Cây hoa cứt lợn với 22 bài thuốc quý trị viêm xoang, viêm mũi, bệnh ngoài da, phụ khoa, viêm khớp… tại nhà

Cứt lợn là cây mọc hoang nhưng có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Từ lâu, ông cha ta đã sử dụng cây cứt lợn làm thành những bài thuốc chữa bệnh xương khớp, da liễu, mụn nhọt, bệnh về đường hô hấp.

Mô tả, thông tin cây hoa cứt lợn
Mô tả, thông tin cây hoa cứt lợn
  • Tên gọi khác: Cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xít, thắng hồng kế, nhờ hất bồ, bù xích, cỏ thối địt, cây hoa ngũ sắc
  • Tên khoa học: Ageratum conzoides L
  • Tên tiếng Anh: Ageratum conzoides L
  • Họ: Cúc – Asteraceae

Đặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn

1. Mô tả cây hoa cứt lợn

Hoa cứt lợn hay còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là cỏ hôi. Đây là cây thân mềm, có lông toàn thân với chiều cao khoảng 25 – 50cm. Thân cây màu xanh, thẳng đứng.

Cứt lợn có lá hình trứng mọc đối xứng với nhau. Lá có cuống ngắn, đầu lá nhọn với kích thước chiều dài 2 – 6cm và chiều rộng 1 – 3cm. Ở hai mép lá có răng cưa. Cả hai mặt lá đều có lông mềm và màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Khi vò lá ra sẽ thấy có mùi rất hắc.

Cây cứt lợn có hoa màu tím, trắng hoặc tím xanh mọc thành từng chùm ở đầu ngọn. Mỗi bông hoa được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Dân gian dựa vào màu sắc của hoa mà chia cây thành hai loại: cứt lợn trắng và cứt lợn tím.

Cây hoa cứt lợn có quả thuộc dạng quả bế, có màu đen. Thân quả có 3 – 5 sống dọc.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

  • Phân bố: Cỏ hôi là cây mọc hoang ở khắp mọi nơi như những bờ đất trống, vệ đường, bờ kênh, bờ ruộng, vườn nhà,…
  • Bộ phận dùng: Dân gian thường dùng lá, thân, hoa, quả cây cỏ hôi để dùng làm thuốc trị bệnh.
  • Thu hái: Bù xít là cây mọc hoang có thể thu hái ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, người ta thường thu hái cây trưởng thành để làm thuốc.
  • Sơ chế: Cây được nhổ cả rễ về, cắt bỏ phần rễ và phần lá héo. Rửa sạch, rồi có thể dùng tươi hoặc sơ chế.

Nếu dùng tươi, người bệnh sẽ ngâm cây cứt lợn với muối để loại bỏ hết vi khuẩn. Còn nếu dùng khô, cây sẽ được chặt ra thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô.

2. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Hoa cứt lợn vị cay, hơi đắng và tính mát
  • Quy kinh: Cây cỏ hôi đi vào hai kinh là Kinh Thủ thái âm Phế và kinh Thủ quyết âm Tâm bào.
  • Bảo quản: Sau khi dược liệu dược phơi khô sẽ bảo quản trong túi bóng kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu số lượng không nhiều, nó có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

3. Thành phần hoá học

Trong hoa cứt lợn có nhiều thành phần hóa học như: tinh dầu, Saponin, Caryophllen, Demetoxygeratocromen, Ancoloid, Cadinne Acid fumaric, Phenol, Quercetin, Cumarins, Tanins, Kaempferol, Resins, Charomones, Acid cafeic.

Hoa cứt lợn được chứng minh có tác dụng chữa nhiều bệnh
Hoa cứt lợn được chứng minh có tác dụng chữa nhiều bệnh

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

Y học cổ truyền cho biết, cỏ hôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sừng, cầm màu. Cho nên, từ lâu cây đã được sử dụng để chữa các bệnh như: mụn nhọt, viêm họng, rong huyết, sỏi tiết niệu, đau nhức xương khớp.

Theo y học hiện đại

  • Thí nghiệm trên chuột: Một công bố đăng trên tạp chí African Health Sciences vào năm 2012 cho biết, chiết xuất từ cây cứt lợn có thể làm giảm đường huyết trong máu lên đến 39.1%.
  • Trong hoa cứt lợn có thành phần magie cao có thể ngăn ngừa, chống lại bệnh lý về tim mạch.
  • Cỏ hôi có hàm lượng chất xơ và protein cao nên có tác dụng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào.
  • Nghiên cứu đăng trên  Pathog Glod Health (2014) cho biết, cây bù xít có thể gây ức chế hoạt động của ký sinh trùng.
  • Nhờ thành phần etanol mà cây cứt lợn cũng có thể làm lành vết thương, se bề mặt vết loét ở ngực phụ nữ cho con bú (92.7%).

Dùng hoa cứt lợn chữa bệnh cần theo đúng chỉ định
Dùng hoa cứt lợn chữa bệnh cần theo đúng chỉ định

Bài thuốc điều trị bệnh ngoài da, mụn nhọt

1. Điều trị bệnh chàm da (eczema), chốc đầu

Với người bị chàm da, chốc đầu, hãy lấy 1 nắm lá hoa cứt lợn, rửa sạch rồi đun với 1 lít nước trong 10 phút. Chờ cho nước nguội thì lấy để rửa vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện hai lần.

2. Chữa bỏng, loét da

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn (1 nắm); gạo nguyên cám, muối.
  • Thực hiện: Hoa cứt lợn rửa sạch, trộn với gạo và muối cho vào máy xay. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị bệnh, dùng vải cố định lại.

3. Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn tươi (200gr); bồ kết nướng (20gr).
  • Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào nấu nướng sau đó dùng gội đầu.  Thực hiện mỗi tuần 3 lần sẽ có kết quả.

4. Mụn nhọt độc gây sưng đau

Lấy 1 nắm cả thân, lá cây cứt lợn rửa sạch, ngâm với nước  muối. Sau đó, trộn cứt lợn với 1 nắm cơm nguội và 1 thìa muối. Cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương, dùng vải sạch cố định lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.

5. Điều trị bệnh viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang), mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ

Lấy 10 – 15 lá cứt lợn, rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc với 500ml nước. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

6. Điều trị viêm tai

Nếu bị viêm tai giữa, chỉ cần hái một nắm lá cứt lợn, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, dùng tăm bông thấm nước cốt này và cho vào tai. Ngày thực hiện 2 – 3 lần. Chi cần áp dụng vài ngày là bệnh sẽ hết.

7. Điều trị xuất huyết do ngoại thương

Với người bị xuất huyết do ngoại thương, chỉ cần lấy 1 nắm lá cứt lợn, rửa sạch với nước muối sau đó giã nát. Đắp lên vùng da bị tổn thương. Ngày thực hiện 2 lần.

Bài thuốc điều trị bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm mũi…

1. Viêm họng

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn, kim ngân hoa (mỗi loại 20gr); cam thảo đất (16gr); giẻ quạt (6gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 300ml nước. Chia nước thuốc thành 2 phần uống vào buổi sáng và tối.

2. Điều trị bệnh ở yết hầu

  • Cách thứ nhất

Lấy 30 – 60gr cây cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó cho thêm một cố nước sạch và cho lên nồi đun sôi. Để nước nguội, lọc lấy nước và chia làm 3 phần uống trong ngày. Có thể cho thêm ít đường cho dễ uống.

  • Cách thứ hai

Hoa cứt lợn rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần lấy bột bù xít ngậm trong miệng rồi nuốt dần vào cổ họng.

3. Viêm xoang mũi

Lấy 1 nắm lá cứt lợn rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi nhẹ nhàng đưa vào hai bên mũi trong 15 phút.

4. Viêm mũi dị ứng

  • Cách thứ nhất

Lấy lá cứt lợn rửa sạch, giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước cốt nhét vào lỗ mũi.

  • Cách thứ hai

Lấy 15 – 30gr hoa cứt lợn khô cho vào ấm sắc với 200ml nước. Sau khi nước sôi thì lấy xông hơi mũi. Khi nước nguội thì chia làm 2 phần uống trong ngày.

  • Cách thứ ba

Nguyên liệu: Cứt lợn (30gr); ké đầu ngựa (20gr); cam thảo đất (16gr); thương nhĩ tử (12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, chia nước thuốc thành ba phần uống trong ngày.

  • Cách thứ tư

Nguyên liệu: Hoa cứt lợn (100gr); long não (50gr); lá chanh (10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 100ml nước. Chia nước thuốc thành ba phần uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

5. Trị cảm mạo gây sốt

Với người bị cảm mạo gây sốt, chỉ cần lấy 15 – 20gr hoa cứt lợn sắc với nước thành dạng cao lỏng rồi chia thành 2 phần uống trong ngày là sẽ hết bệnh.

6. Trị sốt rét

Người bị sốt rét cũng có thể áp dụng bài thuốc trị cảm mạo ở trên để điều trị.

7. Bệnh về đường hô hấp

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn (20gr); bạch nhĩ thảo (16gr); lá bồng bồng (12gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành hai phần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ

1. Rong kinh

Nếu bị rong kinh, chỉ cần lấy 30 – 50gr cây hoa cứt lợn rửa sạch, ngâm với nước muối rồi giã nát lấy nước cốt. Ngày uống 3 lần là khỏi.

2. Băng huyết sau sinh

Với người bị băng huyết, hãy lấy 30 – 50gr cỏ hôi, rửa sạch, ngâm với nước muối rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, ngày uống 3 – 4 lần.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày

Nguyên liệu: Hoa cứt lợn )20gr); cỏ mực, kinh giới, kim nữu khấu, bạch đầu ông (mỗi loại 30gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với nước. Đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 15ml thì tắt bếp. Trộn thêm nước ma phong vào và chia thành 2 lần uống sáng, chiều.

Các bài thuốc trị xương khớp từ hoa cứt lợn

1. Đau nhức xương khớp, phong thấp , gãy xương

Nếu bị đau nhức xương khớp, chỉ cần hái một nắm hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vùng bị đau nhức vài ngày là sẽ hết.

2. Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân

Cỏ hôi rửa sạch, phơi khô. Mỗi lần lấy 1 nắm đốt cháy sau đó đưa chỗ đau lại gần để hun khói sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.

Một số bài thuốc khác chữa bệnh bằng hoa cứt lợn

1. Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc” ( sưng hạch bên trái hoặc bên phải do bị giang mai )

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn (100 – 200gr); trà bình (15gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc lên chảo sao nóng,  sau đó đắp lên vùng bị bệnh.

2. Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

  • Nguyên liệu: Hoa cứt lợn, mã đề, xa tiền (mỗi loại 20gr); bạch nhĩ thảo, cam thảo đất (mỗi loại 16gr); râu ngô (12gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang và sử dụng trong một thời gian sẽ tống được sỏi ra ngoài.

Lưu ý khi sử dụng hoa cứt lợn trong việc chữa trị bệnh

Hoa cứt lợn có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, để việc dùng cây thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

  • Không dùng cứt lợn cho những người dị ứng với thành phần của cây thuốc.
  • Cân phân biệt hoa cứt lợn với hoa ngũ sắc để không bị nhầm lẫn trong sử dụng.
  • Dùng hoa cứt lợn chữa bệnh phải đúng liều lượng nếu không có thể gây tiêu chảy, đau bụng.
  • Đây là các bài thuốc dân gian, cần kiên trì mới có hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về cây hoa cứt lợn. Những bài thuốc chữa bệnh được nhiều người áp dụng tuy nhiên cần thực hiện theo đúng chỉ định để có tác dụng tốt nhất.

Xem thêm: Cây Tam Thất với 22 bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (rong kinh, đau bụng kinh), giúp cầm máu, trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp, tim mạch

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn1. Mô tả cây hoa cứt lợn2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn1. Mô tả cây hoa cứt lợn2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn1. Mô tả cây hoa cứt lợn2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn1. Mô tả cây hoa cứt lợn2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây hoa cứt lợn1. Mô tả cây hoa cứt lợn2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em