Cây tai chuột (mộc tiền) và 5 bài thuốc chữa phù thũng, bạch đới, ho, chín mé, thối tai hiệu quả

Cây tai chuột hay còn gọi Mộc tiền, Co muối tẩu, Cây hạt bí, Nhẩm nghin mía, Qua tử kim và Muối qua. Cây có vị chua, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thông sữa, giảm viêm. Từ lâu, cây đã được dùng chữa phù thũng, bạch đới, ho, chín mé, thối tai.

Thông tin, mô tả cây tai chuột
Thông tin, mô tả cây tai chuột

Tên gọi khác: Mộc tiền, Co muối tẩu, Cây hạt bí, Nhẩm nghin mía, Qua tử kim và Muối qua.

Tên khoa học: Dischidia acuminate Cost.

Họ: Thiên lý ( Asclepiadaceae)

Thông tin, mô tả cây tai chuột

1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền

Tai chuột là loài thực vật dây leo, sống phụ sinh, bám vào đá, vách núi hoặc các cành của cây khác. Thân cây bám trụ trên các cành và buông thõng xuống. Toàn cây đều có chứa nhựa mủ màu trắng đục.

Lá mầm, trên bóng, mọc đối xứng và hình dạng như tai chuột và hạt bí. Lá màu lục nhạt, rộng 8 – 10mm và dài 1 – 2cm. Hoa mọc ở nách lá, kích thước nhỏ và có màu trắng. Quả gồm có 2 quả đại thẳng, hạt được phủ lông mịn. Cây ra hoa vào tháng 4 – 6 hằng năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc nhiều ở các vùng núi ở nước ta.

Bộ phận dùng: Toàn cây được dùng để làm thuốc.

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Sau khi hái về đem thái nhỏ, sao vàng và dùng tươi. Hoặc có thể phơi khô và để dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị hơi chua, tính mát.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý của cây tai chuột

Theo Đông Y:

Được dùng để trị thối tai, bỏng, móng tay lên chín mé, đái vàng, khí hư, sưng tấy, bệnh lậu và được dùng để lợi sữa.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Các nghiên cứu về cây tai chuột vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó hiện tại chưa có công dụng nào của dược liệu này được chứng minh trên phương diện khoa học.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tai chuột

Cây tai chuột chữa phù thũng, bạch đới, ho, chín mé, thối tai
Cây tai chuột chữa phù thũng, bạch đới, ho, chín mé, thối tai

1. Bài thuốc chữa phù thũng từ cây hạt bí

Chuẩn bị: Thài lài tía, rễ cỏ xước, lá tai chuột và bông mã đề, dùng mỗi thứ một nắm.

Thực hiện: Đem các vị sao qua rồi sắc lấy uống. Dùng mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi hẳn.

2. Bài thuốc trị phụ nữ bị bạch đới, chứng viêm tiết niệu, thận nhiệt, nước tiểu đỏ/ vàng, tiểu buốt và đục

Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh, lá bạc thau mỗi thứ 30g, tai chuột 40g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

3. Bài thuốc giảm ho và long đờm từ cây tai chuột

Chuẩn bị: Lá táo chua 40g và tai chuột 30g.

Thực hiện: Nấu nước uống.

4. Bài thuốc chữa chín mé, áp xe và viêm tấy

Chuẩn bị: Một ít tai chuột tươi.

Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và đắp lên nơi đau nhức.

5. Bài thuốc chữa thối tai từ cây tai chuột

Chuẩn bị: Lá hà thủ ô trắng và lá tai chuột, mỗi thứ một ít.

Thực hiện: Giã nát hai nguyên liệu, sau đó vắt lấy nước và nhỏ vào tai.

Những lưu ý khi dùng tai chuột chữa bệnh

Khi dùng dược liệu tai chuột để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Một số bài thuốc của cây tai chuột chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học. Vì vậy để tránh rủi ro khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt không nên tùy tiện dùng dược liệu này.
  • Dược tính của tai chuột có thể gây ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị.

Tai chuột là dược liệu có tính mát, tác dụng trị viêm đường tiết niệu, lợi sữa, giảm viêm tấy và áp xe. Tuy nhiên dược liệu có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện các bài thuốc từ dược liệu này.

Xem thêm: Cây sòi (sòi xanh) và 6 bài thuốc chữa phù thũng, sán máng, giải độc, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tai chuột1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3....

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tai chuột1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3....

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tai chuột1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3....

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tai chuột1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3....

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tai chuột1. Đặc điểm thực vật từ mộc tiền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc