Cây niệt gió (gió niệt, gió cánh, gió miết) và 8 bài thuốc chữa phong, mụn nhọt, viêm phế quản, viêm cổ tử cung, rắn cắn…

Cây niệt gió còn gọi với nhiều tên khác như gió niệt, gió cánh, gió miết. Đây là vị thuốc trong đông y được dùng để chữa bệnh. Từ lâu, ông cha ta đã dùng niệt gió chữa mụn nhọt, viêm phế quản, chữa rắn rắn, trị bệnh phong..

Thông tin, mô tả cây thuốc
Thông tin, mô tả cây thuốc
  • Tên gọi khác: gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tiên thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng.
  • Tên khoa học: Wikstroemia indica C. A. Mey.
  • Họ: Trầm (Thymeleaceae)

Thông tin, mô tả cây niệt gió

1. Mô tả dược liệu

Niệt gió là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0.3-0.6m, mang nhiều cành gầy,màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo là nổi rõ lên. Lá hầu như không cuống, nhẵn, hình trứng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiên lá dài 3-4cm, rộng 1-2 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dày. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

  • Phân bố: Mọc hoang khắp nơi núi rừng, bụi bờ nước ta. Người ta hái lá hoặc rễ cây này, lá hái vào mùa hạ, rễ hái vào mùa thu, đông hay dầu mùa xuân, hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
  • Bộ phận dùng: Người ta dùng lá hoặc rễ cây này.
  • Thu hái, sơ chế: Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng, dùng. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Niệt gió vị cay, đắng, tính lạnh, có độc
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong Niệt gió có các chất Wikstromin, Aretigemin, Natairesinol, Proresinol, Wikstromol, Daphnoretin, Genkwanin.

Gió niệt có vị cay, đắng, tính hàn được dùng làm thuốc chữa bệnh
Gió niệt có vị cay, đắng, tính hàn được dùng làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây niệt gió

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc rễ và vỏ thân tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tan máu, cầu khuẩn viêm phổi, dung dịch pha trong cồn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn.

Tác dụng tiêu u, bướu: Nước sắc Niệt gió thí nghiệm trên chuột bạch nhỏ có tác dụng ức chế u bướu. Một số hoạt chất của Niệt gió tác dụng tăng cường lưu thông máu, chống viêm, lợi tiểu.

Công dụng: Tiêu sưng, thũng, giảm đau, tán kết trục ứ, tiêu nước. Trị ho gà, hen suyễn, tuyến lâm ba kết hạch, viêm tuyến mang tai, viêm amydal, phong hủi, ác sang, viêm phổi, bế kinh.

Liều dùng: Uống 8-12g, dùng đắp tại chỗ hoặc sắc nước rửa ngoài không kể liều lượng. Nước ta dùng vỏ thay Cam toại gọi là Nam cam toại.

Niệt gió trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản

1. Cây gió niệt điều trị viêm phế quản mãn tính

Sử dụng 5kg rễ Niệt gió thêm nước nấu 2 lần, mỗi lần nấu 4 giờ, lọc trong, cô đặc còn 6000ml, thêm đường và chất chống lên men. Mỗi lần uống 20ml, 1 ngày uống 3 lần, điều trị một liệu trình 10 ngày, sau đó nghỉ nửa tháng lại tiếp tục uống thuốc. Đã điều trị 120 ca, một liệu trình lành bệnh đạt 72,5%. Khi uống thuốc, có phản ứng phụ làm đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, đau dạ dày thì phải ngừng thuốc

2. Gió miệt trị viêm phổi, viêm Amydal, viêm vú, viêm tổ chức tổ ong, viêm tuyến mang tai, viêm hạch lâm ba, phong thấp xương, khớp đau nhức

Rễ Niệt gió chế thành dịch tiêm, mỗi lần tiêm 2ml, tiêm bắp 1-2 lần/ngày

Cây gió chuột trị mụn nhọt, bệnh ngoài da

1. Cây liễu kha vương điều trị bệnh phong

Sử dụng 2500g Niệt gió, mỗi lần cho 3000ml nước sắc. 6giờ, sắc 2 lần, lọc qua mỗi lần uống 15ml, 1 ngày uống 3 lần, đã điều trị 31 ca trong đó có 2 ca chuyển biến xấu phải ngừng thuốc. Bệnh nhân còn lại phần lớn dùng thuốc 2 ngày đã chuyển biến khá. Sau khi dùng thuốc 2 tháng, bệnh chuyển biến tốt 10 ca, 7 ca không lành do bệnh phát trên 5 năm, bệnh nặng. Đối với bệnh phong nổi mụn đỏ, tác dụng mạnh.

2. Trị nhọt thành mủ chưa vỡ cây niệt gió

Vỏ, rễ Niệt gió dã nhỏ đắp quanh mụn nhọt, chừa một lỗ cho mủ chảy ra.

Một số bài thuốc trị bệnh khác từ cây gió niệt

Cây gió cánh có thể dùng chữa mụn nhọt, viêm gan, viêm amidan...
Cây gió cánh có thể dùng chữa mụn nhọt, viêm gan, viêm amidan…

1. Cây niệt gió chữa xơ gan cổ chướng

Dùng rễ Niệt gió lấy lớp vỏ thứ 2-30g nấu chín kỹ; Đại táo: 12g; Đường đỏ: 30g

Làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 1 lần. Thuốc dược lực mạnh, người suy nhược, phụ nữ có thai, trẻ em không được dùng, bệnh xơ gan giai đoạn cuối cũng không được sử dụng

2. Cây gió cánh trị viêm cổ tử cung

Dùng nước sắc Niệt gió 10% rửa và bôi tại chỗ.

3. Trị rắn cắn và chứng sưng đau nhức

Rễ Niệt gió cửu chưng cửu sái, mỗi lần uống 10 đến 20g, sắc uống nóng hoặc uống với rượu.

Lưu ý khi dùng niệt gió chữa bệnh

  • Niệt gió là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Theo đông y, niệt gió có vị đắng, hơi cay, tính lạnh và có độc.
  • Gia súc ăn lá và cây này có thể bị chết. Nhân dân một số nơi dùng làm cây duốc cá (làm cho cá ngộ độc chết để bắt). Có thể dùng làm thuốc diệt trừ sâu bọ trong nông nghiệp.
  • Vỏ thân và vỏ cành có nhiều sợi có thể dùng chế giấy. Cành và lá có chất dính có thể dùng làm keo trong kỹ nghệ làm giấy.
  • Cây có độc, cần hết sức thận trọng khi dùng, không có kinh nghiệm không nên dùng. Trong các tài liệu cổ, người ta nói phụ nữ có thai và những người suy nhược không dùng được.
  • Liều dùng trung bình trong ngày : 8-12g rễ hay lá tươi.
  • Vỏ rễ và vỏ thân có chất kích thích bay hơi, khi bảo quản cần chú ý phòng nhiễm độc.

Cây niệt gió được dùng làm thuốc sát trùng, bạt độc, chữa chứng ma phong (mụn nhọt). Có nơi dùng vỏ cây niệt gió chữa chứng sốt cao, lá giã nát, thêm dầu vào đắp lên những nơi sưng đau, mụn nhọt (nếu không trộn với dầu có thể gây phồng da). Tuy nhiên, đây chỉ là bài thuốc dân gian nên người bệnh không nên lạm dụng.

Xem thêm: Cây mù u (hồ đồng, cồng) và 6 bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, xương khớp, giải độc, dạ dày, viêm răng hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây niệt gió1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây niệt gió1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây niệt gió1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính vị, quy...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây niệt gió1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính vị, quy...

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây niệt gió1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em