Cây Tam Thất với 22 bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (rong kinh, đau bụng kinh), giúp cầm máu, trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp, tim mạch

Tam thất được biết đến là thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Theo cuốn “Dược điển Việt Nam”, tam thất có thể điều trị các bệnh như thổ huyết, băng huyết, mất máu, kiết lị ra máu,.. Ngoài ra, cây này còn có thể dùng chữa huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Đặc biệt, nó cũng được dùng để dưỡng da và trị các bệnh ngoài da.

Thông tin, hình ảnh cây tam thất bắc
Thông tin, hình ảnh cây tam thất bắc
  • Tên gọi khác: Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán
  • Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen
  • Tên tiếng anh: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen
  • Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

Đặc điểm nhận dạng của Tam thất

1. Mô tả cây Tam thất

Tam thất là cây thân thảo nhiều năm. Thân cây có màu tím tía, mọc thẳng, cao khoảng 30 – 50cm. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là cây có củ hình con quay.

Lá tam thất thuộc loại lá kép chân vịt với 3 – 4 lá mọc vòng cùng 5 – 7 chét lá hình mác. Lá có gốc thuôn dài, đầu lá nhọn, ở mép có răng cưa, cả hai mặt đều có lông. Lá tam thất có gân cứng, ở mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới.

Hoa tam thất mọc từ tán đơn ở ngọn thành từng cụm. Hoa có màu lục vàng nhạt với 5 đài ngắn và 5 tràng cánh rộng. Mỗi hoa có 5 nhị và bầu hoa có 2 ô. Hoa tam thất thường nở vào tháng 5 – 7 hàng năm.

Quả tam thất thuộc loại quả mọng, có hình cầu dẹt. Quả khi chín có màu đỏ, thường kết trái vào tháng 8 – 10. Bên Trong quả có hạt màu trắng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Cây sâm tam thất có từ rất lâu đời, được tìm thấy lần đầu tiên ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây. Hiện nay, cây có mặt ở một số nước châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

Ở nước ta, cây thổ sâm mọc ở những vùng đất ẩm ướt. Trong những năm gần đây, cây được nhập từ Trung Quốc và hiện nay được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu.

  • Bộ phận dùng: Hoa và củ
  • Thu hái: Tam thất được thu hoạch vào mùa thu trước khi nở hoa. Thông thường, những cây có tuổi đời 5 – 7 năm sẽ được thu hái.
  • Sơ chế: Củ tam thất lấy về sẽ được rửa thật nhanh bằng nước đun sôi để nguội để nước không ngấm vào ruột. Sau đó, củ sẽ được đem phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Tam thất có vị đắng, cay, tính ấm tác dụng tiêu thũng, thông kinh, chỉ thống, hoạt huyết.
  • Quy kinh: Can, Vị, Tâm, Phế
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không cho tam thất lên chảo sao trực tiếp.

4. Thành phần hoá học

Trong cây tam thất có nhiều thành phần hóa học như:

  • Saponin có hàm lượng cao nhất (4.42 – 12.00 %), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxatriol.
  • Các Ginsenosid gồm : Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2 – Rh1, Fz và glucoginsenosid Rf.
  • Các notoginsenosid như: R1, R2, R3, R4, R6.
  • Trong rễ có sanchinosid B1, trong hoa có tinh dầu.
  • Ngoài ra, theo W. Tang và cs, 1992, A. Y. Leung và cs, 1996, trong cây tam thất còn có nhiều chất khác như: flavonoid; phytosterol (ß- sitosterol, daucosterol, stigmasterol); polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A); muối vô cơ (vết)

Tác dụng dược lý

Thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống non: Tam thất có tác dụng tăng lực, gắng sức khi bơi cho chuột khi dùng với liều thích hợp.

Thí nghiệm trên chuột và ếch: Tam thất có tác dụng tăng khả năng thích nghi của cơ thể với các chất độc hại như nhiệt độ quá cao, nhiệt độ quá thấp, môi trường.

Thí nghiệm trên chuột nhắt cái trắng và chuột cống cái non: Tam thất có tác dụng kích thích sản sinh nội tiết tố.

Xét nghiệm trên chuột nhắt: Tam thất giúp giãn tĩnh mạch ngoại biên khi tiêm liều LD50 với 9gr/ kg. Thí nghiệm không cho thấy biểu hiện về chức năng gan, thận, máu.

Tam thất giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân khi dùng 1gr cao tam thất/ ngày.

Thí nghiệm nghiệm về tác dụng oestrogen cho thấy, hoạt tính của củ tam thất 5 năm mạnh gấp 2 lần với củ 3 năm, và gấp 8 lần so với rễ phụ.

Nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo trên chuột nhắt, tam thất có tác dụng kích thích miễn dịch.

Thí nghiệm gây trạng thái trầm uất trên chuột nhắt, tam thất có tác dụng kích thích tâm thần, làm tăng khả năng thích nghi cơ thể.

Áp dụng trong điều trị nhãn khoa, tam thất có tác dụng tiêu máu tốt.

Thí nghiệm trên chó: tiêm phân đoạn chiết cồn từ nước sắc, thổ sâm có tác dụng tăng lưu lượng máu đến động mạch vành.

Thí nghiệm trên chuột nhắt: Sâm tam thất có tác dụng tăng sức co bóp cơ tim, co mạch nếu dùng ở liều thấp; gây ngừng tim hoặc giãn mạch nếu dùng ở liều cao. Ngoài ra, nó còn giúp rút ngắn thời gian đông máu.

Mô hình thực nghiệm in vivo ở chuột nhắt trắng, tam thất có tác dụng giảm sinh khối u đến 40.3% khi nuôi cấy tế bào ung thư ác tính trên chuột.

Bài thuốc điều trị các bệnh phụ khoa

Công dụng cây tam thất chữa đau bụng kinh, rong kinh
Công dụng cây tam thất chữa đau bụng kinh, rong kinh

1. Chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh

  • Nguyên liệu: Tam thất, một dược, ngũ linh chi (mỗi loại 4gr); ngải diệp, long cốt mẫu lê, ô tặc long (mỗi loại 12gr); đương quy, xuyên khung, đan sâm, đan bì (mỗi loại 8gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang.

2. Chữa đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều

Lấy 5gr bột tam thất hòa với nước ấm hoặc cho vào nấu với cháo loãng. Mỗi ngày 1 lần uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa rong kinh, đau bụng kinh bằng cây cỏ mục (nhọ nồi)

Bài thuốc chữa các bệnh về máu, chảy máu nhiều, giúp cầm máu…

1. Khắc phục chứng ra máu nhiều, thiếu máu sau sinh

Cách 1: Củ sâm tam thất tán thành bột mịn. Sau đó, mỗi ngày lấy 8gr bột tam thất hòa với nước cơm và uống.

Cách 2: Lấy 6gr bột tam thất nấu với gà tần hoặc gà non rồi ăn.

2. Chữa nôn ra máu

Nguyên liệu: Bột tam thất (5gr); gà (1 con); nước ngó sen (200ml); rượu lâu năm (15ml).

Thực hiện: Ướp các gia vị vào gà rồi cho lên hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn 1 lần.

3. Giúp cầm máu

Công dụng cây tam thất giúp cầm máu
Công dụng cây tam thất giúp cầm máu

Khi bị chảy máu, lấy 4 – 8gr củ tam thất cho vào sắc nước uống. Hoặc người bệnh cũng có thể nghiền tam thất thành bột mịn rồi hòa với nước uống.

4. Chữa các vết bầm tím do ứ máu

Lấy 2 – 3gr bột tam thất đem chiêu với nước nóng. Mỗi ngày uống 3 chén, thời gian cách đều nhau.

5. Chữa chóng mặt do thiếu máu

Nguyên liệu: Tam thất, hồi đầu (liều lượng bằng nhau).

Thực hiện: Cho hai vị thuốc tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 2 – 3gr hòa với nước cơm hoặc đun sôi rồi uống. Mỗi ngày 2 – 3 lần, thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

6. Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da

Lấy 2 – 3gr bột tam thất hòa với nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, thời gian cách đều nhau.

7. Chữa chảy máu khi bị thương

Kết hợp hai bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Lấy 4 – 6gr bột tam thất sắc sắc nước uống.

Bài thuốc 2: Lấy thân và lá tam thất tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

8. Chữa đi tiểu ra máu

Nguyên liệu: Tam thất (4gr); cỏ nhọ nồi, lá tre, kim ngân (mỗi loại 16gr); cam thảo, sinh địa, mộc hương (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang, thực hiện liên tục cho đến khi nào bệnh khỏi.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh tiểu đục, tiểu ra máu bằng rau đắng đất

Bài thuốc chữa một số các bệnh

1. Cải thiện chứng đau thắt ngực

Công dụng cây tam thất chữa đau thắt ngực
Công dụng cây tam thất chữa đau thắt ngực

Với người bị đau thắt ngực, mỗi ngày chỉ cần lấy 3 – 6gr bột tam thất chiêu với nước uống sẽ giảm triệu chứng rất nhanh.

2. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh

Mỗi ngày lấy 20gr bột tam thất hòa với nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể rất nhanh.

3. Chữa chứng đau tức thắt lưng

Lấy 4gr tam thất cho vào sắc nước, chia nước thuốc thành hai phần uống trong ngày.

4. Chữa bạch cầu cấp và mãn tính

Nguyên liệu: Tam thất (6gr); đương quy, xuyên khung (mỗi loại 15 – 30gr); xích thược (15 – 20gr); hồng hoa (8 – 10gr).

Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc nước. Mỗi ngày uống 1 thang.

5. Cải thiện bệnh loét hành tá tràng và dạ dày

  • Nguyên liệu: Tam thất (12gr); bạch cập (9gr); mai mực (3gr).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu cho vào nghiền thành bột mịn, mỗi ngày 3 lần lấy, mỗi lần 3gr bột hòa nước uống. Thực hiện liên tục trong 15 – 21 ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng cây thuốc bỏng (cây sống đời)

6. Chữa thấp tim

Lấy 3gr bột tam thất chiêu với nước ấm và uống. Ngày uống 3 lần.

7. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng

Nguyên liệu: Tam thất, huyền sâm, bồ công anh,  thiên môn, thạch hộc, mạch môn (12gr); nhân trần (40gr); hoàng bá (20gr); xương bồ (8gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước, mỗi ngày uống 1 thang.

8. Điều trị bệnh hạ huyết áp

Cách 1: Lấy hoa tam thất rửa sạch, phơi khô, nghiền nhỏ. Mỗi ngày lấy 2 – 4gr bột pha với nước sôi uống.

Cách 2: Lấy bột tam thất pha với nước sắc từ thân rồi uống. Kết hợp ngậm, nhai 1 miếng củ tam thất.

Cách 3: Lấy củ tam thất hầm với thịt gà ăn hàng ngày. Hoặc lấy tam thất pha trà uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa hạ huyết áp bằng chè dây

9. Điều trị bệnh tim mạch

Nguyên liệu: Củ tam thất, rượu trắng

Thực hiện: Củ tam thất sau khi lấy về rửa sạch, để ráo rồi cho vào bình. Đổ đầy rượu sau đó đậy kín. 5 – 6 tháng sau có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ rượu tam thất.

10. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Công dụng tam thấy chữa bệnh tiểu đường tại nhà
Công dụng tam thấy chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Chất Saponin Rg1 trong củ tam thất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với insulin làm giảm lượng đường huyết. Người bệnh có thể uống trà tam thất mỗi ngày để có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Tìm hiểu ngay: Bài thuốc trị tiểu đường bằng cây nguyệt quế

11. Trị nám và tàn nhang

Nguyên liệu: Bột tam thất (500gr); mật ong (1 lít).

Thực hiện: Bột tam thất trộn đều với mật ong và ủ trong 2 ngày. Sau đó, mỗi ngày lấy hỗn hợp đắp lên mặt 2 lần. Chú ý rửa mặt sạch trước khi đắp.

12. Điều trị sẹo lồi

Nguyên liệu: Bột tam thất, giấm gạo

Thực hiện: Trộn hai nguyên liệu với nhau rồi đắp lên chỗ bị sẹo. Mỗi ngày đắp 1 lần, thực hiện liên tục trong 7 ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng Tam thất trong việc chữa bệnh

Không nên dùng tam thất cho phụ nữ, trẻ em, người bị tiêu chảy có nguy cơ tử vong, người đang bị chảy máu, người huyết hư.

Tam thất có thể gây ngứa, mụn, dị ứng cho những người bị nóng trong. Do đó, cần cẩn thận trong sử dụng.

Một số loại cây khác cũng gọi là tam thất nhưng công dụng không giống (thổ tam thất, cúc tam thất, vũ diệp tam thất, tam thất hoang). Cho nên người bệnh cần cẩn trọng khi chọn cây thuốc chữa bệnh.

Bạn đã bao giờ sử dụng tam thất không trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây tam thất? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (6 bình chọn)
5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của Tam thất1. Mô tả cây Tam thất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của Tam thất1. Mô tả cây Tam thất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của Tam thất1. Mô tả cây Tam thất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của Tam thất1. Mô tả cây Tam thất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của Tam thất1. Mô tả cây Tam thất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp