Cây nghể (thủy liễu) và 5 bài thuốc chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn hiệu quả

Cây nghể hay còn gọi thủy liễu, lạt liễu, rau` nghể là cây mọc hoang. Cây có vị hơi cay, tính bình, không có độc tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn.

Thông tin, mô tả cây nghể
Thông tin, mô tả cây nghể

Tên thường gọi: Thủy liễu, Lạt liễu, Rau nghể.

Tên khoa học: Polygonum hydropiper

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

Thông tin, mô tả cây nghể

1. Mô tả thực vật

Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành, lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10-13mm, những lá trên nhỏ và hẹp hơn, bẹ chìa mỏng và phát triển. Hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, bao hoa 4, nhị 6.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, đặc biệt ở những nơi ẩm thấp, khi cây ra hoa hái toàn cây về phơi chỗ mát. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nơi có lượng cây ngổ răm lớn nhất.

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc

Thu hái: Thường lấy lá, ngọn non lúc cây đang ra hoa là tốt nhất.

Chế biến: Dân gian thường dùng cây tươi, nếu dùng cây khô thì đem phơi gió hoặc phơi trong bóng râm để tránh mất mùi và giảm dược tính.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Cây nghể có vị hơi cay, tính bình, không có độc. Tác dụng sát trùng, tiểu viêm

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong cây nghể có chứa các chất oxymetylanthraquinon và 2-2,5% dẫn xuất flavon: ramnazin, isoramnetin và rutin, axit polygonic, hyperin, chất pecsicarin, chất pecsicarin-7-metyleste.

Chất hyperin tan trong nước, độ chảy 236- 238°.

Chất pecsicarin tan trong cồn, độ chảy 280°.

Tác dụng dược lý của cây nghể

Theo nghiên cứu của Liên xô cũ (Gindech p. I. và F. V. Ivanôv, 1951) thì trong cây nghể có chất polygopiperin có tác dụng giúp sự co bóp tử cung, vitamin K và dẫn xuất flavon rutin có tác dụng giảm sự thấm và tăng sức chịu đựng của mao mạch.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây nghể

Cây nghể chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn
Cây nghể chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn

1. Thủy liễu ẩm từ cây nghể

Nghể răm tươi toàn cây 60g (cắt ngắn), hương nhu tươi 60g (cắt ngắn), cho vào nồi đất, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3 cm; sắc lấy 3 bát, chia 3 lần uống khi còn ấm. Có tác dụng chữa ỉa chảy do cảm nắng mùa hè, với biểu hiện ỉa chảy, nôn khan, toàn thân vã mồ hôi lạnh, chân tay vật vã.

2. Cây nghề chữa ỉa chảy ra toàn nước

Nghể răm 30g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống khi còn ấm.

3. Thủy liễu giúp trục đỉa chui vào bụng

Nghể răm 80g, sắc đặc uống, hoặc uống nhiều mật ong (Nam dược thần hiệu).

4. Chữa chốc ghẻ, lở ngứa ngoài da từ lạt liễu

Nghể răm nấu nước tắm rửa, bã xát chỗ ghẻ ngứa.

5. Cây rau nghể chữa rắn cắn

Nghể 25 ngọn, lá phèn đen 25 lá, thuốc lào 1 điếu (viên tròn bằng hạt ngô), hồng hoàng 1 cục bằng hạt đậu xanh; cả 4 vị giã nhỏ, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước, cho vài hạt muối vào rồi uống, chia làm 3 lần trong ngày; bã đắp vào nơi rắn cắn; thời gian điều trị chừng 3 ngày (Kinh nghiệm dân gian).

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây nghể. Có thể nói, cây mang đến nhiều công dụng chữa bệnh nhưng đó chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Cây rau muống (bìm bìm nước) và 11 bài thuốc chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nghể1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nghể1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây hồng đậu khấu

Cây hồng đậu khấu và tác dụng trị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nghể1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây sơn tra

Cây sơn tra và 15 bài thuốc chữa hóc xương cá, ghẻ lở, sản dịch, sán khí, hạ đường huyết, đau nhức, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bế kinh… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nghể1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Long nha thảo

Long nha thảo (tiên hạc thảo) và 6 bài thuốc chữa mụn nhọt, xuất huyết, chảy máu cam, trùng roi âm đạo hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nghể1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp