Mướp (mướp ta) và 26 công dụng chữa bệnh về đường hô hấp (viêm mũi, ho, viêm phế quản, hen); bệnh phụ nữ (rối loạn kinh nguyệt, thông kinh, tắc tia sữa), nước ăn chân, mụn nhọt.

Mướp hay còn gọi là mướp ta là vị rau quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng, mướp còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Từ lâu, cây này đã được dụng chữa nhiều bệnh khác nhau như bệnh về đường hô hấp, bệnh phụ nữ, mụn nhọt.

Thông tin, mô tả về cây mướp
Thông tin, mô tả về cây mướp
  • Tên khác: Mướp ta
  • Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.)
  • Tên tiếng Anh: Luffa cylindrica (L.)
  • Họ: Bầu bí – Cucurbitaceae.

Đặc điểm nhận dạng của cây mướp

1. Mô tả cây mướp

Cây thảo leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai. Mùa hoa quả tháng 8-10

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cây được trồng rất rộng rãi ở khắp nước ta lấy quả ăn. Thường thì ta ăn quả còn non, dùng nấu canh hay xào ăn. Nếu đã già quả có nhiều xơ, thì ta loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ Mướp.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Mướp dùng tươi hoặc nếu dùng khô thì bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hóa học:

Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin.

Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.

Tác dụng dược lý của mướp ta

– Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

– Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.

– Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.

– Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.

– Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

– Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.

Cây mướp chữa bệnh đường hô hấp

Mướp ta chữa bệnh đường hô hấp (ho, viêm phế quản, viêm mũi)
Mướp ta chữa bệnh đường hô hấp (ho, viêm phế quản, viêm mũi)

1. Trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu

Hằng ngày dùng lá mướp 10 – 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau.

2. Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà

Mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40 ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 – 30ml.

3. Chữa bệnh thở khò khè

Mướp tươi non 250g, thái thành đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như một món ăn trong bữa cơm thường ngày.

4. Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở

Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống trong ngày.

5. Trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho

Rễ mướp ngày 15 – 30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

6. Trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm xương cuống mũi

Lấy thân cây mướp đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3 – 5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 12g, có tác dụng thông mũi.

7. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh

Lấy gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm.

Chữa sưng vú, tắc tia sữa từ mướp

1. Chữa tắc tia sữa

Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

2. Thuốc tăng tiết sữa và hoạt huyết

Quả mướp non nấu với chân giò hoặc móng giò lợn.

3. Chữa nứt nẻ đầu vú, chảy máu chân răng

Lá mướp phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hoà với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, chảy máu chân răng.

4. Trị đau tức sườn ngực, đau cơ

Lấy xơ mướp, cắt thành từng đoạn 1 – 2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10g, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc.

5. Làm thông sữa

Dùng lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 – 6g với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, làm cho toàn thân rớm chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.

Mướp chữa kinh nguyệt ở phụ nữ

1. Chữa kinh nguyệt không thông

Quả mướp phơi khô, đốt tồn tính, tán bột, lấy 8 – 16g trộn với tiết vịt trắng và ít rượu, uống vào sáng sớm lúc đói.

2. Chữa bế kinh

Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng hoàn viên, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói.

3. Chữa băng huyết

Đài tồn tại của quả mướp 2 cái, lá huyết dụ 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống  trong ngày.

Mướp giúp giảm đau, cầm máu, mụn nhọt

Mướp có thể dùng chữa mụn nhọt
Mướp có thể dùng chữa mụn nhọt

1. Mướp chữa lở đầu, mẩn ngứa

Lá mướp để tươi, giã nát, lọc lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa.

2. Dùng cầm máu, giảm đau

Xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng (sao tồn tính), tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 8g

3. Trị mụn nhọt, vết thương

Lấy lá mướp bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.

4. Chữa nước ăn chân

Lá mướp nướng, vò nát, xát lại chữa nước ăn chân.

Mướp ta chữa đau lưng, đau đầu

1. Chữa sốt cao, đau đầu

Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, nấu nhừ chắt lấy nước rồi cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 phút. Để nguội. Uống làm 2-3 lần trong ngày.

2. Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt

Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.

3. Chữa đau lưng

Vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi ngày vài lần chữa mụn nhọt. Hoặc dùng bài: hạt mướp già 10g sao vàng, sắc nước uống.

Mướp chữa tiểu tiện ra máu, trĩ

1. Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu

Quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.

2. Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu

Dùng 250g quả mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài, thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.

3. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung

Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùng xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

4. Chữa phù thũng

Lá mướp hương 15g,  cây cứt lợn 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.

Lưu ý khi dùng mướp chữa bệnh

Mướp chữa bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Những bài thuốc trên chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học nên không nên quá lạm dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây mướp và những bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài thuốc dân gian nên người bệnh cần thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng để có được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Xem thêm: Cây lạc tiên với 11 bài thuốc giúp an thần, trị mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, chữa lỵ, ho, nước giải khát làm mát cơ thể

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây mướp1. Mô tả cây mướp2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây mướp1. Mô tả cây mướp2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây mướp1. Mô tả cây mướp2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây mướp1. Mô tả cây mướp2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây mướp1. Mô tả cây mướp2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà