Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa giúp ổn định đường huyết cho người bệnh

Gợi ý cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả không ngờ. Tham khảo ngay để biết!

Không chỉ dùng để làm hương liệu tự nhiên quen thuộc trong các món ăn dân dã như: Xôi, chè, sữa đậu nành, bánh, lá dứa còn là vị thuốc cực hay trong y học cổ truyền, được áp dụng để ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Vậy cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá như nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường

1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường

Lá dứa hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là lá nếp thơm, là một loài thực vật thân thảo, thuộc họ dứa dại, thường sinh sôi và phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới.

Đặc điểm là dứa chữa bệnh tiểu đường
Đặc điểm là dứa chữa bệnh tiểu đường

Cây lá dứa mọc thành bụi trên một thân và rễ, thân rộng từ 1 – 3cm, chiều cao khoảng 30 – 40cm. Lá cây có hình dài, hẹp và thẳng tựa như hình lưỡi gươm. Mép lá không có gai, mặt trên màu xanh sẫm và bóng, mặt dưới màu nhạt.

Đặc biệt lá dứa có mùi thơm rất đặc trưng, tựa như mùi cơm nếp, càng để khô lại càng thơm. Cây không có hoa cũng không có quả. Đây cũng chính là đặc điểm dùng để phân biệt cây lá dứa chữa bệnh tiểu đường và cây lá dứa cho quả ăn. Loại lá dứa cho quả ăn lá thường có gai và cứng hơn nhiều so với lá dứa chữa bệnh tiểu đường. Qủa của chúng cũng rất thơm ngon và là bộ phận thu hoạch chủ yếu. Còn đối với cây lá dứa chữa bệnh tiểu đường, lá mới là bộ phận chính để thu hoạch..

2. Công dụng chữa bệnh tiểu đường của lá dứa

Ngoài việc dùng để nhuộm màu tự nhiên và tăng thêm hương vị cho món ăn, lá dứa còn có công dụng trị được rất nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, đây là một vị thuốc quý có công năng sát khuẩn, hạ nhiệt. Bộ rễ của cây có vị ngọt nhạt, tính mát giúp hoạt huyết, lợi tiểu và tiêu độc rất tốt.

Bên cạnh đó, lá dứa cũng rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp, bệnh gout, viêm thanh quản, viêm đường tiết niệu, viêm xung huyết dạ dày và giúp ổn định đường huyết hiệu quả (điều này đã được GS.TS. Đỗ Tất Lợi ghi nhận trong  cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Về mặt y học hiện đại, lá dứa được chứng minh là có một số tác dụng dược lý nhất định như: Điều trị đái tháo đường, hỗ trợ hệ thống thần kinh, hỗ trợ giải cảm, cải thiện tình trạng thấp khớp.

Đặc biệt, loại thảo dược này tỏ ra rất hữu hiệu với việc điều trị bệnh đái tháo đường do trong thành phần có chứa nhiều chất diệp lục cũng như hàm lượng chất xơ cao giúp làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên. Nhờ đó, lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn.

Đồng thời thành phần bromelain cùng với các chất chống oxy hóa và một số acid hữu cơ có trong lá dứa cũng là những yếu tố quan trọng giúp loại thảo dược này có khả năng ức chế sự phát triển của các gốc tự do, đem lại tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng và hạn chế các biến chứng về tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá dứa tốt nhất

Lá dứa có tác dụng hỗ trợ bệnh tiểu đường rất tốt. Nhưng với điều kiện là người bệnh cần phải sử dụng đúng cách, đúng khoa học, tránh áp dụng bừa bãi. Dưới đây là một số bài thuốc theo Đông y mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Uống nước lá dứa tươi

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, tiết kiệm, dễ làm, dễ thực hiện mà lại cho hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Cách làm như sau:

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 2 – 3 chiếc lá dứa tươi
  • Nước lọc

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá dứa tươi. Tốt nhất nên dùng nước muối loãng để rửa sẽ loại bỏ được hết tạp chất và bụi bẩn.
  • Cuộn tròn lá dứa cho vào nồi, đổ ngập nước và đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì ngừng.
  • Chia lượng thành 3 lần, uống trong ngày.
  • Nên uống khi còn ấm trước mỗi bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.
  • Kiên trì áp dụng 1 – 3 tuần để có kết quả.

2. Dùng lá dứa khô hãm nước

Phương pháp này rất tiện lợi cho người bệnh bởi làm một lần có thể sử dụng được nhiều lần mà tác dụng đem lại cũng rất tốt. Cách làm như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 10 lá dứa tươi

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá dứa tươi với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cắt lá dứa thành từng khúc nhỏ khoảng 5 – 7cm.
  • Phơi khô trong bóng râm để giữ được hương vị của lá dứa.
  • Mỗi lần dùng lấy một nắm vừa đủ, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi và hãm trong vòng 30 phút.
  • Chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa cần lưu ý những gì?

Công dụng của lá dứa đối với việc chữa bệnh tiểu đường là điều mà cả y học cổ truyền và y học hiện đại không hề phủ nhận. Nhưng, phương pháp này chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu người bệnh biết cách sử dụng. Ngoài cách điều chế đúng, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Nên bắt đầu sử dụng lá dứa để điều trị bệnh tiểu đường với một lượng nhỏ sau đó mới tăng dần lên.
  • Cần kiểm tra chỉ số đường huyết sau 1 tuần áp dụng bài thuốc với lá dứa để căn chỉnh lại liều lượng sử dụng. Nếu đường huyết đã có dấu hiệu giảm thì cần giảm liều lượng dùng xuống để tránh việc đường huyết hạ xuống mức quá thấp.
  • Hạn chế uống lá dứa vào buổi tối và ban đêm.
  • Kiên trì áp dụng liệu trình trong vòng 3 – 4 tuần để đạt được hiệu quả.
  • Lá dứa chỉ là bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc trị bệnh tiểu đường mà bác sĩ chỉ định. Vì thế cần thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn đồng thời có biện pháp phù hợp với bản thân.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường rau xanh, nước lọc, trái cây. Hạn chế tinh bột, đồ ngọt, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Kết hợp việc vận động và luyện tập các bài tập phù hợp để tăng cường sức đề kháng.

Lá dứa chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp điều trị dân gian mang lại rất nhiều ưu điểm như an toàn, tiết kiệm, dễ làm, dễ thực hiện. Về cơ bản, lá dứa rất lành tính nên có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này để điều trị người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia đồng thời tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc dùng lá dứa để chữa bệnh đã nêu trên để đạt hiệu quả tốt nhất và hồi phục sức khỏe sớm nhất có thể nhé.

Vote post
Vote post
Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc mướp đắng trị bệnh tiểu đường

Chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian: Đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ!

Nội dung chínhĐặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường2. Công dụng chữa...

Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát tốt nhất cho người bệnh

Nội dung chínhĐặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường2. Công dụng chữa...

Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

7 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam đơn giản mà đường huyết ổn định nhanh

Nội dung chínhĐặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường2. Công dụng chữa...

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp hiệu quả nhưng ít người biết

Nội dung chínhĐặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường2. Công dụng chữa...

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Hướng dẫn sử dụng bài thuốc lá xoài chữa tiểu đường hiệu quả ít người biết

Nội dung chínhĐặc điểm và công dụng của loại lá dứa chữa tiểu đường1. Đặc điểm của lá dứa chữa tiểu đường2. Công dụng chữa...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng