Cây bạch thược (thược dược) và 14 bài thuốc chữa sỏi thận, dạ dày, tiểu đường, đau bụng kinh, hoa mắt, đau đầu…

Cây bạch thược (thược dược) được biết đến là một loại cây hoa trồng làm cảnh. Tuy nhiên ít người biết rằng cây này còn có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, bạch thược đã được dùng chữa sỏi thận, tiểu đường, dạ dày,..

Cây thược dược - thông tin, mô tả cây
Cây thược dược – thông tin, mô tả cây
  • Tên gọi khác: thược dược
  • Tên khoa học: Paeonia lactiỷlora Pall. (Paeonia aibiflora Pall.).
  • Họ: Mao Lương Ranuncuỉaceae.

Thông tin, mô tả cây thược dược

1. Mô tả cây thược dược

Bạch thược hay thược dược là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông. Lá mọc so le, xẻ sâu thành 7 thùy hình trứng dài 8-12cm, rộng 2-4cm, mép nguyên, phía cuống hơi hổng. Hoa rất to mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng. Mùa hoa ở Trung Quốc vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 6-7.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cho đến nay ta vẫn nhập thược dược từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc có loại trồng cho củ to hơn, loại mọc hoang cho củ nhỏ hơn. Mọc hoang ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Làm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông, trong rừng, dưới những cây bụi hoặc những cây to.

Tất cả đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Cũng không nên nhầm cây thược dược làm thuốc với cây hoa thược dược được trồng làm cảnh ở nước ta vào dịp tết, thuộc cây Dahiia variabilis Desf, họ Cúc (Asteraceae).

Ta đã đi thực hành công một số cây ò Sapa (Lào Cai) vào năm 1960.

Sau 4 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch. Đào rễ vào các tháng 8-10, cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo, bỏ vỏ ngoài, đổ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo rễ to nhỏ mà quyết định), sau khi đồ sửa lại cho thẳng và sấy hay phơi khô. Tại Hàng Châu, người ta đào rễ vào tháng 6, cắt bỏ rễ con. đổ lên rồi phơi nhưng sau khi phơi 1-2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn cho tròn rồi tiếp tục phơi. Khi phơi không nên phơi nắng to quá để tránh nứt hay cong queo. Có khi xông diêm sinh cho thêm trắng.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị, quy kinh: Vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh can, tỳ và phế có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong thược dược có tình bột, tanin, caxi oxalat, một ít tinh dầu, axit benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy. Tỷ lệ axit benzoic, chừng 1,07%.

Cây bạch thược không chỉ trồng làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh
Cây bạch thược không chỉ trồng làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây bạch thược

Chất axit benzoic trong thược dược uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết. Do thành phần này, thược dược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh báo cáo nước sắc thược dược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch hầu. Năm 1947, Từ Trọng Lữ báo cáo bạch thược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ Shiga.

Tác dụng trên sự co bóp của ống tiêu hóa: Năm 1940, Tào Khuê Toàn đã dùng nước sắc thược dược thí nghiệm trên mẩu ruột cô lập của thỏ thì thấy với nồng độ thấp có tác dụng ức chế, với nồng độ cao lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế. Năm 1953 (Nhật Bản Đông Dương y học tạp chí) một số tác giả Nhật Bản đã nghiên cứu thấy thược dược có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và mẩu ruột cô lập của thỏ.

Các tác giả còn phối hợp vị thược dược với cam thảo theo bài thuốc thược dược cam thảo thang tiến hành thí nghiệm trên dạ dày và ruột như trên thì thấy với liều thấp có tác dụng xúc tiến sự co bóp bình thường của dạ dày và ruột nhưng với liều cao thì có tác dụng ức chế. Nếu trước khi dùng đơn thuốc, dùng axêtylcholin hay histamin để gây kích thích trước, thì tác dụng ức chế lại càng rõ rệt.

Cây thược dược chữa bệnh về đường hô hấp

1. Bài thuốc trị ho gà

Sắc nước ngày 1 thang gồm bạch thược 15g, cam thảo 3g. Nếu ho nhiều và lâu ngày có thể thêm bạch hộ, bách bộ vào uống cùng. Trường hợp ho đờm thì thêm ngô công, địa long, đình lịch sắc cùng.

2. Thuốc trị hen suyễn từ bạch thược

Dùng 30g bạch thược cùng 15g cam thảo đem tán mịn, trộn đều với nhau. Mỗi lần uống dùng 30g đun với 100 – 150ml nước trong 3 – 5 phút. Sau đó lọc nước uống khi còn nóng.

Trị chứng đau bụng kinh: Bạch thược, hương phụ mỗi thứ 8g; Sài hồ, thanh bì, sinh địa, xuyên khung mỗi thứ 3g, cam thảo 2g. Sắc các vị thuốc trên cùng nước, uống trong ngày.

Bạch thược chữa rong kinh, đau bụng kinh từ cây bạch thược

1. Chữa rong kinh, băng huyết

Bạch thược, can khương, thục địa, quế lâm, long cốt, hoàng kỳ, mẫu lệ, lộc giác giao mỗi vị 8g. Đem tán bột mịn tất cả các vị. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng 8g bột uống với nước ấm hoặc rượu nóng trước khi ăn.

2. Chữa đau bụng sau sinh do huyết hư

Bạch thược 30g, đương quy và gừng tươi mỗi vị 15g, thịt dê 1kg. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi thêm nước vừa đủ để hầm trên lửa nhỏ. Nêm thêm gia vị cho cừa ăn, phụ nữ ăn thịt dê và uống nước hầm khi còn ấm.

3. Điều trị đau đầu do hành kinh huyết hư

Dùng Bạch thược, địa hoàng khô, đương quy, xuyên khung, kinh giới, phòng phong, khao bản, sài hồ, mạn kinh tử, mỗi vị 6g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.

Thược dược có tác dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa
Thược dược có tác dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa

Thược dược chữa bệnh về đường tiêu hóa

1. Thuốc chữa táo bón lâu năm

Dùng bạch thược tươi 24 – 40g, cam thảo sống 10 -15g sắc cùng nước mỗi ngày 1 thang.

2. Trị đau bụng tiêu chảy

Bạch thược sao vàng 8g, phòng phong 8g, bạch truật sao khử thổ 12g, trần bì 6g. Sắc thuốc với nước cho sôi rồi sử dụng nước thuốc uống trong ngày.

3. Trị bệnh kiết lỵ

Bạch thược, hoàng cầm mỗi vị 12g, cam thảo 6g. Sắc các vị thuốc với nước, uống trong ngày.

4. Điều trị lỵ ra máu mủ

Thược dược, hoàng cầm mỗi vị 40g, hoàng liên và đương quy mỗi vị 20g, đại hoàng 12g, cam thảo, binh lang, mộc hương mỗi vị 8g, quan quế 6g. tán tất cả các vị thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 20g bột sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát, uống lúc ấm.

Bạch thược chữa đau nhức xương

1. Chữa xương tăng sinh

Sử dụng 30 – 60g bạch thược, 12g cam thảo, kê huyết đằng và uy linh tiên mỗi vị 15g. Sắc các vị thuốc trên mỗi ngày 1 thang để uống.

2. Chữa đau nhức đầu gối, không co duỗi được

Sắc 8g thược dược, 4g cam thảo cùng 300ml nước. Khi nước thuốc còn 100ml là được, dùng uống 2 lần/ngày.

Cây bạch thược chữa hoa mắt, ù tai

1. Chữa nhức đầu hoa mắt

Sử dụng bài thuốc “Quế chi gia linh truật” gồm Bạch thược, quế chi, phục linh, đại táo, sinh khương, bạch truật mỗi vị 6g, cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml là được. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trong ngày.

2. Thuốc trị hoa mắt, ù tai, chân tay tê

Bạch thược, toan táo nhân mỗi vị 20g, thục địa, đương quy mỗi vị 16g, mộc qua, xuyên khung mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc với nước, mỗi ngày một thang.

Thược dược điều trị một số bệnh khác

1. Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Sử dụng bạch thược 40g, cam thảo 8g, điều chế thành cao khô, tạo thành từng viên khoảng 0.165g. Mỗi ngày uống 4 – 8 viên/lần x 3 lần/ngày với nước sôi nguội.

2. Chữa loét dạ dày

Dùng 15 – 20g bạch thược, 12 – 15g cam thảo, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Thuốc dùng tốt cho người bị khí trệ, huyết ứ.

3. Điều trị sỏi thận

Sử dụng bài thuốc gồm các vị: Bạch thược 10g, sinh địa 12g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa đằng 18g, kê nội kim 6g, cam thảo và quảng mộc hương mỗi vị 5g, hổ phách mạt 3g. Cho các vị thuốc trừ hổ phách mạt vào nồi sắc cùng nửa thăng nước để sắc. Sau đó cho thêm quảng mộc hương sắc tiếp đến khi nước còn khoảng 200ml nước. Cho thêm hổ phách mạt vào khuấy đều rồi chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Trên đây là những thông tin về cây bạch thược và tác dụng chữa bệnh mà nó mang lại. Cây được dùng chữa một số bệnh như rong kinh, tiểu đường, sỏi thận,… Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nên không nên lạm dụng.

Xem thêm: Cây Tam Thất với 22 bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (rong kinh, đau bụng kinh), giúp cầm máu, trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp, tim mạch

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thược dược1. Mô tả cây thược dược2. Phân bố, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thược dược1. Mô tả cây thược dược2. Phân bố, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thược dược1. Mô tả cây thược dược2. Phân bố, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thược dược1. Mô tả cây thược dược2. Phân bố, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thược dược1. Mô tả cây thược dược2. Phân bố, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em