Bài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà hiệu quả nhanh chóng!

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua và trứng gà cực kỳ đơn giản mà cho hiệu quả nhanh chóng không phải ai cũng biết. Tìm hiểu ngay!

Tiểu đường nếu không được can thiệp kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận hay thị giác. Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để. Nhưng thật may là người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và duy trì nó ở mức ổn định nhờ chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc sử dụng một số bài thuốc Đông y, cụ thể là khế chua và trứng gà để hỗ trợ điều trị. Cùng xem bài thuốc này được thực hiện như nào ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đường

Khế chua trong Đông y có tên gọi là Ngũ liễm tử, là một loại quả tương đối lành tính, thường dùng để thanh nhiệt, đào thải độc tố, chữa cảm sốt, làm lành vết thương, tiêu viêm, lợi tiểu,…

Ngoài ra, loại quả dân dã này cũng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả bởi trong thành phần của khế chua có chứa rất nhiều chất xơ. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm mức tiêu thụ insulin và ổn định đường huyết.

Đồng thời, khế chua cũng là loại quả có hàm lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin C, B và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm. Vì thế chúng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và cũng là lựa chọn an toàn, lành mạnh cho những người vốn cần hạn chế dung nạp đường như người bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, ăn khế chua cũng là một cách để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Bởi trong khế chua có chứa các axit hữu cơ và hợp chất hóa học giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại.

Đặc biệt, hàm lượng vitamin C dồi dào trong khế chua còn đóng vai trò như một chất oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ có khả năng chống lại các gốc tự do giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch – một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Vì vậy, ăn khế chua đúng cách không chỉ tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường mà còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh.

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng khế và trứng gà
Bài thuốc chữa tiểu đường bằng khế và trứng gà

1. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua

Với khế chua, người bệnh có thể thực hiện các bước như sau để làm thành bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Một vài quả khế chua
  • Muối

Cách thực hiện

  • Rửa sạch khế chua với nước muối loãng. Sau đó loại bỏ hết phần viền khế, thái lát mỏng và phơi khô trong bóng râm từ 2 – 3 hôm để không làm mất tinh chất của khế.
  • Khế đã phơi khô đem cất đi dùng dần.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 20g khế chua khô sắc cùng 500ml nước. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 200 – 300ml thì tắt bếp.
  • Dùng uống thay nước hàng ngày.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng 3 tháng sẽ thấy lượng đường duy trì ở mức ổn định.

** Lưu ý: Người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, phụ nữ có thai và cho con bú không nên áp dụng bài thuốc này.

2. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng trứng gà

Ngoài việc sử dụng khế chua để điều trị, người bệnh cũng có thể kết hợp song song với bài thuốc chữa tiểu đường từ trứng gà ngâm giấm để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện hơn.

Phương pháp này đã được các nhà khoa học chứng minh là đặc biệt hữu ích đối với những người bị tiểu đường type 2 hoặc tiền tiểu đường. Bởi nó có thể kiểm soát được sự thèm ăn cũng như giảm đường huyết và tăng insulin hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, việc ăn trứng gà ngâm giấm mỗi tuần có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nên đây là phương pháp điều trị được các bác sĩ Đông y rất khuyến khích sử dụng.

Thực hiện bài thuốc này như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 180 ml giấm gạo hoặc giấm táo
  • 1 quả trứng gà ta

Cách thực hiện

  • Trứng gà rửa sạch và đem luộc chín.
  • Bóc vỏ và dùng kim chọc một vài lỗ trên quả trứng
  • Đặt trứng vào trong cốc, đổ ngập giấm.
  • Đảo trứng vài lần để giấm ngấm đều trong quả trứng thông qua các lỗ nhỏ và để qua một đêm.
  • Ăn trứng vào buổi sáng.
  • Nên thực hiện liệu trình trong vòng 15 – 20 ngày và nhớ kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên.
  • Chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà cần lưu ý gì?

Khế chua và trứng gà chỉ là một bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết mà không có tác dụng thay thế phác đồ chữa bệnh.

Việc điều trị bệnh tiểu đường vẫn rất cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học. Cho nên, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cân bằng để tránh việc đường huyết tăng đột ngột.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng từ 5 – 6 bữa ăn/ ngày thay vì 3 ăn 3 bữa chính.
  • Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
  • Hạn chất tinh bột, đồ ngọt nhưng không có nghĩa là cắt hoàn toàn. Vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn như: Đạm, béo, đường tinh bột, vitamin và khoáng chất tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật.
  • Uống đủ từ 1,5 – 2l nước trong 1 ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ và trái cây ít ngọt, có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp.
  • Tránh ăn uống những thực phẩm có nhiều đường, đường hấp thụ nhanh.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê.
  • Kết hợp với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện độ nhạy của insulin đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua và trứng gà là phương pháp tuy đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hữu hiệu, an toàn và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy công dụng tối đa, người bệnh không nên bỏ qua những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Hơn nữa, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh bằng cách kiểm tra đường huyết thường xuyên và tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ để không gặp những biến chứng nguy hiểm.

3/5 - (1 bình chọn)
3/5 - (1 bình chọn)
Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa giúp ổn định đường huyết cho người bệnh

Nội dung chínhTác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đườngBài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà1. Bài thuốc...

Bài thuốc mướp đắng trị bệnh tiểu đường

Chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian: Đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ!

Nội dung chínhTác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đườngBài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà1. Bài thuốc...

Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát tốt nhất cho người bệnh

Nội dung chínhTác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đườngBài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà1. Bài thuốc...

Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

7 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam đơn giản mà đường huyết ổn định nhanh

Nội dung chínhTác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đườngBài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà1. Bài thuốc...

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp hiệu quả nhưng ít người biết

Nội dung chínhTác dụng của khế chua với người bị bệnh tiểu đườngBài thuốc chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà1. Bài thuốc...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp