Cây lộc mại và 2 bài thuốc chữa thông mật, quai bị, thấp khớp hiệu quả
Nội dung chính
Cây mọc hoang ở nhiều nơi số lượng mọc ít, tìm kiếm cây khó khăn. Cây được trồng lấy lá chữa thông mật, quai bị, thấp khớp.
Tên gọi khác: Rau mọi, lục mại.
Tên khoa học: Mercurialis indica Lour.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Thông tin, mô tả cây lộc mại
1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ, cao 2-3m, có nhiều cành nhỏ, giòn. Đặc biệt trên mặt thân và cành có những bì khổng hình châm trảng lấm tấm. Lá đơn, có cuống, có lá kèm, mép có răng cưa đều,dài 10-20cm, rộng 5-10cm. Hoa đực có cuống, mọc thành bông dài 10-20cm, thõng xuống. Hoa cái nhỏ li ti mọc đơn độc hay thành từng đôi, hầu như không cuống. Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngấn lì.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá,Hà Giang, Hà Tây, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình.
Bộ phận dùng: Người ta hái lá về làm thuốc.
Thu hái: Mùa hái hầu như quanh năm.
Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Lộc mại có vị nhạt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng.
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Cây lộc mại của ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Một loại lộc mại-Mercurialis annua L. (hay Foirolle-Pháp) được nghiên cứu và thấy chất mono và trimetylamin, một chất màu xanh chỉ xuất hiện khi tế bào đã chết, một chất đắng, gồm, tinh bột, chất béo, … tuy nhiên hoạt chất cũng chưa rõ. Chỉ mới biết rằng nhân dân châu Âu dùng làm thuốc tẩy, chất gây tẩy này khi phơi khô bị mất đi, nhiệt độ cao cũng bị phá huỷ.
Tác dụng dược lý của cây lộc mại
Cây lộc mại của ta chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Cây lộc mại châu Âu đã được nghiên cứu thì thấy rằng cây này chỉ tác dụng khi dùng tươi, nếu phơi hay sấy khô thì súc vật ăn không làm sao. Nếu dùng với liều hơi cao hay dùng luôn thì gây tẩy mạnh.Nếu đun sôi hay sắc cho uống thì hoạt chất mất đi và cây trở thành một vị thuốc gây hoạt nhuận. Một số vùng châu Âu người ta ăn cây này đã nấu chín. Thịt những súc vật ăn phải cây này mà ngộ độc thì người ăn được.
Trường hợp ngộ độc thường chỉ xảy ra khi dùng quá nhiều: Đối với bộ máy tiêu hoá thì gây không tiêu, đầy, đau vùng ruột, ỉa lỏng kèm theo táo bón (nhận xét trên súc vật), trên bộ máy tiết niêu thấy đái ra máu, đi đái luôn và buốt. Tim đập mạnh và nhanh. Bệnh nhân mệt, yếu. Viêm dạ dày và ruột, viêm thận. Muốn chữa ngộ độc cần dùng thuốc nhuận để tống hết chất đốc, thuốc kích thích chung toàn thân. Cần chú ý là , nước tiểu màu đỏ khi uống thuốc nhiều thì không phải là đái ra máu mà là do một sắc tố của cây.
Công dụng của cây lộc mại
Thuốc dùng trong nhân dán chữa táo bón, đau bụng, kiết lỵ cấp tính, da vàng. Dùng ngoài chữa lở ngứa (nấu đặc rửa). Uống mỗi ngày 10- 20g lá khô hoặc 20-40g lá tươi,sắc uống.
Lộc mại châu Âu là một thứ thuốc tẩy có tác dụng thông mật và tháo nước, tuy nhiên mỗi người đánh giá một cách, người cho là tốt, người cho là không có tác dụng. Nhưng chính là do cách chế biến sử dụng. Chỉ có dạng dùng tươi hay dịch ép là có tác dụng.
Tại châu Âu người ta dùng làm thuốc tẩy cho phụ nữ có thai và làm cho cạn sữa. Còn dùng làm thuốc thông tiểu cho những người bị bệnh gút và bệnh Brai (Bright). Châu Âu dùng dưới dạng thuốc mật hay thụt (trẻ em 10 đến 40g, người lớn 30-60g). Có khi dùng sắc 20g trong một lít nước để thụt.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lộc mại
1. Bài thuốc tẩy thông mật từ cây lộc mại
Dịch ép lá lộc mại 30ml mật ong 30g, trộn đều, đun sôi. Lọc mà uống trong ngày làm thuốc nhuận tẩy thông mật.
2. Bài thuốc chữa quai bị, thấp khớp, suy nhược cơ thể
Lá Lộc mại non nấu canh ăn được. Lá giã nát thêm muối và nước vo gạo, hơ nóng đem chườm chữa quai bị, Thấp khớp. Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai không được dùng.
Lưu ý khi dùng cây lộc mại chữa bệnh
Tuy nhiên, dùng Lộc mại có thể bị ngộ độc. Đối với hệ thống tiêu hoá thì gây hiện tượng ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Với hệ thống tiết niệu: nước tiểu có màu đỏ, đái rắt và buốt. Tim đập mạnh và nhanh. Bệnh nhân mệt yếu. Viêm dạ dày và ruột, viêm thận. Muốn chữa ngộ độc cần dùng thuốc nhuận để tống hết chất độc hoặc dùng thuốc kích thích chung toàn thân. Cần chú ý là nước tiểu màu đỏ không phải là do đái ra máu mà là do một loại sắc tố của cây.
Xem thêm: Cây lai và các bài thuốc chữa bệnh lỵ, ỉa chảy, bệnh spru, bệnh về tóc các tuyến
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!