pneumoniae và Neisseria meningitidis.
- Tác dụng lên hệ hô hấp: Bách bộ dùng dưới dạng thuốc sắc không mang lại tác dụng giảm ho do chích Iod ở mèo nhưng thuốc giúp làm giảm hưng phấn trùng khu hô hấp ở động vật. Từ đó giúp làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Bên cạnh đó, bách bộ có tác dụng giống như Amionophylline giúp làm giãn cơ và thông khí.
- Chữa ho: Hoạt chất stemonin có trong dây ba mươi có công dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp ở động vật. Do đó, giúp ức chế phản xạ ho, làm giảm ho.
- Điều trị giun và diệt côn trùng: Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, thực hiện một số thí nghiệm ngâm giun trong dung dịch stemonin 0,15% cho thấy giun bị tê liệt sau đó 15 phút. Nếu tiêm dung dịch này với liều 3 mg vào ếch nặng 25 g, ếch sẽ bị tê liệt và hồi phục lại sau đó 12 tiếng. Dùng rượu thuốc của dây ba mươi tưới lên hoặc phun lên rận, chúng sẽ chết sau đó 1 phút. Còn nếu ngâm rệt, con vật sẽ chết nhanh hơn.
- Tác dụng kháng khuẩn: Các thành phần hóa học có trong bách bộ có tác dụng tiêu diệt và làm sạch vi khuẩn ở ruột già. Đồng thời, chúng còn giúp kháng vi khuẩn bệnh phó thương hàn và lỵ.
Cây bách bộ và bài thuốc chữa ho
1. Cây bách bộ chữa ho sốt phế nhiệt ở trẻ
Sử dụng bách bộ, thạch cao, cát căn và bối mẫu, mỗi vị 30 gram đem tán bột mịn. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần uống 12 gram.
2. Dây ba mươi điều trị chứng ho nhiều
Dùng dây bách bộ, bao gồm cả rễ và dây khoảng 80 gram đem rửa sạch và giã lấy nước. Sau đó vắt lấy nước cốt trộn với mật ong. Cuối cùng đem nấu thành cao và dùng ngậm rồi nuốt từ từ.
3. Bài thuốc chữa ho lâu ngày từ cây bách bộ
Sử dụng 80gram rễ bách bộ đem rửa sạch và giã lấy nước. Sắc thuốc cho đến khi dẻo quánh lại. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng canh. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
4. Cây bách bộ chữa ho không dứt
Dùng củ bách bộ đem hơ trên lửa cho đến khi khô. Mỗi lần lấy một ít nhai ngậm rồi nuốt nước.
Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây bách bộ
1. Bài thuốc trị côn trùng chui vào lỗ tai
Sử dụng bách bộ đã sao đem nghiền thành bột mịn và trộn với dầu mè rồi bôi trong tai
2. Bài thuốc chữa đau bụng do sán từ cây bách bộ
Dùng bách bộ nấu thành cao và uống thường xuyên giúp phòng trị các loại trùng.
3. Cây bách bộ chữa giun kim
Cách 1: Sử dụng bách bộ, sử quan tử và binh lang, mỗi vị thuốc có lượng bằng nhau đem tán bột mịn. Sau đó trộn chung với bột Vaseline và bôi vào xung quanh hậu môn.
Cách 2: Dùng 30 gram bách bộ đêm sắc cô còn 10 – 20 ml. Mỗi tối người bệnh nên thụt lưu đại tràng. Thực hiện liên tục 2 – 3 tối để đạt kết quả tốt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cây bách bộ và bài thuốc chữa bệnh từ nó. Có thể nói, bách bộ có thể chữa được nhiều bệnh nhưng đó chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh cần dùng đúng liều lượng, liệu trình để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Cây sử quân tử (quả giun) và 10 bài thuốc chữa cam, mụn nhọt, giun sán, tiêu hóa hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!