Cây cảo bản và 17 bài thuốc chữa đau đầu, ghẻ lở, trĩ, cảm sốt, dạ dày, đau bụng kinh, phong thấp… hiệu quả

Cảo bản (cảo bổn) được biết đến là vị thuốc quý hiếm, sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Cây có vị cay, mùi thơm và tính ôn, tác dụng trị cảm mạo, đau đầu, đau bụng. Cho nên, từ lâu cây đã được dùng chữa các bệnh như đau đầu, ghẻ lở, đau bụng kinh,…

Thông tin, mô tả cây cảo bản
Thông tin, mô tả cây cảo bản
  • Tên gọi khác: Cảo bổn, Nhi khanh, Địa tân, Vi hành.
  • Tên khoa học: Luguslicum sinense Oliv
  • Họ: Hoa tán (Umbelliferae)

Thông tin, mô tả cây cảo bản

1. Đặc điểm cây cảo bản

Cảo bản là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, cây có khoảng 0.5 – 1m. Lá kép lông chim, mỗi lá gồm có khoảng 3 – 5 cặp lá chét. Lá chét nhỏ, phiến lá dài, mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài từ 10 – 20cm, mọc so le. Hoa mọc thành chùm, thường mọc ở đầu ngọn cành, có màu trắng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cảo bản là loài thực vật có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây mọc nhiều ở Cát Lâm, Nội Mông, Liêu Ninh và Sơn Tây.

Bộ phận dùng: Thân rễ  và rễ (củ) của cây được làm thuốc.

Thu hái: Thu hái thân rễ và củ của cây vào tháng 4 – 10 hằng năm.

Chế biến: Khi hái về, đem cắt bỏ phần thân trên, sau đó rửa sạch tạp chất, cắt bỏ rễ con và đem phơi khô. Hoặc có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

  • Cắt bỏ đầu, rửa sạch, sau đó thái thành lát và đem phơi khô.
  • Bỏ bớt đất cát, đem rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.
  • Dược liệu sau khi bào chế ở vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc vàng đất.  Bề mặt dược liệu có nhiều vết nhăn dọc, dược liệu có mùi thơm đặc trưng, vị đắng.

3.  Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị cay, mùi thơm, tính ôn.
  • Quy kinh: Quy vào kinh Bàng Quang.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi kín và khô ráo.

4. Thành phần hóa học

Dược liệu cảo bản chứa 1.5% tinh dầu bay hơi, 3-butylphthalide, alcoloid và hexadecanoic acid,…

Cảo bản có vị cay, mùi thơm, tính ôn có thể dùng chữa bệnh
Cảo bản có vị cay, mùi thơm, tính ôn có thể dùng chữa bệnh

Tác dụng dược lý cây cảo bổn

Theo Đông Y:

  • Công dụng: Trừ thấp và tán phong hàn.
  • Chủ trị: Cảm mạo, đau bụng, mụn nhọt, nhức đầu, sang lở, đau bụng.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng bình suyễn rõ rệt.
  • Dầu chiết xuất từ cảo bản có tác dụng chống viêm, giải nhiệt, giảm đau và ức chế cơ bàng quang – ruột.
  • Cồn chiết xuất từ thuốc có tác dụng ức chế nấm và hạ huyết áp.

Bài thuốc chữa đau đầu từ cảo bản

1. Chữa đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu

Dùng Cảo bản phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ. Khương hoạt 8g, Độc hoạt, Phòng phong, Cảo bản mỗi thứ 12g, Mạn kinh tử 12g, Xuyên khung 6g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.

2. Chữa thiên đầu thống (đau nửa đầu) từ cảo bản

Cảo bản 6g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g, Cam thảo 3g, cho nước 600ml, sắc còn 1/3, uống trong ngày lúc còn nóng sau bữa ăn.

3. Chữa Trị đau nhức ở đỉnh đầu, phong hàn phạm vào não, đau nhức ở đỉnh đầu sau hậu đầu, đến răng má, thấp khớp

Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ, mỗi thứ 9g, Cam thảo 3g 5 sắc uống sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

4. Địa tân chữa trị hàn tà uất ở kinh Túc thái dương có các triệu chứng đau đầu, nhức ở đỉnh đầu

Cảo bản, Khương hoạt, Tế tân, Xuyên khung, Thông bạch sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Cảo bổn có thể chữa đau đầu, đau bụng kinh, ghẻ ngứa, trĩ, đau dạ dày...
Cảo bổn có thể chữa đau đầu, đau bụng kinh, ghẻ ngứa, trĩ, đau dạ dày…

Bài thuốc chữa ngứa, nấm, gàu da đầu

1. Cảo bản chữa Trị ngứa lở ngoài da, gàu ngứa đầu

Cảo bản 15g, đập dập, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa của trẻ con (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

2. Cảo bổn chữa trẻ em ghẻ lở chốc đầu

Dùng Cảo bản sắc nước tắm và giặt quần áo.(Bảo Ấu Đại Toàn )

3. Bài thuốc chữa da đầu có nhiều gàu từ nhi khanh

Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu.

Bài thuốc chữa cảm mạo từ cây vi hành

1. Chữa cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay

Dùng Cảo bản, Phòng phong, Khương hoạt, Uy linh tiên và Thương truật sắc nước uống.

2. Điều trị cảm phải sương mù, nên thanh tà ở thượng tiêu

Cảo bản và Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

3. Chữa Trị cảm mạo do phong hàn, nhức đầu ớn lạnh, không ra mồ hôi

Khương hoạt 6g, Độc hoạt 9g, Phòng phong 9g, Cảo bản 9g, Mạn kinh tử 9g, Xuyên khung 4,5g, Cam thảo 3g, sắc uống (Khương Hoạt Phòng Phong Thang – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cảo bản

1. Bài thuốc điều trị chứng đau khớp do phong thấp

Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.

2. Điều trị chứng đau nhói ở tim đã dùng thuốc hạ lợi rồi nhưng không bớt, dùng bài sau để tan độc

Cảo bản 15g, Thương truật 30g, 2 chén nước sắc còn một chén uống nóng (Hoạt Pháp Cơ Yếu).

3. Bài thuốc trị chứng đau dạ dày và đau bụng do hàn

Chuẩn bị: Thương truật 12g và cảo bản 20g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

4. Bài thuốc chữa bệnh trĩ kèm ngứa

Chuẩn bị: Hồng hoa và tế tân mỗi vị 2g, cam thảo, cảo bản , thăng ma mỗi vị 4g, ma hoàng 5g, khương hoạt 15g, sài hồ và phòng phong mỗi vị 6g, hoàng kỳ và tần giao mỗi vị 8g.

Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.

5. Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh khi đang hành kinh

Chuẩn bị: Can khương, mộc hương, cam thảo, cảo bản, phục linh, phòng phong và tế tân mỗi vị 4g, đan bì, thương truật, ô dược, mạch môn, quy đầu, bán hạ và ngô thù du mỗi vị 8g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước và chia thành 2 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

6. Bài thuốc trị chứng phế hư do phong hàn thấp xâm nhập

Chuẩn bị: Xuyên khung 8g, thăng ma, tế tân, phòng phong, bạch chỉ, cảo bản và chích cam thảo mỗi vị 6g, tân di 8g, khương hoạt 8g và mộc thông 12g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống.

7. Bài thuốc chữa chứng mắt sưng đau, đỏ và chảy nhiều nước

Chuẩn bị: Đào nhân 1 hạt, hoa tiêu 10 hạt, xuyên khung 1.6g, hồng hoa 0.8g, tế tân 0.8g, cảo bản 2g, quy thân 2g, ma hoàng 3.2g, phòng phong 2.4g, mạn kinh tử 2.4g, kinh giới 2.4g, phục linh 2g, khương hoạt 2.4g, sinh địa 2.4g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Lưu ý khi dùng vị thuốc cảo bản chữa bệnh

  • Không dùng cho người bị đau đầu do huyết hư.
  • Không có thực tà phong hàn và âm hư hỏa vượng không nên dùng cảo bản.

Cây cảo bản là vị thuốc quý với tác dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cây cũng có thể tương tác với nhiều loại thuốc cũng như loại dược liệu khác. Cho nên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y trước khi sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Cây bồ cu vẽ (đỏ đọt, sâu vẽ) và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm họng, bỏng, rắn cắn, viêm da cơ địa hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cảo bản1. Đặc điểm cây cảo bản2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cảo bản1. Đặc điểm cây cảo bản2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị,...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cảo bản1. Đặc điểm cây cảo bản2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cảo bản1. Đặc điểm cây cảo bản2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị,...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cảo bản1. Đặc điểm cây cảo bản2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp