Cây đậu rựa (đậu kiểm) và 4 bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa lỵ, nấc cục, tiểu đường hiệu quả

Cây đậu rựa còn được gọi với nhiều tên khác như đậu kiếm, đậu mèo leo, lao đậu tử. Cây có vị đắng, chát, tính bình, tác dụng giáng khỉ, chỉ tả. Từ lâu, đậu rựa đã được dùng chữa lỵ, nấc cục, tiểu đường.

Thông tin, mô tả cây đậu rựa
Thông tin, mô tả cây đậu rựa

Tên gọi khác: Đậu kiếm, đậu ván, đậu mèo leo, lao đậu tử .

Tên khoa học: Canavadia gladiata (Jacq) D.C

Họ: Cánh bướm – Fabaceae (Papilionaceae)

Thông tin, mô tả cây đậu rựa

1. Mô tả cây đậu rựa

Cây thảo, leo cao tới 10m, sống hằng năm. Thân tròn có khía dọc. lá kép 7 lá chét có cuống chung, xẽ rãnh ở trên, lá chét màu lục nhạt, hình trứng rộng, mềm và nhẵn. lá kèm sớm rụng. cụm hoa hình chum ở nách lá, dựng đứng, có cuống to, mang hoa ở một nửa trên. Hoa to màu trắng hay tím nhạt. đài hình ống chia 2 môi. Cánh hoa có móng, nhị dính thành 1 bó mang 10 bao phấn màu vàng. Quả lớn, dẹt, hai mép song song, cong hình chữ S. Hạt 10-14, hình bầu dục dài dẹt màu đỏ. Cây ra hoa nhiều lứa từ tháng 6-9, có quả già từ tháng 10-12

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây đậu rựa

Phân bố: Cây đậu rựa có nguồn gốc ở Ấn độ. Hiện được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới

Bộ phận dùng: Người ta dùng hạt làm thuốc.

Thu hái, chế biến: Quả chín thu hái về, phơi khô lấy hạt, phơi hạt cho thật khô. Hạt dài 2,5-3cm, rộng 1,5-2cm, dày 1cm. Mặt ngoài bóng có những vết nhăn, mép có tề màu xám đen, dài 1,5-2mm, rộng 2mm.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị:  Vị đắng, chát, tính bình

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học của cây đậu rựa

Hạt chứa khoảng 20% canavalin, một ít canavalin C5H12O3N4 (AXIT) men ureAZA. Hạt chưa chín chứa giberellin A21 và A22 (Quảng Châu thực vật đại từ điển, 1969, 255 và

C.A. 1968, 68, 29.885g, C.A 1969. 71, 69500W)

Trong hạt còn chứa chất gây vón hồng cầu với nồng độ 1:100.000

Hạt đậu rựa giúp bồi bổ sức khỏe, chữa lỵ, nấc cục, tiểu đường
Hạt đậu rựa giúp bồi bổ sức khỏe, chữa lỵ, nấc cục, tiểu đường

Tác dụng dược lý của cây đậu rựa

Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong “Bản thảo cương mục” làm thuốc với tên đao đậu, “Bản thảo cương mục thập di” ghi rễ dùng làm thuốc với tên đao đậu căn.

Theo tài liệu cũ, đậu rựa có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh vị và thận, có tác dụng ôn trung, hạ khí

Thường dùng chữa chứng hư hàn mà sinh nấc (nấc cụt). ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có khi sao vàng tán bột. ngày dùng 5-6g, dùng nước chiêu uống.

Nhân dân còn hay dùng hạt non nấu ăn vì nếu đợi hạt già thì mặc dầu nấu lâu cũng không mềm dừ, lại hay đau bụng mặc dầu trong hạt không thấy có axit xyanhydric.

Còn được trồng làm phân xanh

Vỏ quả cũng được dùng làm thuốc (đạo đậu xác). Trong tài liệu cổ có ghi vỏ đậu rựa có vị đắng, chát, tính bình có tác dụng giáng khí, chỉ tả. dùng chữa nấc cụt, lỵ mãn tính. Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.

* Chú thích: 

Ngoài hạt đậu kiểm nói trên, nhân dân còn dùng hạt đậu tắc, còn gọi là đậu rựa , đại đao đậu có tên khoa học Canavalia ensiformis (Linn) DC. Hạt màu trắng, tễ chiếm nửa chiều dài của hạt. trong hạt có concanavalin A và B (C.A 1962, 56, 9175C, 1967, 66, 101856d), protit, canavanin, canalin, C4H10O3N2 (Dược học tạp chí 1062,82, 1671, C.A 1967, 67,8703k, 1964, 60, 11052d) ureaza và một số men khác (C.A 1969, 71, 56958b), hạt còn chứa canavanin giberellin I C19H22O7 và canavalia giberellin II C19H22O6 (Kato J.et al. Tetrahedron Letters 1967, 4861)

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu rựa

1. Đậu rựa dùng để bồi bổ can thận, tăng cường sức khỏe

Lấy 10-15g hạt đậu rựa khô, đem sắc nước hoặc tán bột uống hàng ngày.

2. Điều trị đi ngoài, kiết lỵ từ cây đậu rựa

Lấy quả đậu rựa non, đem luộc ăn hàng ngày.

3. Bài thuốc chữa chứng hư hàn mà sinh nấc (nấc cụt) từ cây đậu rựa

Lấy 9 – 15g đậu rựa dưới dạng thuốc sắc hoặc sao vàng tán bột. Mỗi ngày dùng từ 5 – 6g và dùng làm nước chiêu để uống.

4. Bài thuốc hỗ trợ bệnh tiểu đường từ cây đậu rựa

Lấy 800g đậu rựa thêm 50g cải bẹ, gừng tươi, dầu vừng hoặc dầu lạc cùng với gia vị. Đun sôi dầu rồi cho đậu vào xào trước, sau đó cho cải bẹ vào xào chín cùng gia vị. Ăn như món ăn hàng ngày, sẽ giúp phòng và chống bệnh tiểu đường hiệu quả.

Lưu ý khi dùng cây đậu rựa chữa bệnh

Mỗi ngày không nên dùng quá 15gr đậu rựa

Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu rựa. Có thể nói, những bài thuốc này sử dụng khá phổ biến trong dân gian, tuy nhiên, nó cũng chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa có cơ sở khoa học. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đậu rựa1. Mô tả cây đậu rựa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đậu rựa1. Mô tả cây đậu rựa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây...

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đậu rựa1. Mô tả cây đậu rựa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đậu rựa1. Mô tả cây đậu rựa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đậu rựa1. Mô tả cây đậu rựa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến từ cây...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc