Cây thổ phục linh với 22 bài thuốc điều trị xương khớp (viêm khớp, tê bì chân tay), bệnh phụ khoa (đau bụng kinh, u nang buồng trứng), bệnh da liễu (vảy nến, nổi mề đay) và những điều cần tránh

Thổ phục linh là cây mọc hoang nhưng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Dân gian thường dùng thổ phục linh chữa các bệnh như giang mai, vảy nến, bệnh phong,… Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về tác dụng của loài cây này nhé.

Thông tin, hình ảnh cây thổ phục linh
Thông tin, hình ảnh cây thổ phục linh
  • Tên gốc: Smilax glabra Roxb
  • Tên gọi khác: khúc khắc, dây chắt, kim cang, dây khum, cậm cù, khau đâu (Tày),tơ pớt (Kho),  mọt hoi đòi (Dao),…
  • Tên khoa học: Smilax glabra Roxb
  • Tên tiếng anh: Smilax glabra Roxb
  • Họ: Kim cang (Smilacaceae)

Đặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh

1. Mô tả cây Thổ phục linh

Thổ phục linh là cây thân leo, mọc hoang, sống lâu năm. Đặc điểm của cây như sau:

  • : Hình trứng, hoặc trái xoan, bầu dục với đầu nhọn, có hình trái tim phía cuống. Các lá mọc so le với nhau. Mỗi lá có chiều dài 5 – 11 cm và rộng 3 – 5cm, ở cuống có tua. Lá thổ phục linh có màu xanh, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có màu xanh hoặc trắng nhạt, như có phấn phủ bên ngoài.
  • Hoa: Hoa thổ phục linh có màu hồng hoặc chấm đỏ thường nở vào tháng 5 – 6 (cả hoa đực và hoa cái) mọc thành từng cụm ở kẽ lá. Hoa có hình táng, nối thân bằng cuống dài.
  • Quả: Thổ phục linh tròn, nhỏ, mọc theo chùm, đường kính từ 8 – 10mm. Quả ra vào khoảng tháng 7 – 10 hàng năm. Quả non có màu xanh, khi già có màu tím và khi chín có màu đen.
  • Hạt: Hạt thổ phục linh có hình trứng, mỗi quá có  2 – 4 hạt.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái

Thổ phục linh được tìm thấy ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam. Ở nước ta, thổ phục linh có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các vùng chạy dọc Trường Sơn, Tây Nguyên.

Thổ phục linh được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa hè và mùa thu. Người ta thường dùng rễ và thân để về chế biến nguyên liệu làm thuốc.

3. Tính vị, quy kinh, chế biến và bảo quản

Thổ phục linh có vị ngọt, tính bình đi vào kinh can, vị. Thu hái thổ phục linh bằng cách đào lấy rễ, mang về cắt bỏ rễ con và gai sau đó rửa sạch, phơi hoặc sấy khô (có thể ủ cho mềm trước khi thái lát rồi phơi khô. Sau đó, đem thổ phục linh khô đóng gói, bảo quản trong túi bóng, để ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học

Mỗi bộ phận của cây sẽ có những thành phần hóa học khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trong lá và ngọn người ta tìm thấy: Nước (83.3%), Protein (2.4%), Glucid (8.9%, chất xơ (2.2%), tro (1.2%), caroten (1.6%), vitamin C (18%).
  • Trong thân và rễ thổ phục linh có: Tinh bột, sitosterol, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin, bêta-sitosterol, tamin, chất nhựa, tinh dầu

Tác dụng dược lý

1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Các chất trong thổ phục linh có thể dùng điều chế dược liệu, thuốc chữa các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, viêm bàng quang, viêm thận, phong thấp, viêm khớp, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, vảy nến, lao hạch, dị ứng, bệnh ra mồ hôi trộm.

2. Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, thổ phục linh có thể thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi qua tiết nên có thể dùng cây này chữa mụn nhọt rôm sảy, tiểu đục, sưng đau, cước khí, chân tay phù nề, chứng co rút, nhức mỏi… Ngoài ra, thổ phục linh còn có thể dùng chữa giang mai, nhiễm độc thủy ngân, khinh phấn,..

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (bệnh phụ nữ)

Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh phụ khoa
Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh phụ khoa

1. Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Nguyên liệu: Thổ phục linh (30gr); mã kế (15gr); xuyên quy, hồi hương, hương thảo, hàn phần, mạt dược (mỗi loại 10gr); dã thiên ma (15gr).

Thực hiện: Các vị thuốc cho vào sắc nước uống trước kì kinh 3 ngày. Thực hiện liên tục trong 7 ngày.

2. Bài thuốc chữa u nang buồng trứng

Nguyên liệu: Thổ phục linh, mẫu lệ (mỗi loại 30gr); hoàng bá, hạ khô thảo, hải táo, đương quy, trạch tả, hương phụ, đan sâm (mỗi loại 15gr); ngưu tất, bào sơn, xuyên giáp (mỗi loại 10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh u nang buồng trứng bằng trinh nữ hoàng cung

3. Bài thuốc trị giang mai, lở loét do vi trùng giang mai

Nguyên liệu: Thổ phục linh (40gr); dạ hợp, vỏ núc nác (mỗi loại 16gr); phắt ma (10gr); gai bồ kết (8gr).

Thực hiện: Lấy gai bồ kết thiêu tồn tính sau đó cho vào nồi cùng các vị thuốc khác sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang, thực hiện liên tục trong 30 ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lấy 60gr thổ phục linh, 15gr mỗi loại phắt ma, bạch dương và 5gr cam thảo sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang và thực hiện trong 30 ngày.

4. Bài thuốc trị chứng nổi hạch hai bên âm hộ

Nguyên liệu: Thổ phục linh, rễ cây bươm bướm, rễ quýt rừng (mỗi loại 20gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị bệnh xương khớp

Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh xương khớp
Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh xương khớp

1. Bài thuốc chữa phong thấp, tê bì chân tay

Nguyên liệu: Thổ phục linh, dây đau xương (mỗi loại 20gr); thiên niên kiện, đương quy (mỗi loại 8gr); bạch chỉ (6gr); cốt toái bổ (10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống.

2. Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu: Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ngạch mễ, ké đầu ngựa (mỗi loại 20gr); ý dĩ, kiên kiều, tri mẫu, hoàng bá, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược (mỗi loại 12gr); xương truật, quế chi (mỗi loại 8gr); kê huyết đằng, tì giải, kim ngân hoa (mỗi loại 16gr); cam thảo (6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

3. Bài thuốc chữa gân, cơ xương đau nhức

Nguyên liệu: Thổ phục linh (20gr); ráng bay (10gr), củ ráy rừng, đương quy (mỗi loại 8gr); bạch chỉ (6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng dây đau xương

Bài thuốc chữa bệnh da liễu (bệnh ngoài da)

Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh da liễu
Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh da liễu

1. Bài thuốc trị ung nhọt kết mủ

Nguyên liệu: Thổ phục linh (60gr); kim ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 15gr); rau sam (20gr); xương xỉ (5gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày.

2. Bài thuốc trị nhọt lở cấp và mãn tính

Nguyên liệu: Thổ phục linh (2kg); nguyên sinh địa (200gr); rễ tranh (600gr)

Thực hiện: Các vị thuốc giã nhỏ, hoặc thái lát mỏng sau đó cho vào nồi đổ nhiều nước vào và đun trong 8 tiếng. Lọc bỏ bã rồi tiếp tụ nấu đến khi cô đặc thành cao, cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Mỗi ngày 2 lần uống trước ăn 1 tiếng, mỗi lần 6 thìa pha với nước.

3. Bài thuốc trị bệnh vẩy nến

Nguyên liệu: Thổ phục linh (40gr), cây cải trời (80gr)

Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào nồi với 5 bát nước, đun đến khi còn 3 bát. Chia nước thuốc làm 4 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây độc hoạt

4. Bài thuốc trị viêm da

Cách 1: Lấy 20gr thổ phục linh cho vào sắc lấy nước uống thành nhiều lần trong ngày.

Cách 2: Lấy 30gr thổ phục linh và 20gr nhẫn đông đằng kết hợp 15gr thương nhĩ cho vào nồi sắc nước uống.

5. Bài thuốc chữa nước ăn chân, tổ đỉa

Nguyên liệu: Thổ phục linh, lá lốt (mỗi loại 16gr); rễ cỏ xước (16gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu rửa sạch, đun lấy nước ngâm chân. Mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần thực hiện 15 – 20 phút.

6. Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa nổi mày đay

Nguyên liệu: Thổ phục linh củ (30gr); nhẫn đông hoa (20gr); thương nhĩ tử (15gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, chia nước thuốc làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bằng

7. Bài thuốc trị bệnh Leptospira

Nguyên liệu: Thổ phục linh (60gr); cam thảo (9gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.

Lưu ý: Nếu bệnh nặng có thể dùng đến 150gr thổ phục linh kết hợp thêm hoàng cầm, phòng kỷ, nhân trần, trạch tả.

8. Bài thuốc trị eczema

Nguyên liệu: Thổ phục linh khô

Thực hiện: Tán thổ phục linh thành bột mịn, sau đó hòa chung với ít nước rồi đắp lên vùng bị bệnh trong 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, thực hiện trong 5 ngày.

9. Bài thuốc trị phong chẩn

Nguyên liệu: Thổ phục linh (40 – 80gr)

Thực hiện: Cho thổ phục linh vào sắc nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh u bướu

1. Bài thuốc trị loa lịch

Nguyên liệu: Thổ phục linh (60gr); nhẫn đông hoa, mũi mác (mỗi loại 15gr); mã xì hiện (20gr); cam thảo (5gr).

Thực hiện: Các vị thuốc cho vào sắc nước uống. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

2. Bài thuốc chữa quai bị

Nguyên liệu: Thổ phục linh, kim ngân, hạ khô thảo, bạch truật, đinh lăng (mỗi loại 16gr); bồ công anh, cát cánh (mỗi loại 12gr); hậu phác (10gr); hoài sơn (15gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh u bướu
Công dụng thổ phục linh trong điều trị bệnh u bướu

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Bài thuốc chữa bệnh chân voi

Nguyên liệu: Thổ phục linh (30gr); ma hoàng, trạch tả, khương truật, hạnh nhân, phòng phong (mỗi loại 9gr); quế chi, sinh khương (mỗi loại 6gr); hoắc hương (12gr); bạch mao căn (20gr); cam thảo (3gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

2. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Nguyên liệu: Thổ phục linh (10 – 12gr)

Thực hiện: Cho thổ phục linh vào sắc nước uống, hoặc nấu thành cao lỏng dùng dần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng lá khôi tía

3. Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính

Nguyên liệu: Thổ phục linh, củ mài, tì giải (mỗi loại 16gr); đại hồi (10gr); tiểu hồi, mã đề (mỗi loại 12gr); đậu đỏ, cỏ xước, đậu đen (mỗi loại 20gr); nhục quế (8gr); gừng khô (6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc thuốc uống.

4. Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn

Nguyên liệu: Thổ phục linh, kim ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 16gr); ké đầu ngựa, xuyên khung, ngưu tất, đan sâm (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.

Những lưu ý khi sử dụng

  • Không nên sử dụng thổ phục linh cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú
  • Người đang trị bệnh bằng các bài thuốc khác cũng không nên dùng thổ phục linh
  • Không dùng thổ phục linh cho người bị hen suyễn, người bị thận
  • Không dùng thổ phục linh kèm trà
  • Trước khi dùng thổ phục linh nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn đã bao giờ sử dụng Thổ Phục Linh trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ Thổ Phục Linh? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh1. Mô tả cây Thổ phục linh2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái3. Tính vị,...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh1. Mô tả cây Thổ phục linh2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái3. Tính vị,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh1. Mô tả cây Thổ phục linh2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái3. Tính vị,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh1. Mô tả cây Thổ phục linh2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái3. Tính vị,...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Thổ phục linh1. Mô tả cây Thổ phục linh2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em