Cây rau muống (bìm bìm nước) và 11 bài thuốc chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường hiệu quả

Cây rau muống còn gọi là bìm bìm nước thường được biết đến là cây lương thực quen thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây cũng là vị thuốc nam quý hiếm được dùng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường.

Thông tin, mô tả cây rau muống
Thông tin, mô tả cây rau muống

Tên gọi khác: Bìm bìm nước

Tên khoa học: Ipomoea reptans (L.) Poir-Ipo-moea aquatica Forsk

Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)

Thông tin, mô tả cây rau muống

1. Mô tả thực vật

Rau muống không chỉ là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà còn là một cây thuốc nam quý, Cây mọc bò ở nước hay trên cạn, thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3.5-7 cm, cuống lá nhẵn 3-6 cnm.

Hoa to, màu trắng hay hồng tím nhạt, mọc từng một đến 2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. Quả hình cầu, đường kính 7-9 mm. Hạt có lông màu hung, đường kính 4 mm. Mùa hoa vào mùa thu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Trồng khắp nơi trong nước ta dùng làm rau ăn.

Bộ phận dùng: Toàn thân

Thu hái: Quanh năm

Chế biến:  Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong rau muống có 92% nước, 3.2% protit, 2.5% gluxit, 1% xenluloza, 1.3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong đó có tới 100mg% canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2.9% caroten, 23mg% vitaminC 0,10mg% vitamin B1, 0.7% citamin PHƯƠNG PHÁP 0.09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn có nhiều chất nhầy.

Tác dụng dược lý của cây rau muống

Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.

Ngoài công dụng làm rau ăn nhân dân coi rau muống như một thư rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Một số người ít dùng rau muống, khi dùng thường có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Ngọn giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thở.

Bài thuốc trị tâm phiền, khô viêm lưỡi từ cây rau muống

Rau muống chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường
Rau muống chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường

1. Bài thuốc trị chứng tâm phiền, đổ máu mũi, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, ù tai, chóng mặt, háo khát

Lấy 150g rau muống, 12g cúc hoa, đổ nước đủ dùng đun sôi với lửa to, sau 20 phút lọc lấy nước uống.

2. Trị chứng viêm lưỡi, viêm môi do thiếu vitamin B2

100g rau muống, 50g hành tươi, nấu canh ăn hàng ngày.

Bài thuốc chữa bệnh ngoài da từ cây rau muống

1. Trị chứng lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo)

Dùng ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

2. Trị rôm sẩy, mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em

Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm cho trẻ.

3. Bài thuốc chữa liền da, sinh thịt

Khi bị mụn lở, miệng vết thương lõm sâu, ăn nhiều rau muống để chóng lành.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây rau muống

1. Bài thuốc trị ngộ độc từ cây rau muống

Khi bị ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân trước lúc đến bệnh viện có thể lấy 1kg rau muống rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Hoặc khi ngộ độc sắn (củ mì), lấy 100g rau muống cắt khúc, 50g gạo tẻ, hai thứ trộn đều giã nhuyễn hòa với nước uống.

2. Bìm bìm nước chữa đau dạ dày, ợ chua, nóng trong ruột, miệng khô, đắng

20g rau muống, 20g rau má, 20g cỏ mực, 16g rau sam, 12g trần bì (vỏ quýt khô). Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia uống 2 lần/ngày lúc đói.

3. Cây rau muống trị kiết lỵ

400g cọng rau muống tươi, thêm vài miếng trần bì, đổ nhiều nước sắc nhỏ lửa trong vài giờ rồi uống.

4. Trị chứng đái tháo đường từ rau muống

60g rau muống, 30g râu ngô nấu nước uống. Thường rau muống tía tốt hơn rau muống trắng.

5. Trị chứng bí tiểu tiện, phù thũng toàn thân do bệnh thận

Lấy một nắm rau muống, 12g râu ngô, 12g rễ tranh sắc lấy nước uống ngày một lần.

6. Trị chứng ra khí hư bạch đới từ bìm bìm nước

500g rau muống cả rễ, 250g hoa dâm bụt trắng. Cho hai vị trên hầm với thịt lợn hoặc thịt gà để ăn.

Lưu ý khi dùng cây rau muống chữa bệnh

Những người mới bị vết thương hở không nên ăn rau muống vì có thể để lại sẹo lồi.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh liên quan đến cây rau muống. Có thể nói, rau muống là một loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày nhưng cũng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Lục lạc ba lá tròn và 7 bài thuốc chữa xương khớp, di tinh, bạch đới, đái dầm, huyết áp, mất ngủ hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây rau muống1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây rau muống1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây rau muống1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây rau muống1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây rau muống1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp