Cây huyết kiệt (huyết kết, huyết nục) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, bệnh phụ nữ… hiệu quả

Huyết kiệt còn được gọi với nhiều cái tên khác như huyết kết, huyết nục, kỳ lân kiệt. Cây thuốc có vị ngọt mặn, tính bình có tác dụng hoạt huyết, sinh tân, giảm đau, giúp tăng khả năng hồi phục da. Vị thuốc thường được sử dụng để cầm máu, trừ tà khí trong ngũ tạng và chữa lành các vết thương.

Thông tin, mô tả cây huyết kiệt
Thông tin, mô tả cây huyết kiệt
  • Tên gọi khác: Huyết kết, Huyết nục, Kỳ lân kiệt, Kỳ lân huyết, Trảo nhi huyết, Hải tích thạch, Sang dragon
  • Tên khoa học: Daemonorops draco Blume
  • Họ: Dừa (Palmaceae)

Thông tin, mô tả cây huyết kiệt

1. Mô tả thực vật

Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Cây mọc hoang tại các đảo ở Indonesia, vị thuốc phải nhập.
  • Bộ phận dùng: Dịch bài tiết đỏ từ quả và thân
  • Thu hái: Vào mùa hè.
  • Chế biến: Sấy hoặc hầm cho đến khi thành nhựa rắn, sau đó nghiền thành bột.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị ngọt, mặn và tính ôn.
  • Qui kinh: Vào kinh tâm và can.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Chất màu, chất nhựa, Ete benzoic và benzoylacetic của dracoresitanola, acid benzoic tự do và tinh dầu.

Huyết kiệt dùng làm thuốc chữa bệnh
Huyết kiệt dùng làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây huyết kết

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại về tác dụng dược lý của dược liệu.

Theo y học cổ truyền, Huyết kiệt có một số tác dụng như:

  • Hoạt huyết, tán ứ
  • Giảm đau
  • Sinh tân dịch
  • Làm tan mụn nhọt
  • Giúp lên da non
  • Cầm máu, tiêu máu tụ
  • Trừ tà khí trong ngũ tạng
  • Thông tắc kinh nguyệt gây đau

Bài thuốc trị đau nhức, ứ máu từ cây huyết kiệt

1. Cây huyết nục chữa bong gân, trật khớp, sang thương ở tay chân

Sử dụng Huyết kiệt 160g, Tự nhiên đồng 8 g, Đại hoàng 48g, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 12 – 16g với nước cốt Gừng.

2. Điều trị huyết vựng lên tâm gây đau, đầy, trướng ngực, hen suyễn ở phụ nữ sau sinh từ kỳ lân kiệt

Sử dụng Huyết kiệt, Một dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 8 g. Dùng Đồng tiện hoặc rượu nóng để chiêu thuốc.

3. Trảo nhi huyết điều trị ngoại thương gây chảy máu

Dùng huyết kiệt tán thành bột mịn, rắc vào vết thương.

4. Điều trị ứ huyết, hỗ trợ giảm đau  từ hải tích thạch

Bài thuốc thứ nhất:

Dùng Huyết kiệt, Hồng hoa, mỗi vị đều 8g, Băng phiến 4g, Nhi trà 12g, Xạ hương 2g, Một dược, Nhũ hương, Chu sa, mỗi vị đều 6 g. Nghiền tất cả các vị thuốc thành bột mịn.

Mỗi lần dùng 2.5 – 3g, dùng với rượu đun sôi để ấm hoặc Đồng tiện.

Bài thuốc số hai:

Sử dụng Huyết kiệt, Đại hồi, Thiên niên kiện, Quế chi, mỗi vị đều 20g, tán nhỏ. Ngâm các vị thuốc với 500ml rượu 50 độ trong vòng 1 tuần, sau đó lọc thấy rượu thuốc. Khi dùng thì lấy tăm bông thấm vào thuốc, dùng thoa lên vết thương.

Bột huyết kiệt
Bột huyết kiệt

5. Điều trị phong thấp chạy, đau nhức đầu gối từ Sang dragon

Sử dụng Huyết kiệt và bột Lưu hoàng, mỗi vị đều 30 g. Mỗi lần dùng uống 3 g với rượu nóng.

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau từ cây huyết kết

1. Chữa mụn nhọt, sưng đau từ huyết kiệt

Dùng Huyết kiệt, Bồ hoàng, mỗi vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 – 12g.

2. Cây huyết kiệt trị mụn rò rỉ máu

Bài thuốc thứ nhất

Dùng Huyết kiệt 6g, Khinh phấn, Hạnh nhân sống, mỗi vị đều 63g, Hạt gấc 6 hạt, Ba đậu nhân 0.6 g, Hạt thầu dầu, Một dược, Colophan, mỗi vị đều 20g. Nấu tất cả các nguyên liệu trên cô đặc thành cao.

Khi dùng thì phết cao lên gạc, đắp vào mụn nhọt để hỗ trợ mụn để điều trị và nhanh lên da non.

Bài thuốc thứ hai

Sử dụng Huyết kiệt 4g, Nhi nhà, Nhũ hương, Một dược, mỗi loại đều 6g. Tán các vị thuốc thành bột mịn. Khi dùng thì dùng tăm bông chấm bột thuốc lên các nốt mụn.

Các bài thuốc khác từ cây huyết kiệt

1. Điều trị phụ nữ có thai mà hình thành huyết khối do huyết ứ, gây đau xương sườn, đau bụng từ cây huyết kết

Dùng Huyết kiệt, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Đương quy, Xích thược, Quế tâm, mỗi vị đều 20g, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 8 – 12g với Đồng tiện hoặc rượu nóng. Uống xong đi nằm nghỉ, một lát sau lại uống, ác huyết sẽ theo đường kinh nguyệt ra, không trào ngược lên nữa.

2. Điều trị chảy máu cam từ cây huyết nục

Sử dụng Huyết kiệt và Bồ hoàng, tán thành bột mịn, lọc qua rây để loại bỏ các tạp chất. Thổi bột dược liệu vào mũi.

3. Bài thuốc bổ máu từ cây huyết kiệt

Sử dụng Huyết kiệt, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Thỏ ty thử, Đỗ đen (sao cháy), Vừng đen (sao cháy), mỗi vị đều 100g, Ngải cứu 20 g. Tán các vị thuốc thành bột mịn trộn với mật thành thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 15 – 20g.

4. Bài thuốc trị trong bụng có huyết khối

Sử dụng Huyết kiệt, Một dược, Hoạt thạch, Mẫu đơn bì, mỗi vị đều 30g, sao qua, tán thành bột mịn, trộn hồ và giấm làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô, dùng uống khi bụng đói.

 Lưu ý khi sử dụng cây huyết kiệt chữa bệnh

  • Người không có ứ tích không được dùng dược liệu.
  • Phụ nữ có thai không được dùng.

Trên đây là những thông tin về cây huyết kiệt và các bài thuốc chữa bệnh từ nó. Có thể nói, huyết kết giúp điều trị nhiều bệnh nhưng nó chỉ là bài thuốc tham khảo. Muốn đảm bảo an toàn, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây huyết kiệt1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây huyết kiệt1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây huyết kiệt1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây huyết kiệt1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây huyết kiệt1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em