Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát tốt nhất cho người bệnh

Sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên lành tính giúp khắc phục được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có tiểu đường. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát hiệu quả và giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ đáng kể!

Khái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đường

Khi nhắc đến cây bình bát, người ta thường nói đến tính thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng để chữa trị các bệnh về khô miệng gây khát nước, nóng trong người dẫn đến nổi mụn, bí tiểu,… Tuy nhiên, đó chỉ là công dụng của cây bình bát dây mà thôi (loại thân leo, mọc thành lùm cây rậm rạp, trồng bằng hạt, có nơi gọi là dưa dại).

Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường
Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường

Còn một loại bình bát khác thân gỗ, cây trưởng thành cao khoảng 5 – 7m, tán lá rộng, cho quả hình tim vào mùa hè (tháng 7 – 8), khi chín màu vàng nhạt, có thể ăn được. Quả của cây bình bát còn được gọi là na xiêm, đào tiên, vị ngọt dịu, giàu vitamin C, chất xơ. Bình bát cây này được nhắc đến nhiều với các công dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm, chữa kiết lị, giun sán,…

Bình bát dây và bình bát cây khác nhau về hình dáng, chủng loại nhưng đều có công dụng ổn định lượng đường huyết trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển. Có rất nhiều bài thuốc Đông y về 2 loại dược liệu này đã được ghi nhận và lưu truyền đến tận ngày nay.

Người đang bị đái tháo đường có thể áp dụng một số cách chữa bệnh bằng 2 loại bình bát như sau:

Bài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bát

Chuẩn bị: Quả bình bát xanh (thường xuất hiện vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hằng năm).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quả bình bát đã hái về rồi bổ đôi, bỏ hạt.
  • Thái bình bát thành từng lát mỏng rồi xếp đều lên mâm, đem phơi nắng cho các bình bát khô lại, chuyển dần sang màu nâu vàng. Có thể mất đến 2 lần phơi nắng các lát bình bát mới khô đều.
  • Cho bình bát quả đã phơi khô vào túi nilon sạch hoặc lọ thuỷ tinh để bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và dùng dần.
  • Lấy 5gr quả bình bát khô đem đun với 1,5 – 2 lít nước cho sôi lên, để nguội và uống hết trong ngày.
  • Duy trì bài thuốc nước này liên tục trong 2 – 3 tháng với liều lượng đều đặn để giảm đường huyết. Uống nước bình bát vào mùa hè còn giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu và nhuận tràng hơn.

Lưu ý: Trong quả bình bát có chứa độc tố, đôi khi có thể gây dị ứng, sốc phản vệ với người dùng. Do đó, bạn cần thận trọng, nên hỏi ý kiến các thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng. Ngoài ra, khi thu hái loại quả này, bạn phải cẩn thận với nhựa cây vì nó có thể gây dị ứng, mẩn ngứa hoặc làm đau mắt.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ dây bình bát và cỏ mần trầu

Bài thuốc từ cây bình bát và cỏ mần trầu chữa bệnh tiểu đường
Bài thuốc từ cây bình bát và cỏ mần trầu chữa bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: 50gr dây bình bát, 50gr cây dền gai, 50gr cỏ mần trầu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả 3 nguyên liệu trên rồi đem đun với 2 lít nước, khi nước sôi thì đun nhỏ lửa lại thêm 10 phút.
  • Để nước thuốc nguội rồi chia uống nhiều lần trong ngày. Duy trì liên tục trong 30 ngày.

Lưu ý: Bạn có thể thu hoạch cùng lúc nhiều dây bình bát, cỏ mần trầu và dền gai rồi mang phơi khô để dùng dần. Lúc này, người bệnh chỉ nên sắc khoảng 20 – 25gr mỗi vị dược liệu với 2 lít nước để uống trong ngày, tránh việc cho nhiều quá sẽ khiến thuốc đặc, khó uống.

Bài thuốc chữa tiểu đường kèm táo phân bằng dây bình bát

Chuẩn bị: 50gr rau bình bát (phần búp non), 50gr rau sam, 50gr rau dền mọc dại; 0,5kg cua đồng.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch cua rồi đem giã hoặc xay nhuyễn.
  • Rửa sạch các loại rau, có thể cắt thành khúc nhỏ cho dễ ăn.
  • Nấu riêu cua theo cách thông thường, kèm một chút gia vị cho vừa vặn rồi khi cua chín, bạn cho các loại rau vào nấu kèm để ăn. Vì các loại rau này rất nhanh chín nên chỉ cần nước vừa sôi là bạn có thể tắt bếp. Trước khi dừng lửa hãy nêm nếm thêm muối, mì chính cho hợp với khẩu vị của bạn (người tiểu đường không nên ăn quá mặn).
  • Sử dụng canh cua với rau bình bát 1 tuần 3 – 4 lần để giúp ổn định lượng đường trong máu tốt hơn. Trong suốt quá trình chữa bệnh, bạn hãy ăn món ăn này thường xuyên.

Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể đổi món với nguyên liệu dây bình bát bằng cách hái 100gr đọt non của rau này để nấu canh ngao, hến hoặc ép nước rồi uống trực tiếp (uống 1ly/ ngày). Những cách thức này cũng mang lại hiệu quả tốt với việc chữa trị bệnh tiểu đường.

(**) Chú ý: Dây bình bát rất lành tính, mát, phù hợp với mọi lứa tuổi nhưng một số người đang bị cảm gió, tiêu chảy hay phụ nữ đang bị hành kinh không nên sử dụng.

Trên đây là 3 cách chữa tiểu đường bằng cây bình bát. Người bệnh có thể vừa kết hợp uống nước từ quả bình bát vừa sử dụng rau bình bát để nấu canh, xào trong bữa cơm hằng ngày của mình được. Chỉ cần kiên trì thực hiện và áp dụng chế độ ăn uống phù hợp với người bị tiểu đường thì lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng trở về mức ổn định.

Vote post
Vote post
Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa giúp ổn định đường huyết cho người bệnh

Nội dung chínhKhái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đườngBài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bátBài thuốc chữa bệnh tiểu...

Bài thuốc mướp đắng trị bệnh tiểu đường

Chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian: Đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ!

Nội dung chínhKhái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đườngBài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bátBài thuốc chữa bệnh tiểu...

Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

7 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam đơn giản mà đường huyết ổn định nhanh

Nội dung chínhKhái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đườngBài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bátBài thuốc chữa bệnh tiểu...

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp hiệu quả nhưng ít người biết

Nội dung chínhKhái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đườngBài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bátBài thuốc chữa bệnh tiểu...

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Hướng dẫn sử dụng bài thuốc lá xoài chữa tiểu đường hiệu quả ít người biết

Nội dung chínhKhái quát về cây bình bát giúp chữa bệnh tiểu đườngBài thuốc trị tiểu đường từ quả bình bátBài thuốc chữa bệnh tiểu...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc