Dứa (thơm, khóm) và 11 bài thuốc chữa sốt, sỏi, say nắng, nhuận tràng, viêm ruột, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản hiệu quả

Dứa hay còn được gọi với nhiều tên khác như khóm, thơm, khớm, huyền nương. Đây là loại cây cho trái ăn hàng ngày nhưng cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu, dân gian ta đã dùng dứa chữa sốt, sỏi, say nắng, nhuận tràng, viêm ruột, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản.

Thông tin, mô tả cây dứa
Thông tin, mô tả cây dứa

Tên gọi khác: Khóm, Thơm, khớm, huyền nương

Tên khoa học: -Ananas comosus (L.) Merr

Họ: Dứa (Bromeliaceae)

Thông tin, mô tả cây dứa

1. Mô tả thực vật

Cây dứa không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa. Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Gốc ở Brazil, được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu. Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi. Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang.

Bộ phận dùng: Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.

Thu hái: Mùa hè

Chế biến: Dùng tươi

3.  Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình.

Quy kinh: Bàng quang, Tiểu trường, Phế và Tâm

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Tác dụng dược lý của cây dứa

Dứa có chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa, tốt cho da, tăng sức đề kháng. Nghiên cứu được công bố gần đây trên website của Hội Da liễu New Zealand, DermNet NZ cho biết, các loại kem dưỡng da chứa thành phần vitamin C có thể bảo vệ da chống lại những tác động lão hóa từ ánh nắng mặt trời, có tác dụng làm giảm nếp nhăn.

Các nghiên cứu vào các năm 1960 – 1970, đã xác định bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ Dứa để giải quyết viêm mô tế bào, để làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định Dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này.

Ở Đức, trẻ em bị viêm xoang thường được chữa trị bằng bromelin, chiết xuất từ Dứa (Huyền Nương). Bromelin cho kết quả tốt, nó làm giảm thời gian bị bệnh (từ 8 ngày, còn 6 ngày). Bromelin là một enzym giúp thủy phân protein (có trong thịt cá) thành các axit amin có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa và phân giải lượng calo thừa trong cơ thể (loại bỏ khỏi cơ thể gần 1/3 chất béo có trong khẩu phần ăn tương đương 510 calo/ ngày)… nên nó có tác dụng giảm cân tự nhiên, rất an toàn và vô cùng hiệu quả.

Một loại giun nhỏ, thường gặp ở trẻ em. Qua nghiên cứu của Hordegen P., bromelin cũng cho kết quả tốt như Pyratel.

Một số enzym của quả Dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng. Chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ Dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.

Bromelin giảm đau nhức do hư khớp: Ở Đức, trên thị trường có một sản phẩm chứa 90 mg bromelin, 48 mg trypsin (enzym nguồn động vật) và 100 mg rutin (một flavonoid bảo vệ mao mạch). Thử nghiệm nhằm so sánh sản phẩm này trong 6 tuần trên 90 người bị hư khớp háng với diclofenac (100 mg/ ngày), là một kháng viêm không steroid. Kết quả điều trị tốt như diclofenac về đau nhức do hư khớp, không có tác dụng phụ. Kết quả tốt đối với đau nhức ở các khớp khác

Dứa vừa dùng để ăn vừa chữa được bệnh
Dứa vừa dùng để ăn vừa chữa được bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây dứa

1. Dứa chữa sốt nóng

Nõn dứa 30-40g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc uống.

2. Thơm chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi

Dùng rễ cây Dứa 30-40g sắc uống.

3. Trị say nắng (trúng thử), hoặc sốt cao, sốt vàng da từ dứa

Dùng nõn dứa (phần non của ngọn cây dứa), khoảng 50g, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Có thể dùng nhiều lần trong ngày. (Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh).

4. Chữa sỏi đường tiết niệu, bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu từ khóm

Dứa một quả, gọt bỏ vỏ, thêm khoảng 0,3 g phèn chua, nấu trong 3 giờ liền. Lấy ra ăn các miếng dứa và uống nước nấu. Dùng liền một tuần lễ. Hoặc dùng rễ cây dứa, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống 30 – 50g/ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng trên. (Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh).

5. Dứa chữa nhuận tràng và tẩy

Lấy 50g quả dứa xanh, gọt vỏ, ép lấy dịch cho uống. Cần chú ý, cách dùng này, không thích hợp cho phụ nữ có thai.

6. Bài thuốc chữa viêm ruột, tiêu chảy từ dứa

Lá dứa 30 gam sắc uống.

7. Cảm nóng phiền khát chữa từ khóm

1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.

9. Bài thuốc chữa viêm thận

Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.

10. Cách chữa rối loạn tiêu hóa từ dứa

Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.

11. Trị viêm phế quản

Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống.

Lưu ý khi dùng dứa chữa bệnh

Khi ăn dứa cần phải cắt gọt hết các “mắt dứa”, vì trong mắt quả dứa có chứa một số nấm (Candida), nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc: người choáng váng, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa tiêu chảy… Nhân dân thường có kinh nghiệm chữa ngộ độc dứa bằng cách lấy vỏ quả dứa, khi gọt, nấu lên, lấy nước cho uống là khỏi. Tuy nhiên cũng cần theo dõi, nếu quá nặng, phải kịp thời đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây dứa. Có thể nói, loại trái cây thơm ngọt, quen thuộc hàng ngày cũng được dùng chữa bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Rau dừa nước (thủy long) và 14 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh về đường tiết niệu (sỏi, viêm thận, bí tiểu), bệnh nam giới, phụ nữ (viêm tuyến tiền liệt, u vú, khí hư vàng), ho, dạ dày, đại tràng, chấn thương… hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dứa1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị, quy kinh,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dứa1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị, quy kinh,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dứa1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị, quy kinh,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dứa1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị, quy kinh,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dứa1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3.  Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp