Cây chè dây với 11 bài thuốc chữa đau dạ dày HP, đau nhức xương khớp, hạ huyết áp, mất ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi

Chè dây được biết đến là cây thuốc chữa bệnh dạ dày rất tốt. Từ lâu, chè dây đã được sử dụng làm vị thuốc để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh xương khớp, viêm răng lợi, nóng trong,….

Thông tin, hình ảnh cây chè dây
Thông tin, hình ảnh cây chè dây
  • Tên gọi khác: bạch liễm, thau rả, khau rả, điền bồ trà, hồng huyết long, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông,…
  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis
  • Tên tiếng Anh: Ampelopsis cantoniensis
  • Họ: Nho (Vitidaceae)

Đặc điểm nhận dạng của cây chè dây

1. Mô tả cây chè dây

Chè dây thuộc cây thân leo, thân với cành đều có hình trụ mảnh, ở thân có các tua cuốn mọc đối diện với lá. Khi phát triển chè dây phải bám vào các cây thân gỗ. Lá chè dây thuộc kiểu lá kép, mọc so le với nhau, mỗi chét có từ 7  -13 lá; lá xanh mơn mởn, nhẵn, mép có răng cưa; ở mặt trên có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc.

Hoa của cây chè dây có màu trắng, mọc thành từng chùm, hình ngũ, mọc đối diện lá; hoa thường ra vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm. Quả thuộc loại quả mọng, có hình trái xoan; khi chín quả có màu đen; trong mỗi quả có 3 – 4 hạt; quả kết vào tháng 9.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Chè dây thường mọc ở những vùng núi cao. Cây này được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.

Ở nước ta, cây bạch liễm mọc chủ yếu ở những tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Lào Cao, Hà Giang, Cao Bằng. Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy ở một số tỉnh phía trong như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Bộ phận sử dụng: Toàn bộ phần thân cây (lá, thân)

Thu hái: Chè dây được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm cây chưa ra hoa sẽ có dược tính tốt nhất. Thu hái chè dây bằng cách cắt cả phần thân và lá về chế biến.

Chế biến: Sau khi thu hái xong, chè dây mang về được rửa sạch, cắt khúc nhỏ, rồi đem phơi hoặc sấy khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Chè dây có vị ngọt đắng, tính mát.

Quy kinh: Cây chè dây quy vào kinh Tì và Vị

Bảo quản: Sau khi chè dây đã được chế biến thì sẽ cho vào túi bóng kín bỏ quản. Để chè dây ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng mang nguyên liệu ra phơi để tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu của PGS.TS Vũ Nam và cộng sự, trong chè dây chứa nhiều thành phần hóa học như: flavonoid (18.15%); tanin, đường (glucase và Rhamnese).

Thành phần flavonoid trong chè đây chiếm nhiều nhất, và nó tồn tại ở hai dạng là aglycon và glycosid. Ngoài ra, hỗn hợp Flavonoid cũng chứa các thành phần khác như: myricetin (5.32%) và dihydromyricetin (53.83%).

Ngoài ra, nghiên cứu còn khẳng định, trong chè dây không chứa hoạt chất độc tính nên an toàn cho người dùng.

Tác dụng dược lý của cây chè dây

1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, chè dây có tác dụng dược lý như sau:

  • Trong chè dây có thành phần flavonoid giúp giảm đau, làm liền sẹo, liền các vết thương ở dạ dày. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng diệt khuẩn HP trong dạ dày một cách hiệu quả.
  • Chất tanin cũng có tác dụng kháng viêm, chống vi khuẩn HP rất tốt.
  • Flavonoid cũng có tác dụng giải độc gan, chống oxy hóa gốc tự do, an thần.

2. Theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho biết, chè dây giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa rất tốt. Từ lâu, cây này đã được sử dụng làm vị thuốc chữa các bệnh như viêm loét dạ dày đại tràng, viêm kết mạc cấp tính, viêm gan, cảm mạo, viêm họng, mụn nhọt,…

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng cây chè dây

Công dụng chè dây chữa bệnh dạ dày HP
Công dụng chè dây chữa bệnh dạ dày HP

1. Diệt vi khuẩn HP

Hoạt chất Flavonoid và tanin trong chè dây có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn HP rất tốt.

Để loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi dạ dày, người bệnh chỉ cần lấy chè dây tươi, hoặc khô đun nước uống hàng ngày. Thực hiện liên tục trong thời gian dài. Chú ý nên uống vào buổi sáng sớm hoặc trước khi ăn.

2. Bài thuốc chữa đau dạ dày, loét dạ dày

Lấy 30-50gr chè dây tươi rửa sạch, đem pha trà lấy nước uống.

Hoặc lấy lượng chè dây trên, đem phơi khô rồi sắc nước uống.

Thực hiện kiên trì trong 15 – 30 ngày.

Video chia sẻ bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chè dây

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày hp bằng cây ra mương

3. Chữa đau thắt bụng trên, tiêu chảy

Nguyên liệu: Rễ chè dây tươi, gừng tươi (mỗi loại 15gr).

Thực hiện: Hai nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ cho vào ấm sắc với 2 chén nước. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp

Lấy 1 nắm lá chè dây rửa sạch, để ráo, giã nát rồi cho lên hơ nóng qua lửa. Bọc chè dây vào mảnh vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau nhức trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng cây sâm đất

2. Giúp hạ huyết áp

Chất tanin trong chè dây có thể giúp điều hòa, ổn định huyết áp vì thế nó tốt cho người bị cao huyết áp.

Lấy 10gr chè dây khô rửa sạch cho vào đun với 1 lít nước trong 15 phút. Dùng nước này uống thay nước trà hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một chút mật ong vào nước trà để giúp hạ đường huyết nhanh hơn.

3. Chấm dứt tình trạng nóng trong

Lấy 60 – 70gr lá chè dây pha với nước rồi uống thay nước lọc hàng ngày.

4. Ngăn ngừa viêm răng nướu

Chè dây có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Vì thế cây này có thể sử dụng để giảm triệu chứng sưng viêm nướu. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá chè dây, rửa sách, cho vào ấm đun với nước. Sau đó, dùng nước lá chè dây súc miệng hàng ngày.

5. Điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi

Công dụng chè dây trị mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi
Công dụng chè dây trị mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi

Chè dây cũng  giúp đào thải chất độc qua gan, giúp an thần, cho giấc ngủ và giảm stress đáng kể. Vì thế, uống chè dây mỗi ngày để có thể điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng nhé.

6. Phòng bệnh sốt rét

Nguyên liệu: Chè dây, hồng bì (mỗi loại 60gr); rễ cỏ xước, lá đại bì, lá tía tô hoặc vỏ cây với; rễ xoan rừng (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi cho vào đun với 400ml nước. Đun đến khi nước cạn còn ¼ thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

7. Chữa cảm mạo, phát sốt, hầu họng sưng đau

Theo tài liệu Trung Quốc, rễ, gốc chè dây có thể chữa viêm gan, vàng da, cảm mạo, viêm họng, nhọt, mẩn ngứa, viêm hạch bạch huyết cấp tính, viêm tủy xương, trúng độc khi ăn phải vi khuẩn thực vật ưa muối. Rễ chè dây dùng trị chấn thương, phong thấp. Lá chè dây dùng ngoài đắp chữa chấn thương xuất huyết.

Với người  cảm mạo, phát sốt, hầu họng sưng đau có thể áp dụng bài thuốc: Lấy 15 – 60gr lá chè dây tươi rửa sạch, cho vào ấm đun nước uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa cảm mạo bằng cây hy thiêm

8. Chữa ổ mủ do nhiễm trùng

Nguyên liệu: Rễ chè dây (15gr0; rượu trắng (1 chén)

Thực hiện: Cho rễ chè dây vào đun với rượu và nước (lượng nước bằng rượu) rồi dùng uống.

Hoặc người bệnh cũng có thể lấy rễ chè dây hầm với thịt lợn nạc và ăn.

Lưu ý khi sử dụng chè dây trong việc điều trị bệnh

Để sử dụng chè dây chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Chè dây phơi khô sẽ có những lốm đốm màu trắng (đó chính là phấn của chè dây), người bệnh không nên lầm tưởng là nguyên liệu bị mốc và bỏ đi nhé.
  • Với người bị dạ dày, chè dây phát huy công dụng tốt nhất vào buổi sáng, lúc bụng đói, nên uống khi ăn 20 – 30 phút.
  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 60 – 70gr, không nên dùng quá liều vì có thể gây ra một số tác dụng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi.
  • Chè dây là dược liệu an toàn, không gây ra tác dụng phụ (nếu dùng đúng liều lượng), tuy nhiên, tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà tác dụng nhanh – chậm ở mỗi đối tượng khác nhau.
  • Tuyệt đối không để nước trà qua đêm vì dễ bị nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe người dùng.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây chè dây trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây chè dây? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng ThôngTinThuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây chè dây1. Mô tả cây chè dây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây chè dây1. Mô tả cây chè dây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây chè dây1. Mô tả cây chè dây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây chè dây1. Mô tả cây chè dây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây chè dây1. Mô tả cây chè dây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp