Cây hồng hoa (cây rum) và 22 bài thuốc chữa bệnh từ cây hồng hoa: điều trị viêm tai, điều hòa kinh nguyệt, chấn thương

Cây hồng hoa một vị thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh. Theo đông y, cây hồng hoa có tính ấm và vị cay tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Từ lâu, cây rum đã được dùng điều trị bệnh phụ nữ, điều hòa kinh nguyệt, sỏi thận.

Thông tin, hình ảnh cây hồng hoa
Thông tin, hình ảnh cây hồng hoa
  • Tên gọi khác: Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển Cây Rum).
  • Tên khoa học: Carthamus tinctorius L
  • Tên tiếng anh: Carthamus tinctorius L
  • Họ: Hướng dương, Cúc tây (Asteraceae)

Đặc điểm nhận dạng cây hồng hoa

1. Mô tả cây hồng hoa

Hồng hoa được biết đến là một vị thuốc quý, cây nhỏ và sống hằng năm. Chiều cao của cây ở khoảng từ 0,6 đến 1m hoặc hơn. Thân đứng, nhẵn và có vạch dọc, phân cành ở phía ngọn.

Lá của cây hồng hoa mọc so le nhau và gần như không có cuống, gốc lá tròn ôm lấy thân cây. Phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng dài khoảng 4 – 9cm, rộng khoảng 1 – 3cm, chóp nhọn sắc còn mép lá thì có hình răng cưa nhọn nhưng không đều. Mặt lá nhẵn, có màu xanh lục sẫm, các gân lá ở chính giữa thường lồi cao.

Cụm hoa thường mọc ở ngọn hoặc chót cành và bao chung với nhiều vòng lá bắc có hình dạng cũng như kích thước khác nhau. Lá bắc có gai ở bên mép hoặc ở chóp. Hoa của cây thì nhỏ, có màu đỏ cam, đính trên đế hoa dẹt. Quả của cây hồng hoa là dạng quả bế, hình trứng và có 4 vạch lồi.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây hồng lam hoa

  • Phân bố: Ở nước ta, trước đây, cây hồng hoa được trồng rất nhiều ở tỉnh Hà Giang. Nhưng đến nay thì dược liệu được nhân giống rộng rãi ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
  • Bộ phận dùng: Hoa chính là bộ phận của cây hồng hoa được sử dụng để làm vị thuốc.
  • Thu hái, chế biến: Cây hồng hoa thường được thu hái vào đầu mùa hè mỗi năm. Chỉ hái khi những cánh hoa đã chuyển từ sắc vàng sang sắc đỏ. Không nên thu hái những bông hoa đã rụng bởi tác dụng dược lý đã giảm đi nhiều.

Thu hái xong, người dùng cần tiến hành khâu sơ chế dược liệu. Chỉ nên giữ lại cánh hoa và hạt còn phần đài hoa thì bỏ đi. Cánh hoa đem gói thành từng bánh hoặc giã nát rồi vắt thành miếng. Phần hạt của cây hồng hoa chứa rất nhiều protein và dầu. Vì thế nên giữ lại để ép lấy dầu sử dụng hằng ngày để tận dụng hết giá trị của cây hồng hoa.

Đem hồng hoa đã sơ chế đi hong khô trong bóng râm, nơi thông thoáng, có nhiều gió. Không nên phơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là nắng gắt. Bởi điều này có thể khiến dược liệu bị đổi màu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị, quy kinh: Dược liệu hồng hoa có tính ấm và vị cay. Được qui vào 2 kinh tâm, can.
  • Bảo quản: Đối với dược liệu hồng hoa, cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thông thoáng. Đồng thời, sử dụng gói hút ẩm để giúp cho cánh hoa không bị mềm, mốc hoặc bị vụn.

4. Thành phần hoá học

Trong phần hoa có 2 sắc tố chính là vàng và đỏ. Sắc tố đỏ chính là carthain chiếm 0,3-0,6% và không tan trong nước. Sắc tố vàng thì lại tan trong nước. Lúc này isocarrthamin sẽ dần chuyển thành luteolin 7 – glucosid, carthami và 3- rhamnoglucosid của kaempferol.

Phần hạt của cây hồng hoa có chứa 20-30% dầu cùng với 12-15% protein. Dầu của hồng hoa rất giàu glycerid của các acid béo không trung hòa và có hàm lượng lên tới 90%.

Tác dụng dược lý của cây hồng hoa

Theo nghiên cứu từ y học hiện đại:

  • Kích thích quá trình co bóp của tử cung rất rõ ràng, nhất là khi sử dụng với liều lượng lớn.
  • Tạo hưng phấn trong một khoảng thời gian ngắn với cơ trơn của ruột.
  • Giúp hạ huyết áp.
  • Làm tăng sự co bóp của tim, co cơ trơn phế quản, co nhỏ các mạch máu tại thận.

Theo các tài liệu Đông y:

  • Công dụng: Hoạt huyết khu ứ thông kinh.
  • Chủ trị: Bế kinh, kinh ứ trệ, ứ đau do chấn thương, sản dịch sau sinh không xuống được, đau do ứ huyết, đau bụng kinh, các chứng trưng hà tích tụ.

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt

Cây hồng hoa có thể chữa đau bụng kinh
Cây hồng hoa có thể chữa đau bụng kinh

1. Bài thuốc điều trị kinh nguyệt không thông

  • Dược liệu: Hồng hoa, ngưu tất, đương quy, sinh địa, diên hồ sách, xích thược, ích mẫu, xuyên khung với liều lượng bằng nhau. Tổng cộng từ 3 – 4 lượng.
  • Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đem đi rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi. Sắc chung với khoảng 1 lít nước lọc cho đến khi còn khoảng 300ml thì ngưng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm nóng.

2. Điều trị hành kinh đau bụng

  • Dược liệu: 3 chỉ hồng hoa, 200ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi và sắc chung với rượu trên lửa nhỏ. Đến khi lượng rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống/ngày.

3. Điều trị thống kinh

  • Dược liệu: Chuẩn bị 1,5 chỉ hồng hoa, 3 chỉ diên hồ sách, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ đương quy, 3 chỉ hương phụ.
  • Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị với nước muối rồi cho vào nồi sắc lấy nước để uống. Nên sử dụng trước khi hành kinh.

4. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị phụ nữ có kinh nguyệt không thông sinh ra đau bụng, ứ huyết tích lại thành khối cục gây đau đớn

Dùng khoảng 3 – 4 lượng thuốc gồm Hồng hoa, đương quy, ngưu tất, diên hồ sách, sinh địa, ích mẫu, xích thược, xuyên khung. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và cho vào nồi. Thêm 2 tô rưỡi nước lọc vào cùng và thực hiện sắc kỹ. Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống nóng trong ngày. Hoặc mang tất cả vị thuốc tán thành bột mịn. Mang bột thuốc luyện với mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn. Uống 10 viên/lần/ngày cùng với rượu hoặc nước sôi.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chấn thương của cây hồng hoa

1. Điều trị đau tại chỗ do chấn thương của cây rum

  • Dược liệu: Chuẩn bị 3 chỉ hồng hoa, 3 chỉ đào nhân, 3 chỉ đương qui, 3 chỉ sài hồ, 2 chỉ đại hoàng.
  • Thực hiện: Các dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi. Sắc chung với 150ml nước lọc cùng 150ml rượu. Chỉ sử dụng mỗi ngày 1 thang duy nhất.

2. Hồng hoa điều trị sưng tấy do té ngã

  • Dược liệu: Cần chuẩn bị 4 lượng hồng hoa, 4 lượng đào nhân, 4 lượng lương quy vĩ, 8 lượng chi tử.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó tiến hành phơi khô dưới bóng râm và đem tán thành bột mịn. Khi bị sưng tấy do té ngã chỉ cần lấy 1 ít thuốc bột đem trộn với giấm và đun nóng. Có thể chia thuốc ra để đắp ngay tại vị trí gặp tổn thương.

3. Điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g hồng hoa, 10g đào nhân, 10g sài hồ, 10g đương quy, 10g đại hoàng. Đem rửa sạch tất cả được liệu này với nước muối rồi cho vào nồi. Thêm vào nồi 300ml rượu và 300ml nước rồi sắc đến khi còn phân nửa. Chia làm 3 lần uống, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc duy nhất.
  • Bài thuốc 2: Cần có 120g hồng hoa, 120g đào nhân, 120g đương quy, 240 chi tử. Rửa thạch các dược liệu này với nước muối rồi đem phơi héo dưới bóng râm. Sau đó tán thành bột mịn. Khi cần lấy 1 lượng bột thuốc vừa đủ đem trộn với giấm rồi đun nóng. Chờ cho hỗn hợp vừa ấm thì dùng đắp tại chỗ sưng đau.

4. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị các chứng đau

Mang dược liệu tươi rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống liên tục 3 lần.

5. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị đau tại chỗ do chấn thương

Dùng 3 chỉ dược liệu, 3 chỉ đương quy, 3 chỉ đào nhân, 3 chỉ sài hồ, 2 chỉ đại hoàng. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và cho vào nồi. Thêm rượu và nước mỗi thứ một nửa. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày. Sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

6. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị sưng tấy do té ngã hoặc chấn thương

Dùng 4 lượng dược liệu, 4 lượng đương quy vĩ, 4 lượng đào nhân, 8 lượng chi tử rửa sạch với muối. Mang tất cả vị thuốc phơi cho héo dưới bóng râm và tán thành bột mịn. Khi cần, lấy một lượng thuốc bột vừa đủ trộn đều với giấm, đun nóng đắp tại chỗ đau. Chia thuốc ra để đắp dần.

Bài thuốc từ cây hồng hoa chữa bệnh viêm tai, thối tai

Cây rum có thể chữa viêm tai giữa, thối tai
Cây rum có thể chữa viêm tai giữa, thối tai

1. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai chảy nước vàng

Dùng 1 lượng dược liệu chia thành 4 phần bằng nhau. Dùng một bát rượu nấu cho sôi. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng bài thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm (theo Bản Thảo Đồ Kinh)

2. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai

Dùng 5 gram dược liệu, 5 gram bạc hà và nước cốt của lá kim ty hà diệp. Cho vào các vị thuốc một ít phèn chua, sau đó tán thành bột nhỏ và thổi vào tai.

3. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai chảy nước vàng

Dùng 3 chỉ rưỡi hồng hoa, dùng 5 chỉ bạch phàn (phèn chi) thứ khô tán thành bột mịn. Sau khi chấm mủ cho sạch, cho thuốc bột vào lỗ tai. Trong trường hợp không có Hồng hoa tươi, có thể sử dụng cành hoặc lá của nó cũng được (theo Thánh Huệ Phương).

Bài thuốc chữa bệnh phụ nữ

1. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị trong ngực buồn bực, huyễn vựng sau khi sinh

Dùng 1 lượng dược liệu rửa sạch, phơi khô, tán bột, sắc thuốc với rượu để uống. Trong trường hợp cấm khẩu, cậy răng đổ thuốc vào, gia thêm một ít đồng tiện. Nếu chưa khỏi thì đổ tiếp.

2. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị có thai nóng quá dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ

Mang dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với một ít đồng tiện nóng. Uống 1 thang/ngày.

Bài thuốc chữa đậu mùa, sởi từ cây hồng hoa

1. Bài thuốc từ Hồng hoa phòng ngừa bệnh đậu mùa, giữ cho đậu khỏi chạy vào mắt

Dùng Yên chi (thứ được chế từ Hồng hoa). Khi mới khỏi lên đậu, dùng thuốc bôi và xoa đều lên vùng trên mí mắt, đuôi mắt và trung quanh mắt.

2. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị bệnh đậu mùa, đậu mộc, đậu đinh

Dùng dược liệu, trân châu, băng phiến với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Sau khi khảy cho ra máu độc, thoa thuốc lên. Dùng gạc băng cố định.

3. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị ban sởi màu không hồng sáng, sưng tấy, sởi khó mọc ra

Dùng 1 chỉ 5 dược liệu, 1 chỉ 5 hoàng liên, 2 chỉ đương qui, 3 chỉ từ hảo, 3 chỉ liên kiều, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ ngựa bàng tử, 8 phân cam thảo, 3 chỉ cát căn. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi cùng với 1 lít nước lọc và sắc lấy nước uống. Sử dụng 1 thang/ngày.

Các bài thuốc khác từ cây hồng hoa

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị huyết khối ở não: Dùng 15ml Hồng hoa 50% (75 gram thuốc sống), gia vào 500ml lucoz 10%. Thực hiện truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 15 ngày.

1. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị bệnh mạch vành

Dùng 50% dịch chích Hồng hoa hòa vào dung dịch glucoz chích tĩnh mạch. Thực hiện chích bắp hoặc nhỏ giọt dược liệu.

2. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị viêm da thần kinh

Dùng dịch Hồng hoa phong bế.

3. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị loét hành tá tràng

Dùng 60 gram dược liệu, 12 quả đại táo rửa sạch với nước muối. Cho cả hai vị thuốc vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 300ml nước lọc. Khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 150ml thì tắt bếp, lọc lấy phần nước. Thêm 60 gram mật ong nguyên chất vào thuốc, khuấy đều. Uống ngay khi còn ấm 1 lần/ngày. Ăn táo uống liền 20 thang.

4. Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị nghẹn ăn không được

Hái thứ đầu Hồng hoa vào mồng 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ) tẩm với rượu và giấm sấy khô. Đối với huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, liều lượng 2 thứ bằng nhau tán thành bột. Mang thuốc bột trộn cùng với giấm rượu. Sau cùng mang đi chưng cách thủy và nuốt dần khi thuốc còn đang nóng.

Những lưu ý khí sử dụng cây hồng hoa

  • Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng cây hồng hoa:
  • Phụ nữ mang thai hay có kinh nguyệt ra nhiều thì tuyệt đối không được sử dụng dược liệu hồng hoa.
  • Chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, nếu dùng nhiều có thể gây phá huyết rất nguy hiểm.
  • Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.
  • Để giải độc, tiêu tan sưng tấy hay trị ứ huyết đau bụng nên pha thêm với 1 chút đồng tiện.

Trên đây là những thông tin về cây hồng hoa – một cây thuốc Nam chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, những bài thuốc này chưa có cơ sở khoa học cho nên người bệnh không nên lạm dụng. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám để được điều trị bằng biện pháp phù hợp nhất

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hồng hoa1. Mô tả cây hồng hoa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hồng hoa1. Mô tả cây hồng hoa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hồng hoa1. Mô tả cây hồng hoa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hồng hoa1. Mô tả cây hồng hoa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hồng hoa1. Mô tả cây hồng hoa2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp