Cây sòi (sòi xanh) và 6 bài thuốc chữa phù thũng, sán máng, giải độc, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cây Sòi (Sòi xanh) có tác dụng sát trùng, lợi niệu, tiêu trực, thông tiện, lợi niệu. Cây này thường được sử dụng để điều trị phù thũng, táo bón, dùng ngoài chữa viêm da mủ, ngứa lở, mề đay mẩn ngứa toàn thân.

Thông tin, mô tả dược liệu cây Sòi
Thông tin, mô tả dược liệu cây Sòi

Tên gọi khác: Sòi xanh

Tên khoa học: Sapium sebiferum (L.) Roxb

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Thông tin, mô tả dược liệu cây Sòi

1. Đặc điểm thực vật

Sòi là cây gỗ rụng lá hàng năm, thân cao khoảng 6 – 15 m. Lá cây mọc so le, hình quả trám, dài khoảng 3 – 7 cm, đầy lá thuôn nhọn, cuống dài có tuyến. Hoa màu trắng ngà hoặc vàng, đơn tính, mọc thành bông ở đầu cành cây hoặc nách lá. Hoa đực có đài phân thùy, hoa cái đài hợp. Quả hạch, bên trong có 3 hạt. Mùa hoa khoảng tháng 6 – 8, mùa quả khoảng tháng 10 – 11.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Sòi là cây có nguồn gốc ở Đông Á ôn đới và cận nhiệt đới, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện nay nhiều nơi trồng Sòi xanh để lấy bóng mát và làm cảnh. Sòi được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tại các nước này thu hái hạt để ép dầu. Tại Việt Nam, cây Sòi mọc hoang ở khắp nơi từ miền Bắc và Trung, ở miền Nam ít thấy. Ở nước ta, nhân dân thường dùng lá cây Sòi để nhuộm vải lụa hoặc sa tanh màu đen, ít khi dùng quả.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá và hạt Sòi xanh được ứng dụng để làm dược liệu. Vỏ rễ cây Sòi trong Đông y được gọi là Ô cữu căn bì.

Thu hái: Vỏ rễ và thân Sòi xanh có thể thu hái quanh năm. Quả Sòi thu hái vào mùa thu, đặc biệt là cuối thu.

Chế biến: Vỏ rễ Sau khi thu, thái nhỏ, phơi khô, bảo quản dùng dần. Lá thường dùng tươi, không cần sơ chế, bảo quản. Quả sau khi thu hái mang về phơi khô, đập lấy hạt. Đặt hạt lên một cái chỗ có lỗ nhỏ đun nóng lên cho lớp sáp bên ngoài hạt chảy ra, để sáp này nguội lại sẽ thu được loại sáp tốt nhất. Sau khi lớp sáp chảy ra thì mang hạt đi giã nhuyễn, ép lấy tinh dầu lỏng. Nếu hạt còn lấy được thì giãn nhỏ rồi ép ngay sẽ thu được 4 lớp sáp ở bên ngoài bỏ hạt và dầu lỏng ở nhân hạt. Hai loại trên có thể để riêng ra hoặc trộn chung để sử dụng.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Sòi có vị đắng, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi niệu, thông tiện, tiêu thũng, trục thuỷ.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

4. Thành phần hóa học

  • Trong vỏ rễ và thân cây Sòi có chứa một tinh thể lớn hình trụ với công thức thô là Pholoraxetophenon 2 – 4 Dimetyl ete, có tác dụng khử trùng.
  • Ngoài ra trong vỏ Sòi chứa: Xanthoxylin, Chất béo, Vitamin E, Tanin
  • Trong lá Sòi chiết xuất được các thành phần như: Corilagìn, Axit Galic, Zoquexitro – Zit, Axit Ellagic
  • Nhân hạt Sòi xanh có chứa sau khi ép dầu có thể dùng ăn. Sáp và hỗn hợp dầu được ứng dụng để làm xà phòng và nến.

Tác dụng dược lý của cây sòi

Theo y học hiện đại:

Sáp hạt cây Sòi có thể sử dụng thay bơ ca cao dùng làm thuốc đạn, bôi lên tóc và dùng chữa một số bệnh lý ngoài da. Muốn dùng chế thuốc đạn, sáp cây Sòi cần được trộn với dầu lạc để hạ độ chảy từ 58 độ xuống còn 42 – 40 độ.

Vỏ Sòi có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về nhiễm trùng, huyết hấp trùng gây lá lách và gan sưng to, bụng trướng nước, thiếu máu nghiêm trọng và các bệnh viêm gan virus có khả năng truyền nhiễm.

Theo y học cổ truyền:

Nhân dân thường dùng vỏ rễ cây Sòi để điều trị các bệnh bạo thủy, tích tụ, táo kết, thủy thũng, bụng trướng đầy, đại tiểu tiện khó khăn, có trướng nước ở vùng cạnh sườn.

Điều trị đại tiểu tiện không thông, hoàng đản, sườn bên phải sưng đau, ăn uống kém, không ngon miệng, thường xuyên sốt cao.

Chỉ định điều trị của cây Sòi:

  • Táo bón, phù thũng, giảm niệu
  • Xơ gan, cổ trướng, viêm gan siêu vi trùng, bệnh sán máng
  • Rắn độc cắn sưng đau
  • Bệnh nhân ngôn
  • Viêm da mủ, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng
  • Viêm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sòi

Cây sòi chữa phù thũng, sán máng, giải độc, mề đay mẩn ngứa
Cây sòi chữa phù thũng, sán máng, giải độc, mề đay mẩn ngứa

1. Sòi điều trị phù thũng

Sử dụng rễ Sòi 15 g, đường 15 g, đun lấy nước, dùng uống.

2. Điều trị cổ trướng, đại tiện không thông, phù thũng, ứ nước, bí đầy, ăn uống không ngon miệng

Sử dụng rễ Sòi (phần vỏ lụa ở trong), hạt Cau, Mộc thông, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

3. Điều trị bệnh sán máng

Sử dụng lá Sòi 8 – 30 g, sắc thành thuốc, dùng uống liên tục trong 20 – 30 ngày.

4. Hỗ trợ giải độc từ cây sòi

Sử dụng lá Sòi 1 nắm tay, giã nhỏ, gia thêm nước, vắt lấy nước giã, dùng uống.

5. Dùng điều trị mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, nước chảy chảy gây mụn nhọt lây lan

Sử dụng dầu hạt Sòi (cả phần sáp và nhân) 100 g đun sôi, sau đó cho thêm Hồng đơn 50 g cùng 100 ml nước, khuấy đều. Để nhỏ lửa đến khi nước bốc hơi lên hết, Hồng đơn mất màu thì được. Sử dụng cao này thoa lên các nốt mụn nhọt, lở loét.

6. Chữa bệnh thủy thủng, bụng trướng to, ăn uống không ngon miệng

Sử dụng vỏ rễ Sòi (chỉ lấy phần vỏ lụa) phơi khô, tán thành bột mịn, gia thêm nước cơm làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt đậu xanh.

Ngoài ra, có thể nấu một phần táo đen với 6 phần nước đến khi thu được hồ nhão thì ray bỏ bột, lấy nước trộn với vỏ rễ Sòi tạo thành thuốc viên với tên gọi là Ô táo hoàn.

Tùy theo tình hình bệnh trạng mà mỗi ngày có thể sử dụng 10 – 20 g thuốc, dùng với nước cơm hoặc dùng nước cháo để chiêu thuốc.

Cây Sòi là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên Sòi có chứa một lượng độc tính nhẹ, dùng lâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi cần sử dụng dược liệu nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Xem thêm: Mộc thông (thông thảo) và 14 bài thuốc chữa thiếu sữa, đau bụng, tắc kinh, tiểu rắt, nóng trong, khó nuốt, đau nhức hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Sòi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Sòi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Sòi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Sòi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Sòi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà