Kha tử (chiêu liêu) và 8 bài thuốc chữa ho, thổ tả, ngộ độc, sâu quảng, tiêu chảy, trĩ hiệu quả
Nội dung chính
Cây kha tử là cây gỗ cao khoảng 20m. Quả kha tử là hạt, trái của cây kha tử từ lâu đã nổi tiếng với công dụng chữa những cơn ho khan, ho kéo dài, viêm họng, khan tiếng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Tên gọi khác: Chiêu liêu, kha lê lặc
Tên khoa học: Terminalia chebula
Họ: Bàng (Combretaceae)
Thông tin, mô tả cây kha tử
1. Đặc điểm thực vật
Cây kha tử là cây gỗ cao khoảng 20m. Lá mọc đối và có cuống ngắn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, tràng hoa có màu trắng, có mùi thơm.
Quả kha tử có hình trứng, nhọn ở hai đầu có đường kính khoảng 3cm, và có chiều dài khoảng 3 – 5 cm, phần vỏ ngoài có màu nâu nhạt. Phần hạt bên trong cứng, thịt dày, vị chát, đắng, rất khó nuốt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Kha tử là hạt của loài cây ưa sáng khi trưởng thành. Kha tử mọc nhiều ở rừng thưa, rừng nửa rụng lá. Cây kha tử thường mọc ở các vùng bằng phẳng ven sông suối hoặc ven dọc đường đi, cây xuất hiện nhiều ở độ cao từ 300 – 700m. Ở Ấn Độ, chiêu liêu mọc trên cả đất pha sét và cát. Quả kha tử được trồng rộng rãi khắp các tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, cây kha tử phân bố diện rộng trên khắp các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan và Ấn Độ. Nếu như trước đây, Trung Quốc phải nhập trái kha tử từ Ấn Độ và Việt Nam, thì nay nó đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông của nước này.
Bộ phận dùng: Quả
Thu hái: Người ta thường thu hái hạt kha tử vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.
Chế biến: Phơi nắng cho khô lại. Để làm thuốc nên chọn quả già chín, vỏ ngoài có màu vàng ngà, thịt chắc là tốt, còn những loại trái non, ốm, lép không nên dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm của thầy thuốc Đông y: Khi dùng quả kha tử nên rửa sạch, để ráo nước và sao sơ. Lúc dùng thì giã dập, bỏ hạt
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Quả kha tử theo Đông y có vị chua, hơi chát, có tính ôn.
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong quả kha tử có chứa hoạt chất Tanin và các axit amin như galic, egalic, luteolic, chebulinic có tác dụng kháng vi khuẩn và vi rút rất tốt; Ngoài ra, nó còn chứa các chất Chebutin, terchebin có tác dụng phòng chống co thắt cơ trơn, giúp trợ tim, trị ho, chống các cơn co thắt dạ dày và ruột,…
Nhân quả chiêu liêu chứa tinh chất dầu màu vàng nhạt trong suốt, thuộc loại dầu bán khô, trong đó thành phần dược chất chủ yếu là các acid palmatic, oleic và linoleic có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.
Tác dụng dược lí của kha tử
– Tác dụng quả kha tử điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm, ho do dị ứng, viêm phổi, ho lao.
– Kích thích hệ tiêu hóa, chống rối loạn tiêu hóa.
– Cải thiện hệ tim mạch, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
– Kháng viêm, kháng khuẩn.
– Điều trị kiết lỵ, trĩ, lòi dom rất hiệu quả.
– Tác dụng trị ngộ độc thức ăn.
– Điều trị ra mồ hôi trộm.
Các bài thuốc chữa ho từ kha tử
1.Kha tử chữa ho khan, ho gió lâu ngày
Chuẩn bị: Quả chiêu liêu, đẳng sâm mỗi loại dùng 6g. Đem sắc tất cả các dược liệu trên với 300 ml nước, khi nước cạn còn 150 ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
2. Kha tử trị khàn tiếng, ho do phế hư
Chỉ cần dùng 60 gam kha tử, 5 gam cam thảo, 15 gam cát cánh. Đem tất cả các dược liệu trên sắc 3 lần, sau đó trộn các lượt nước đã sắc lại với nhau rồi cô cạn lại còn khoảng 100 ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 4 phần, chia làm 4 buổi uống trong ngày. Nên dùng thuốc liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
3. Quả kha tử trị khô cổ, khàn tiếng
Chuẩn bị trái kha tử, ô mai, mật ong mỗi loại dùng 100g. Trộn tất cả các dược liệu lại với nhau, sau đó vo thành viên. Mỗi khi cảm thấy đau họng hoặc khó chịu, ngậm viên thuốc trên sẽ khỏi bệnh nhanh chóng.
4. Quả kha tử có tác dụng giúp trị ho do phế hư
Dùng kết hợp quả kha tử với cát cánh, cam thảo và hạnh nhân, mỗi loại 10g sắc nước uống mỗi ngày. Trẻ em bị ho cũng có thể sử dụng bài thuốc này. Trị ho là công dụng nổi bật nhất của quả kha tử được lưu truyền từ bao đời nay.
Các bài thuốc khác chữa bệnh từ kha tử
1. Quả kha tử có tác dụng giảm đau hoắc loạn, thổ tả
Dùng Cam thảo, Can khương, Hậu phát, Lương khương, Kha tử, Mạch nha, Phục linh, Thảo quả, Thần khúc, Trần bì, mỗi vị dùng 50g tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 5g uống với nước ấm.
2. Kha tử chữa ngộ độc do thức ăn
Dùng quả Kha tử nướng chín bỏ hạt, Hoàng liên 6g, Mộc hương 6g rồi tán làm bột mịn. Sau đó chia làm 3 lần uống trong ngày, chiêu với nước ấm để uống.
3. Chiêu liêu chữa sâu quảng, vết thương lõm
Dùng Giáng hương 5g, Kha tử 10 hạt, Ngũ bội tử 10g, Thanh đại 3g. Tán bột trộn với dầu mè bôi vào vết thương bị lõm.
4. Kha lê chữa tiêu chảy, trĩ nội
Dùng kết hợp kha tử với hoàng liên và mộc hương dưới tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 5g bột thuốc pha cùng với nước ấm để uống.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh quả kha tử. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho độc giả.
Xem thêm: Cây thanh ngâm và 5 bài thuốc chữa rắn cắn, ghẻ lở, ho gà, tiểu ra máu, kém ăn, mất ngủ hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!