Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng quả khế dân gian nhưng lại rất hiệu quả!

Chữa đau xương khớp bằng quả khế không chỉ là bài thuốc Đông y an toàn, tiết kiệm mà còn có thể giúp người bệnh điều trị tận gốc căn bệnh cực kỳ khó chịu này!

Trong dân gian khế được dùng để chữa rất nhiều bệnh như mẩn ngứa, dị ứng ngoài da, cảm cúm, viêm họng, ho khan, ho có đờm. Tuy nhiên, loại quả này còn có một công dụng vô cùng tuyệt vời nữa mà chắc hẳn rất ít người biết đó là làm thuốc chữa bệnh đau xương khớp. Vậy cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời ngay nhé.

Tác dụng chữa đau xương khớp từ khế

Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola. Trong Đông y, nó được gọi là Ngũ liễm tử, thuộc họ Chua me đất. Hầu hết các bộ phận của cây khế đều có thể tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh.

Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng quả khế
Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng quả khế

Tuy nhiên, với bệnh đau xương khớp, người bệnh cần sử dụng loại khế chua để phát huy tác dụng. Theo y học cổ truyền, trong quả khế chua có chứa rất nhiều chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giải độc, thanh nhiệt giúp giảm đau nhức hiệu quả. Dưới góc độ y học hiện đại, các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh khế chua có nhiều tác dụng đáng kể trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau xương khớp. Cụ thể, kết quả phân tích thành phần trong khế chua có chứa đến:

  • 0,5% protein
  • 4,8% carbohydrate
  • 1% axit oxalic
  • Các axit hữu cơ và khoáng chất cần thiết khác cho sức khỏe như: axit succinic, axit citric, canxi, chất xơ, kali, phốt pho, magie, natri,…

Đáng nói hơn cả, khế chứa một lượng lớn vitamin C và hàm lượng flavonoid dồi dào. Đây là những chất quan trọng giúp tiêu trừ gốc tự do, tăng tổng hợp collagen và duy trì sức khỏe hệ xương khớp. Hàm lượng canxi không nhỏ trong loại trái cây này cũng là yếu tố rất tích cực giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp mãn tính.

Có thể khẳng định, dù ở góc độ y học hiện đại hay trong y học cổ truyền, quả khế đều là dược liệu vô cùng tuyệt vời trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau xương khớp.

Cách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả

1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường phèn

Sử dụng khế chua ngâm đường phèn không chỉ có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, đặc trị các bệnh về xương khớp mà còn giúp phổi được thanh nhiệt, giữ ấm. Ưu điểm của bài thuốc này dễ uống, làm một lần sử dụng được dài ngày nên có thể tiết kiệm thời gian hơn cho người bệnh. Cách làm như sau:

Bài thuốc Khế chua ngâm đường phèn
Bài thuốc Khế chua ngâm đường phèn

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 kg khế chua
  • 200g đường phèn
  • Muố
  • Lọ thủy tinh

Cách thực hiện

  • Rửa sạch khế chua, gọt bỏ hết phần viền, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước.
  • Tiếp tục xay nhuyễn khế chua và lọc lấy nước ép nguyên chất.
  • Cho lẫn nước ép khế chua và đường phèn vào nồi đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết rồi để nguội.
  • Hoặc bạn có thể thái khế thành lát mỏng. Đun đường phèn và nước cho đến khi đường tan hết rồi để nguội. Sau đó trộn lẫn hai hỗn hợp trên và bảo quản trong ngăn mát. Khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được.

Cách dùng

  • Sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng một thìa ăn cơm.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần. Khi uống có thể pha với nước ấm hoặc uống trực tiếp. Sau 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, người đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp này.

2. Bài thuốc 2: Khế chua kết hợp lòng đỏ trứng gà

Bài thuốc này có tác dụng làm giảm đau nhức, lưu thông khí huyết, chủ trị cho những bệnh nhân đau xương khớp do bị gai cột sống.

Bài thuốc Khế chua kết hợp lòng đỏ trứng gà
Bài thuốc Khế chua kết hợp lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 quả khế chua
  • 1 quả trứng gà (nên dùng trứng gà ta)

Cách thực hiện

  • Rửa sạch khế chua, loại bỏ hết phần viền sau đó ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn rồi để ráo nước.
  • Sử dụng máy ép để loại bỏ phần bã và lọc lấy nước cốt. Nếu không có máy, có thể dùng tay nghiền nát rồi vắt lấy phần nước.
  • Đối với trứng gà, loại bỏ lòng trắng, tách lấy phần lòng đỏ.
  • Trộn đều phần nước cốt khế chua với lòng đỏ trứng gà rồi khuấy cho đến khi trứng tan hết và thu được hỗn hợp mịn.

Cách dùng

  • Uống mỗi ngày một ly
  • Dùng lúc đói và trước ăn khoảng 30 phút
  • Thực hiện tối thiểu liên tục trong 1 tuần hoặc dùng cho đến khi các cơn đau nhức thuyên giảm hẳn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, người đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp này.

Chế độ ăn uống cho người bị xương khớp khi chữa bệnh bằng quả khế

Khế là loại quả giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là loại quả chứa nhiều axit nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Bạn chỉ nên bổ sung với liều lượng vừa phải để tránh kích thích dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cho người bị xương khớp khi chữa bệnh bằng quả khế cũng rất quan trọng. Theo đó, người bệnh cần xây dựng chế độ phù hợp, khoa học như sau:

Thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp
Thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp

Các thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin C và Bioflavonoids như: Hành đỏ và trắng, trà xanh, súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ, ổi, dứa, việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi, cà chua, tỏi tây, cam và bưởi, ớt chuông để giúp tổng hợp collagen và tăng cường miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu Beta carotene như cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt, khoai lang, mùi tây, quả mơ, cà chua, lá bạc hà, măng tây, cà rốt,… giúp ngăn chặn những gốc tự do gây tổn thương khớp.
  • Các loại quả mọng: nho, mận,…giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Hạt lanh và hạt óc chó vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và chống viêm rất tốt.
  • Tăng cường ăn thịt gà, trừng, rau xanh để giúp các khớp trở nên trơn tru hơn.
  • Các gia vị tỏi, gừng giúp ngăn ngừa các chứng bệnh viêm xương khớp.
  • Nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ăn nhiều nấm, nước hầm từ xương, sụn của động vật, hải sản.
  • Uống sữa để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện chất lượng xương.
  • Ăn các loại cá chứa nhiều acid béo tốt, nhất là acid omega-3.

Các thực phẩm nên kiêng

  • Hạn chế các chất kích thích như: Rượu, bia, trà đắng, cà phê, thuốc lá,… bởi các chất này có thể gây ức chế công dụng của bài thuốc và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu photpho như nội tạng, thịt đỏ.
  • Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa.
  • Thực phẩm giàu axit oxalic như cà muối, dưa muối,…
  • Thực phẩm nhiều đường và muối.
  • Thực phẩm làm tăng lipid máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, kẹo bánh, bơ…
  • Các loại đồ uống có gas, nước ngọt.

Trên đây là các cách chữa xương khớp bằng quả khế hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học cũng như luyện tập thể thao thường xuyên. Tránh làm những việc nặng ảnh hưởng đến xương khớp nhưng cũng đừng quên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe hệ xương khớp bằng những bài tập nhẹ nhàng nhé.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc cây xương rồng chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc cây xương rồng chữa bệnh xương khớp hiệu quả như thế nào?

Nội dung chínhTác dụng chữa đau xương khớp từ khếCách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường...

Bài thuốc trị xương khớp tại nhà

Bài thuốc trị xương khớp tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhanh chóng

Nội dung chínhTác dụng chữa đau xương khớp từ khếCách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường...

Bài thuốc Đông y chữa xương khớp

6 bài thuốc Đông y chữa xương khớp lành tính và vô cùng hiệu quả

Nội dung chínhTác dụng chữa đau xương khớp từ khếCách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường...

Bài thuốc dây gắm chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc dây gắm chữa bệnh xương khớp người bệnh không thể bỏ qua!

Nội dung chínhTác dụng chữa đau xương khớp từ khếCách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường...

cây ba chẽ

Cây ba chẽ (lá ba chẽ) và 4 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, rắn cắn, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhTác dụng chữa đau xương khớp từ khếCách chữa đau xương khớp bằng khế hiệu quả1. Bài thuốc 1: Khế chua ngâm đường...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp