Chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian: Đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ!
Nội dung chính
Tiểu đường là căn bệnh cần được điều trị cẩn thận và dứt điểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi mới phát hiện bệnh, bạn có thể chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian để cải thiện lượng đường huyết và tăng cường sức khoẻ chung hơn nữa.
Bệnh tiểu đường phản ánh tình trạng gia tăng lượng đường trong máu do một số nguyên nhân như: Cơ thể thiếu vitamin D, ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều các thực phẩm từ đường bột, chất béo, ít tập luyện thể dục thể thao hoặc chịu ảnh hưởng của một số căn bệnh khác như dạ dày, sau chấn thương, phẫu thuật,… Tiểu đường thường diễn ra âm thầm, người bệnh nếu không đi khám sức khoẻ định kì sẽ khó phát hiện ngay được.
Người bị bệnh tiểu đường ngay khi phát hiện bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh gia tăng lượng đường trong máu khiến bệnh diễn biến xấu đi. Cùng với đó, hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian bổ trợ để kết quả điều trị có những biến chuyển tích cực.
Với 5 bài thuốc dân gian sau đây, người bệnh hãy lựa chọn và sử dụng tại nhà để hạ đường huyết hiệu quả nhất:
Dùng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường
Trong quả mướp đắng chứa các thành phần có công dụng giải độc, lợi tiểu, diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt nhất, loại quả này không chứa đường lại có thành phần giống với chất insulin do cơ thể tiết ra, từ đó giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Sau đây là 2 cách chữa tiểu đường từ quả mướp đắng:
Cách 1: Mướp đắng kết hợp với ớt ngọt, dưa chuột, rau cần
Chuẩn bị: 1 trái mướp đắng, 1 trái ớt chuông xanh, 1 trái dưa chuột, 5 – 7 cọng rau cần.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các loại củ quả mướp đắng, ớt chuông, dưa chuột, ngâm với nước muối loãng 5 – 7 phút cho sạch hẳn. Rau cần nhặt sạch rễ rồi rửa sạch.
- Thái nhỏ các loại nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào máy ép để ép lấy nước của các rau củ này. Nếu không có máy ép, bạn hãy dùng máy xay sinh tố, xay nhuyễn các nguyên liệu rồi lọc chúng với 1 chiếc khăn mỏng để thu được phần nước cốt.
- Uống nước ép này 2 lần/ ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi chiều. Duy trì 1 – 2 tháng để hạ đường huyết.
Cách 2: Sử dụng nước ép mướp đắng nguyên chất
Chuẩn bị: 2 quả mướp đắng, 1 nửa quả chanh tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch mướp đắng, thái thành từng miếng nhỏ để ép lấy nước. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt chanh cho vào để món đồ uống có mùi vị dễ chịu hơn. Trước khi uống, thêm 2 – 3 hạt muối tinh, lắc cho tan.
- Uống nước ép mướp đắng vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn; duy trì 1 – 2 tháng để giảm lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường hãy tích cực ăn các món từ mướp đắng như: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt hấp, mướp đắng trộn salad,… để cải thiện hơn tình trạng bệnh của mình.
Chữa bệnh tiểu đường bằng vỏ dưa hấu
Những tưởng là thứ bỏ đi nhưng vỏ dưa hấu lại có những công dụng chữa tiểu đường rất lớn. Lý do là vì, trong nguyên liệu này có tính mát, chứa hơn 95% là nước cùng các chất khác như protit, gluxit, xenluloza, muối khoáng,… và chất acid folic có ảnh hưởng rất tốt đến quá trình tái tạo máu cho người đang bị bệnh tiểu đường.
Sau khi ăn dưa hấu, bạn đừng vội vứt vỏ của chúng đi mà hãy sử dụng theo hướng dẫn sau để chữa bệnh tiểu đường:
Cách 1: Vỏ dưa hấu kết gợp với thảo dược
Chuẩn bị: 60 gram vỏ dưa hấu tươi, 15 gram câu kỷ tử, 12 gram hoa thiên phấn, 10 gram ô mai.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước. Sau đó, cho tất cả vào ấm sắc thuốc chuyên dụng để nấu với 2 lít nước.
- Đun với lửa vừa cho đến khi lượng nước thuốc trong ấm cô cạn lại, còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp.
- Để nguội nước thuốc và chia uống nhiều lần trong ngày. Áp dụng bài thuốc này liên tục 1 tháng, nên bạn có thể mua sẵn các thảo dược để chia nhỏ dùng dần.
Cách 2: Dùng vỏ dưa hấu và vỏ bí đao
Chuẩn bị: Vỏ dưa hấu và vỏ bí đao (bí xanh) khối lượng cân bằng, khoảng 30 – 50 gram mỗi loại.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2 loại vỏ dưa hấu và bí xanh rồi cho vào nồi sắc thuốc chuyên dụng.
- Đun với 2 lít nước ở lửa vừa, còn khoảng 1 – 1,2 lít nước thì bạn tắt bếp và để nguội.
- Chia nước thuốc thành 3 phần, uống sáng, trưa và chiều. Duy trì trong 1 tháng. Vào mùa hè, người bệnh có thể nấu nước này loãng hơn, vừa uống trị tiểu đường vừa góp phần giải nhiệt cho cơ thể.
Chữa tiểu đường hiệu quả với lá sa kê
Lá sa kê rất được ưa chuộng trong việc chữa bệnh tiểu đường vì có khả năng ổn định đường huyết, ngăn ngừa đái tháo đường với 2 chất nổi trội là campherol và quercetin.
2 cách chữa tiểu đường với lá sa kê:
Cách 1: Lá sa kê kết hợp với đậu bắp và búp ổi
Chuẩn bị: 100 gram lá sa kê mới rụng; 100 gram quả đậu bắp; 20 gram búp ổi non.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, lá sa kê vò qua cho hơi nát, đậu bắp chẻ làm đôi theo chiều dọc còn búp ổi giữ nguyên.
- Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc rồi đun với 2 lít nước. Nước thuốc sôi bạn hãy hạ nhỏ lửa xuống, để cho cô cạn còn khoảng 500ml là được.
- Chia uống vài lần trong ngày, duy trì khoảng 1 – 2 tháng để giảm lượng đường trong máu.
Cách 2: Dùng lá sa kê với rau ngót, chè xanh
Đây là bài thuốc được áp dụng cho người đang bị cả bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp
Chuẩn bị: 2 lá sa kê to vừa rụng xuống đất, 20 gram lá chè xanh, 50 gram rau ngót.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi mỗi loại lá bạn vò qua một chút.
- Sắc nước thuốc uống, từ 2 lít nước sắc cô cạn còn 1/2 hoặc 1/3 lượng nước ban đầu.
- Chia uống nước thuốc 3 lần trong ngày, duy trì việc uống nước thuốc 30 ngày liên tiếp.
** Lưu ý: Bạn phải sử dụng lá sa kê đã rụng khỏi cành, vì lá sa kê tươi chưa có 2 hoạt chất quan trọng giúp điều hoà lượng đường trong máu.
Cách chữa tiểu đường bằng tỏi
Tỏi không những chứa thành phần kháng viêm dồi dào mà nó còn có những hoạt chất thúc đẩy cơ thể sản sinh ra insulin tốt hơn, từ đó cân bằng chuyển hoá để ổn định lượng đường trong máu.
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường với tỏi như sau:
Chuẩn bị: 100ml rượu nếp (loại 50 độ); 40 gram tỏi khô.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc sạch vỏ rồi thái đôi hoặc thái thành 3 phần theo chiều ngang. Cho tất cả vào lọ thuỷ tinh.
- Đổ rượu nếp vào lọ thuỷ tinh cho ngập hết tỏi rồi để ngâm từ 10 ngày trở đi. Khi bạn thấy dung dịch trong lọ ngâm chuyển từ màu trắng sang màu vàng đục là có thể dùng được.
- Uống 1 nửa thìa cà phê tỏi nguyên chất vào sáng và tối và thực hiện liên tục trong 1 tháng liền. Bạn không nên tăng liều lượng sử dụng vì dược tính trong rượu tỏi khá mạnh, sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
** Lưu ý: Khi ngâm tỏi với rượu, bạn hãy lắc nhẹ lọ mỗi ngày 1 lần để cho rượu ngấm đều vào tỏi.
Trị tiểu đường bằng hạt vải
Thêm một nguyên liệu nữa thường bị bỏ đi vì không có tác dụng gì đã được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường. Hạt vải trong Đông y được ghi nhận có tính ôn, vị hơi chát, có tác dụng điều hoà lượng đường huyết.
Có 2 cách chữa tiểu đường với hạt vải như sau:
Cách 1: Cao hạt vải
Chuẩn bị: 1kg hạt vải tươi.
Cách thực hiện:
- Sau khi tách hạt vải ra khỏi phần thịt, bạn đem rửa sạch rồi để ráo nước. Lấy một con dao cứng để thái hạt vải thành 2 – 3 phần hoặc đập vỡ hạt vải.
- Cho hạt vài vào nồi sắc thuốc chuyên dụng đun với 2 lít nước, để lửa vừa trong một khoảng thời gian dài cho đến khi nước bắt đầu cạn và cô đặc lại.
- Lấy phần nước vải đã cô đặc chế thành cao, có thể chia mỗi viên nặng khoảng 0,3 gram cho dễ dùng.
- Mỗi ngày lấy 4 – 6 viên cao từ hạt vải để sử dụng trong 3 lần uống sáng, trưa, tối; duy trì liên tục 3 tháng với bài thuốc này.
Cách 2: Uống nước từ hạt vải
(Áp dụng cho người bị mắc tiểu đường tuýp II, từ 40 tuổi trở lên).
Chuẩn bị: 1 – 2kg hạt vải.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt vải sau khi tách khỏi quả sao cho hết phần dính rồi đem phơi khô dưới nắng. Bạn chỉ nên phơi 2 – 3 ngày dưới trời nắng, nếu để lâu hơn hạt vải sẽ bị co rút lại.
- Lấy hạt vải đem đi nghiền bột mịn rồi cho bột vào trong lọ thuỷ tinh để sử dụng dần.
- Lấy 2 – 3 thìa cà phê bột vải (khoảng 10 gram) pha với 100ml nước ấm rồi uống hết trong 1 lần. Sử dụng 3 lần mỗi ngày, duy trì uống nước từ hạt vải liên tục trong 1 tháng để giảm lượng đường trong máu.
Những lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian nêu trên đều lành tính, an toàn, dễ dàng áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Dược tính từ các nguyên liệu trong thiên nhiên không cao và không mang lại tác dụng nhanh chóng nên khi sử dụng bất kì bài thuốc nào, người bệnh không được nôn nóng hoặc tự ý tăng liều lượng vì điều đó có nguy cơ dẫn đến sốc phản vệ, dị ứng hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
- Trường hợp bệnh nhân đang bị tiểu đường nặng và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây y để hạ đường huyết, bạn hãy tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, hãy sử dụng thêm những bài thuốc uống đơn giản từ dân gian để hỗ trợ điều trị một cách tốt hơn.
- Để bất kỳ bài thuốc nào phát huy tác dụng, người bị bệnh cần loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ ra khỏi bữa ăn của mình. Cơm trắng, bột mì, bánh mì, quả chín ngọt như vải, nhãn, xoài, sầu riêng,… là những đồ ăn phải hạn chế tuyệt đối.
- Người bị bệnh tiểu đường hãy ăn nhiều rau xanh, quả mọng, uống nước đều đặn mỗi ngày và kết hợp tập luyện thể dục để các cơ quan hoạt động mạnh mẽ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây cách chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian với nhiều cách thức khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để an tâm hơn và có được liệu trình chữa bệnh khoa học nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!