Cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) và 7 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ,  cảm sốt, bỏng, lỵ hiệu quả

Cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) thường được dùng với mục đích nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng phòng ngừa – điều trị cảm nắng, cảm cúm, sốt cao, rối loạn giấc ngủ và chứng mất ngủ.

Thông tin, mô tả cây thành ngạnh
Thông tin, mô tả cây thành ngạnh

Tên gọi khác: Cây đỏ ngọn, Ngành ngạnh, Lành ngạnh

Tên khoa học: Cratoxylon pruniflorum

Họ: Ban (Hypericaceae)

Thông tin, mô tả cây thành ngạnh

1. Đặc điểm thực vật

Cây thành ngạnh là thực vật thân nhỏ, có gai ở gốc, cây phân nhiều cành nhỏ và thường có lông tơ khi còn non. Ngọn cây có lông tơ màu đỏ (nên được gọi là cây đỏ ngọn). Lá mọc đối xứng, phiến hình mác, rộng 3.5 – 4cm, dài 12 – 13cm, cuống ngắn, phiến lá có gân chính màu đỏ.

Hoa màu hơi tía hoặc màu trắng, thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình trứng, rộng 0.8cm, dài 1.5cm, bên trong chứa hạt nhỏ, dài 0.6cm và rộng 0.3cm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây thành ngạnh ít khi mọc ở đồng bằng và phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,… Ngoài ra loài thực vật này còn phân bố ở nhiều nước châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Lá của cây đỏ ngọn thường được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra vỏ cây và rễ cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Thu hoạch: Thu hái gần như quanh năm.

Chế biến: Sau khi hái về có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị ngọt vừa, chua, chát, hơi đắng và có tính mát.

Quy kinh: Đang cập nhật.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Từ năm 1995, cây thành ngạnh bắt đầu được các bác sĩ tại Học viện Quân Y nghiên cứu và nhận thấy cây có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm tannin, saponin, axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, flavonoid,…

Tác dụng dược lý của cây thành ngạnh

Tác dụng của cây thành ngạnh theo Đông Y:

Công dụng: Kiện tỳ vị, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiêu hóa.

Chủ trị: Ăn uống kém, nóng trong người, mệt mỏi, tăng huyết áp, sốt cao do cảm, mồ hôi trộm, chân tay mỏi, viêm ruột, tiêu chảy,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Kết quả nghiên cứu tại Học viện Quân y cho thấy, dược liệu cây đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn xoan trà và chè xanh.

Với tác dụng chống oxy mạnh, cây thành ngạnh có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào, tăng cường tuần hoàn não và ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não.

Dịch chiết từ cây đỏ ngọn có tác dụng chống đông máu, tăng lưu thông tuần hoàn và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Một số nghiên cứu tại Trung Quốc và Thái Lan cho thấy, cây đỏ ngọn có tác dụng bảo vệ mạch máu khỏi những tác động bất thường.

Hoạt chất trong dược liệu có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ thần kinh và tăng khả năng hình thành các phản xạ có điều kiện.

Một số nghiên cứu cho thấy, các acid hữu cơ trong dược liệu có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong cây thành ngạnh có tác dụng bảo vệ tế bào, ngăn chặn tình trạng loạn sản và phòng ngừa ung thư.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thành ngạnh

Cây thành ngạnh chữa bệnh tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, cảm sốt, bỏng, lỵ
Cây thành ngạnh chữa bệnh tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, cảm sốt, bỏng, lỵ

1. Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa và kích thích vị giác cho phụ nữ sau khi sinh

Chuẩn bị: Lá thành ngạnh 15 – 30g.

Thực hiện: Rửa sạch và đun sôi uống thay trà, có thể dùng hằng ngày cho đến khi triệu chứng giảm hẳn. Với những trường hợp có triệu chứng nặng nề, nên gia thêm lá vối.

2. Cây thành ngạnh trị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và đau đầu ở người bị cao huyết áp

Chuẩn bị: Hoa hòe 15g và lá thành ngạnh 30g.

Thực hiện: Rửa sạch rồi cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm lấy nước uống hằng ngày.

3. Bài thuốc chữa cảm gây sốt cao, chân tay mỏi từ cây thành ngạnh

Chuẩn bị: Thanh hao hoa vàng (lá ngải hoa vàng) 15g và lá cây thành ngạnh 15g.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần uống 125ml, ngày uống 2 lần. Nên dùng khi thuốc khi còn nóng, có thể ăn cháo tía tô giải cảm để bệnh nhanh khỏi.

4. Cây đỏ ngọn chữa bỏng

Chuẩn bị: Nước vo gạo đặc và lá thành ngạnh tươi.

Thực hiện: Rửa sạch lá thành ngạnh rồi giã nát và trộn với nước vo gạo rồi đắp lên vùng da bị bỏng.

5. Bài thuốc chữa lỵ và phòng cảm nắng từ cây ngành ngạnh

Chuẩn bị: Lá thành ngạnh non.

Thực hiện: Sắc uống hằng ngày thay cho trà, nên dùng vào những ngày nắng nóng.

6. Cây thành ngạnh và bài thuốc chữa bí tiểu tiện

Chuẩn bị: Thân rễ mía dò 10g và lá thành ngạnh 20g.

Thực hiện: Đem dược liệu băm nhỏ rồi sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 lần cho đến khi tiểu tiện thông.

7. Bài thuốc chữa vết thương

Chuẩn bị: Vôi bột 40g, cọ nhọ nồi 50g, ngọn non thành ngạnh 60g và hạt cau già (binh lang) 30g.

Thực hiện: Đem dược liệu phơi cho khô hoàn toàn, sau đó tán thành bột và rây mịn. Phủ một lớp gạc mỏng lên vết thương rồi rắc bột vào. Thuốc bột có tác dụng hút mủ, làm khô vết thương, giảm ngứa và giúp vết thương nhanh lên da non.

Những lưu ý khi sử dụng cây thành ngạnh chữa bệnh

Dược liệu có tác dụng hạ huyết áp và chống đông máu nên tránh sử dụng đồng thời với thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống đông máu, Aspirin,…

Thông tin về cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên trao đổi trực tiếp với thầy thuốc.

Xem thêm: Nhục đậu khấu và 7 bài thuốc chữa tiết tả, thận yếu, nôn mửa… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thành ngạnh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thành ngạnh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thành ngạnh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thành ngạnh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây gai dầu

Cây gai dầu (cần sa) và 4 bài thuốc chữa táo bón, động thai, phong độc, kiết lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thành ngạnh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em