Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm dân gian ít người biết
Nội dung chính
Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm – bài thuốc Đông y đang được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng tại nhà nhờ tính an toàn, hiệu quả không gây tác dụng. Tham khảo ngay!
Giống như gạo lứt, nếp cẩm cũng là loại gạo giàu dinh dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Không những thế, trong Đông y, nếp cẩm còn được xem là dược liệu vô cùng quý giúp phòng ngừa và điều trị được rất nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm cả đau xương khớp. Vậy làm thế nào để biến gạo nếp cẩm thành bài thuốc hiệu quả trị dứt điểm bệnh đau xương khớp? Cùng xem ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao gạo nếp cẩm chữa bệnh xương khớp hiệu quả?
Gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than là một trong những loại gạo đặc trưng ở vùng Tây Bắc. Nó được biết đến như một “thực phẩm vàng” cho sức khỏe và là vị thuốc quý với nhiều dược tính “thần kỳ”.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp cẩm có màu đen, tính ấm, vị ngọt nhẹ, có khả năng tăng cường tuần hoàn máu và đặc biệt là bổ huyết rất tốt. Nhờ đó, gân cốt được nuôi dưỡng đồng thời các dưỡng chất có thể đến những vùng xương khớp bị tổn thương để phục hồi mô, sụn, khớp. Tình trạng đau nhức cũng vì thế dịu lại và thuyên giảm.
Với y học hiện đại, gạo nếp cẩm được cho là thực phẩm rất giàu protein, chất xơ cùng hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với 200g cơm nếp cẩm có đến 169 calories; 3,5gr protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gam chất béo. Những loại chất này đều vô cùng có lợi cho máu, huyết áp và tim mạch.
Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp cẩm không phát huy công dụng trực tiếp lên xương cốt mà thông qua con đường nuôi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng để máu lưu thông tốt hơn, hệ thống mô, sụn, khớp phục hồi nhanh hơn. Từ đó đẩy lùi được tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy, công dụng chữa đau xương khớp của gạo nếp cẩm chủ yếu đến từ các thành phần dinh dưỡng có trong loại gạo này và thông qua con đường nuôi dưỡng gián tiếp.
Cách dùng gạo nếp cẩm chữa bệnh xương khớp
Vì tác dụng gián tiếp lên hệ xương khớp nên không giống đa số các phương pháp điều trị khác, chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm được thực hiện bằng cách chế biến thành món ăn và thông qua con đường tiêu hóa.
Dưới đây là một số món ăn từ gạo nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe và việc điều trị đau xương khớp mà bạn có thể tham khảo.
1. Nếp cẩm ủ rượu
Nguyên liệu
- 1 kg gạo nếp cẩm
- 2 viên men rượu
- 2 lít rượu trắng
Cách thực hiện
- Gạo nếp cẩm vo sạch, loại bỏ hết sạn, cho vào chậu ngâm qua đêm.
- Vớt gạo ra rửa lại với nước sạch rồi cho vào nồi nấu thành cơm.
- Khi cơm chín, cho toàn bộ cơm lên một chiếc mâm rồi trải đều cho cơm mau nguội.
- Đối với phần men rượu, cần giã nhuyễn cho đến khi thành bột mịn.
- Rắc men cơm rượu lên mâm nếp cẩm, sau đó dùng tay trộn đều lên.
- Chuẩn bị một chiếc rổ, lót lá sen xuống dưới sau đó cho phần cơm rượu lên và gói kín lại.
- Ủ trong khoảng 3 – 5 ngày là có thể lấy ra sử dụng.
- Nên sử dụng cơm rượu vào buổi sáng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Xôi nếp cẩm
Nguyên liệu
- 200g nếp cẩm
- 100g nếp thường
- 150g dừa nạo
- 10g bột năng
Cách thực hiện
- Trộn đều nếp thường và nếp cẩm lẫn với nhau sau đó vo sạch, ngâm trong vòng 3 – 4 giờ với nước ấm.
- Sau khi ngâm cho gạo vào nồi, đổ nước xăm xắp và nấu cho chín. Nên nhớ, trong quá trình đun cần rưới nước lên bề mặt 1 – 2 lần để xôi không bị khô và tạo độ dẻo nhất định.
- Dừa nạo bóp với 100ml nước nóng sau đó vắt lấy nước.
- Nước cốt dừa cho lên bếp, thêm bột năng, 1 thìa đường và 1 chút muối sau đó khuấy đều, đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Lấy xôi ra đĩa, rưới thêm 1 ít nước cốt dừa là có thể thưởng thức.
3. Sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu
- 200 gram gạo nếp cẩm.
- 3 lá dứa.
- 100 gram đường.
- 100ml nước cốt dừa.
- 6 hộp sữa chua.
- 1 thìa cà phê muối.
Cách thực hiện
- Loại bỏ sạn sau đó vo sạch gạo nếp cẩm.
- Cho muối vào nước sạch khuấy cho tan rồi đổ gạo nếp vào ngâm khoảng 2 – 3 tiếng.
- Vớt gạo ra cho vào nồi và đun trên lửa nhỏ. Nấu được khoảng 5 phút thì cho lá dứa vào nấu cùng.
- Tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp cẩm chín và sánh đặc lại.
- Sau đó cho đường vào khuấy đều, tiếp tục đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp để nguội.
- Cho nếp cẩm vào cốc, đổ sữa chua và nước cốt dừa vào là có thể sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu nếp cẩm thành món chè nếp cẩm, cháo gạo nếp cẩm, rượu nếp cẩm,… cũng đều rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Những lưu ý khi dùng gạo nếp cẩm chữa đau xương khớp
Gạo nếp cẩm là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là vị thuốc quý giúp điều trị không ít bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng gạo nếp cẩm chữa đau xương khớp, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để có thể nâng cao hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân:
- Gạo nếp cẩm không tác dụng trực tiếp lên hệ xương khớp mà thông qua con đường nuôi dưỡng. Vì vậy, người bệnh cần hết sức kiên trì thực hiện trong một thời gian dài thì thấy rõ được kết quả. Tuy nhiên cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, tránh nôn nóng dẫn đến lạm dụng quá mức.
- Nếu sử dụng rượu nếp cẩm để điều trị bệnh, cần tránh uống khi đói. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
- Rượu nếp cẩm có tính nóng nên không phù hợp với những người nóng trong, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú hoặc người mắc bệnh dạ dày, mắc chàm, dị ứng men rượu.
- Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để tìm cho mình liệu trình phù hợp cũng như cách dùng gạo nếp cẩm an toàn, hiệu quả.
- Dừng ngay việc sử dụng gạo nếp cẩm nếu thấy các biểu hiện nghiêm trọng của bệnh đồng thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Dành ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập, vận động để tăng cường sức khỏe và giúp hệ xương khớp trơn tru, linh hoạt hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về phương pháp chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm, cách làm cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng gạo nếp cẩm để chữa bệnh. Dù phương pháp này được đánh giá là tương đối an toàn, lành tính và hiệu quả nhưng nó cũng chỉ là giải pháp hỗ trợ. Quan trọng là người bệnh phải xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt hợp lý cùng chế độ ăn uống khoa học thì mới có tác động tích cực đến quá trình điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!