Cây chìa vôi với 16 bài thuốc chữa các bệnh xương khớp (phong thấp, thoát vị đĩa đệm), bệnh da liễu (viêm nang lông, mụn ổ gà) và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Cây chìa vôi là loại cây dại, mọc hoang nhưng được biết đến là một cây thuốc quý. Dân gian thường lấy chìa vôi để chữa các bệnh về da, bệnh xương khớp như đau nhức xương, phong thấp, thoát vị đĩa đệm.

Thông tin, hình ảnh cây chìa vôi
Thông tin, hình ảnh cây chìa vôi
  • Tên gốc:  Cissus modeccoides Planch
  • Tên gọi khác: Bạch phấn đằng, Bạch liêm
  • Tên khoa học:  Cissus modeccoides Planch
  • Tên tiếng anh:  Cissus modeccoides Planch
  • Họ: Nho (danh pháp khoa học: Vitaceae)

Đặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi

1. Mô tả cây chìa vôi

Chìa vôi là cây thân leo, nhỏ, nhẵn, cao từ 2 – 4m. Cành cây có màu nhạt hơi đỏ, hoặc màu xanh nước biển; hình trụ, to gần bằng cọng lông ngỗng. Ở thân có khía và có tua. Tua hình sợ chỉ, có cuống đơn.

Lá chìa vôi thuộc dạng lá đơn, có hình tim ở gốc nhưng khi lên cuống hẹp dần; lá có 5 – 7 thùy chân vịt; lá ở trên có hình mũi mác; mép lá hình răng hướng về ngọn như những cái lông nhỏ. Trên lá có gân (5 – 7 gân), ở giữa mỗi thùy có gân, hai bên cũng có 8 – 10 gân. Lá chìa vôi có màu trắng ở mặt dưới; các gân lá tạo thành mạng lưới nhỏ nhưng không gõ. Cuống lá dày hơn ở phía gốc. Các lá kém thôn, hình trái tim ở phía gốc, ở giữa thắt lại và ở ngọn tù. Lá chìa vôi rụng khá sớm.

Hoa chìa vôi mọc đối diện các lá thành ngu theo từng cụm, có cuống và ngắn hơn lá. Nụ hoa hình trứng, nhẵn. Đài hoa nhẵn, có hình chén. Hoa có 4 nhị, 4 cánh màu vàng nhạt, dài 2mm, có phấn bao quanh. Chỉ nhị to bằng đầu nhị.

Quả chìa vôi theo dạng nang tròn, nhỏ (5 -6mm). Khi quả chín có màu đen.

2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản

Cây chìa vôi chủ yếu được phân bố ở Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, cây tìm thấy ở Ninh Bình, Thái Nguyên, Lào Cai, Huế, Ninh Thuận, Đà Nẵng, TP HCM.

Cây chìa vôi chủ yếu là cây mọc hoang ở những bờ suối, rừng thưa, những nơi có độ ẩm cao và có ánh sáng. Ngoài ra, cây cũng thường mọc ở những hàng rào. Nhiều nơi ở đồng bằng hiện nay trồng chìa vôi để làm thuốc.

Chìa vôi có thể làm thuốc bởi bộ phận thân, rễ, củ, lá. Thu hoạch chìa vôi quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông và mùa thu. Chìa vôi sau khi chế biến sẽ bảo quản thật kĩ trong túi bóng, tránh để ẩm ướt vì dễ bị mốc.

3. Chế biến và thu hái, tính vị, quy kinh

Chìa vôi sau khi thu hái sẽ rửa sạch, để ráo, cắt khúc ngắn, sau đó cho lên chảo sao nóng, phơi khô. Sau đó, tùy vào từng bài thuốc và cách chế biến bài thuốc mà sử dụng với liệu lượng khác nhau.

Riêng phần củ chìa vôi sẽ rửa sạch, ngâm với nước qua đêm, thái mỏng, phơi khô sau đó mới đem bảo quản.

Cây chìa vôi có vị chua, hơi đắng, hơi the, tính mát đi vào kinh can, thận.

4. Thành phần hoá học

Trong chìa vôi có nhiều thành phần hóa học như: Acid hữu cơ, hợp chất Phenolic, acid amin, hợp chất saponin. Ngoài ra, trong phần lá của chìa vôi còn có Glucid (5.4%), Protid (1.4%), Vitamin C (45mg%), Tro (0.8%), Xơ (1.1%), Caroten (1.5 mg%.

Tác dụng dược lý có cây Chìa vôi

1. Tác dụng của lá chìa vôi

Lá chìa vôi có vị đắng, hơi độc nên có thể điều trị mụn nhọt, tiêu thũng. Trong dân gian thường dùng chìa vôi chữa chai chân, ung nhọt, bệnh lở ngứa, bệnh xương khớp.

2. Tác dụng của dây chìa vôi

Thân chìa vôi có tính mát, vị ngọt, hơi đắng tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, hành quyết.

3. Tác dụng của củ chìa vôi

Củ chìa vôi có vị hơi đắng, chua, tính bình có tác dụng thông kinh, tán huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ tế thấp.

Cây chìa vôi có mấy loại

Cây chìa vôi có nhiều loại khác nhau như chìa vôi bốn cạnh, chìa vôi bò, chìa vôi Java. Loại chìa vôi thường được dùng làm thuốc chữa bệnh là loại thường có lá nguyên, hình tam giác và mọc so le với nhau. Vì thế, khi sử dụng chìa vôi chữa bệnh người bệnh cần hết sức lưu ý để việc chữa bệnh mang lại kết quả tốt nhất.

Bài thuốc cây chìa vôi chữa xương khớp

Công dụng cây chìa vôi chữa xương khớp
Công dụng cây chìa vôi chữa xương khớp

1. Bài thuốc điều trị phong thấp

Nguyên liệu: Chìa vôi (20gr); đau xương, lát lốt cả rễ (15gr)

Thực hiện: Các vị thuốc mang về rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ, sau đó cho vào ấm sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang.

2. Bài thuốc chữa chấn thương sưng nề, bong gân, tụ máu

Nguyên liệu: Lá chìa vôi, lá thầu dầu tía (liều lượng bằng nhau); rượu (hoặc giấm gạo)

Thực hiện: Lá cho vào rửa sạch, giã nát, trộn cùng với rượu hoặc giấm, sau đó cho vào chảo sao nóng. Đắp thuốc trực tiếp lên chỗ bị chấn thương, sau đó dùng vải băng bó lại. Một ngày thay thuốc 1 – 2 lần.

3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu: Chìa vôi (40gr); cỏ xước, lá lốt, tầm gửi, dền gai (mỗi vị 20gr)

Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước. Chắt lấy nước uống hàng ngày.

Video chia sẻ bìa thuốc chữa thoát vị địa đệm

4. Bài thuốc chữa đau nhức xương

Nguyên liệu: Chìa vôi (20gr); rễ lá lốt (15gr); nước (500ml)

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi sắc nước, đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

5. Bài thuốc điều trị thoái hoá cột sống

Nguyên liệu: Chìa vôi (50gr); ngưu tất (40gr); đương quy, cẩu tích (mỗi loại 20gr); xuyên khung (10gr); rượu trắng (1 lít)

Thực hiện: Các thảo dược  rửa sạch, để ráo, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần 20ml.

6. Cách ngâm rượu làm bài thuốc điều trị xương khớp

Nguyên liệu: Chìa vôi (50gr); ngưu tất (40gr); đương quy, cẩu tích (mỗi loại 20gr); xuyên khung (10gr); rượu trắng (1 lít)

Thực hiện: Các thảo dược  rửa sạch, để ráo, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần 20ml.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị bệnh xương khớp, tê bì chân tay bằng cây bình bát

Bài thuốc điều trị bệnh da liễu

Công dụng cây chìa vôi chữa bệnh da liễu
Công dụng cây chìa vôi chữa bệnh da liễu

1. Bài thuốc chữa ung nhọt sưng tấy, viêm lở da

Bài thuốc đắp: Lấy lá chìa vôi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bệnh

Bài thuốc uống: Lấy các vị thuốc gồm: thổ phục linh (20gr); kim ngân hoa, bồ công anh cho vào sắc với 500ml nước, đến khi nước cạn còn 200m thì tắt bếp, uống nước thuốc hàng ngày.

Điều trị bệnh da liễu cần kết hợp hai bài thuốc sắc và bài thuốc uống mới có kết quả.

2. Bài thuốc chữa viêm nang lông kèm theo viêm tuyến mồ hôi

Nguyên liệu: Lá chìa vôi tươi (1 nắm); lòng trắng trứng gà (1 quả)

Thực hiện: Lá chìa vôi rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp vào chỗ vùng da bị bệnh. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

3. Bài thuốc điều trị chai mắt cá

Nguyên liệu: Lá chìa vôi, râu tôm sống

Thực hiện: Lá chìa vôi rửa sạch, cho vào cối giã nát với râu tôm. Sau đó, đắp lên vùng da bị bệnh, cố định bằng vải. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

4. Bài thuốc trị vết loét không liền miệng

Nguyên liệu: Chìa vôi, xích liễm, hoàng bá (mỗi loại 12gr); kinh phân (4gr)

Thực hiện: Các vị thuốc chìa vôi, xích liễm, hoàng bá rửa sạch, sao vàng, nghiền thành bột sau đó trộn lẫn kinh phân, nấu thành nước để rửa vết loét.

5. Bài thuốc trị mụn ổ gà ở nách

Nguyên liệu: Chìa vôi (lá), trứng gà (lòng trắng).

Thực hiện: Lá chìa vôi giã nát, trộn lẫn với trứng gà rồi đắp lên chỗ bị nhọt, dùng băng cố định lại. Ngày thay thuốc một lần.

6. Bài thuốc trị các loại ung thũng

Nguyên liệu: Chìa vôi (50gr), lê lô (25gr), rượu gạo (1 ít)

Thực hiện: Nghiền nhỏ các nguyên liệu rồi hòa với rượu, dán lên vùng bị thương, ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa trị một số bệnh khác từ cây Chìa vôi

1. Bài thuốc điều trị đau bụng sau sinh

Sau sinh nếu bị đau bụng thì mẹ bầu lấy lá chìa vôi sao nóng lên rồi đắp vào bụng là cơn đau sẽ từ từ hết.

2. Bài thuốc điều trị sỏi niệu quản

Nguyên liệu: Chìa vôi (16gr); kim tiền thảo, rễ dứa dại, hàn the (30gr); cỏ bợ (50gr); ngải cứu (20gr); chỉ xác 12gr (cho trường hợp đau nhiều); rễ cỏ xước 12gr (cho trường hợp sỏi ở cao); nhọ nồi 16gr (cho trường hợp đái ra máu nhiều).

Thực hiện: Các vi thuốc rửa sạch cho vào ấm cùng 1 lít nước đun trong 30 phút. Chắt lấy nước uống hàng ngày.

3. Bài thuốc trị rắn cắn

Lấy 1 nắm lá chìa vôi giã với muối, lấy nước uống còn bã đắp vào chỗ bị rắn cắn. Có thể kết hợp với cây chua me đất, quế chi, gừng, trầu không, vôi để tăng hiệu quả.

4. Bài thuốc chữa vết ong đốt

Lấy chìa vôi (cả thân, rễ, cành, lá) rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ bị ong đốt.

Lưu ý khi sử dụng cây Chìa vôi chữa bệnh

  • Không nên sử dụng chìa vôi với người đang mang thai
  • Dùng chìa vôi chữa bệnh cần đúng theo liều lượng, đúng bài thuốc, đúng quy trình.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị để có được kết quả tốt nhất.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Chìa Vôi trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Chìa Vôi? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. Phu hoa says: Trả lời

    Vay chia voi cô nay chung voi mã đề được khong

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi1. Mô tả cây chìa vôi2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản3. Chế...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi1. Mô tả cây chìa vôi2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản3. Chế...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi1. Mô tả cây chìa vôi2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản3. Chế...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi1. Mô tả cây chìa vôi2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản3. Chế...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Chìa vôi1. Mô tả cây chìa vôi2. Khu vực phân bố, bộ phận dùng, bảo quản3. Chế...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà