Cây bạch truật và 21 bài thuốc chữa dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đau răng, khí hư, nám, tàn nhang, bệnh về gan, an thai… hiệu quả
Nội dung chính
Cây bạch truật được biết đến là dược liệu có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ lâu, cây đã được dùng chữa dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đau răng, khí hư, nám, tàn nhang, bệnh về gan, an thai.
Tên gọi khác: Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Giới, Sơn Khương, Ư Tiền Truật, Triết Truật, Ngật Lực Già, Thiên Đao, Dã Ư Truật, Mã Kề, Dương Phu, Sơn Liên, Sinh Bạch Truật, Sao Bạch Truật…
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala koidz
Họ: Cúc (Leguminnosae)
Thông tin, mô tả cây bạch truật
1. Đặc điểm thực vật
Cây sống lâu năm, mọc dưới đất, thân rễ to và phát triển. Thân thẳng, đơn độc hoặc chia nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, chiều cao trung bình khoảng 30-80cm.
Lá mọc cách, dai, gốc lá rộng, cuống lá phần dưới của thân dài, phần trên cuống ngắn, gốc của lá rộng. Phiến lá thường xẻ sâu ra 3 thùy, thùy giữa lớn, hình trứng tròn, hai thùy bên nhỏ hơn, có hình trứng mũi mác, méo có răng cưa.
Hoa có màu đỏ tím, loại thảo dược này mọc rất nhiều hoa, nhụy dạng sợi chỉ dài ra bên ngoài. Tràng có hình ống, phần trên đỏ tím, phần dưới màu trắng, thường xẻ làm 5 thùy hình mũi mác và xoắn ra ngoài.
Quả bạch truật thuôn, dẹt và có màu xám.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Nguồn gốc của cây thuốc này chỉ có ở Trung Quốc, mọc chủ yếu ở huyện Thừa, Đông Dương, Hồ Tây, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Tứ Xuyên… Khoảng năm 1960 cây mới được trồng ở Việt Nam. Lúc đầu cây được trồng ở trại thuốc Sapa, sau đó đưa sang huyện Bắc Hà (Lào Cai) thì cây phát triển rất tốt. Cho đến nay dược liệu bạch truật được đưa về trồng nhiều hơn vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bộ phận dùng: Phần thân rễ của cây thuốc thường sử dụng để làm dược liệu. Nên chọn thân rễ có ruột màu trắng ngà, cứng chắc, có dầu thơm nhẹ thì sẽ có nhiều dầu tốt và đảm bảo chất lượng.
Thu hái: Giai đoạn thích hợp để thu hoạch tốt nhất vào khoảng cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Thời điểm đó, lá phần ngọn cây cứng và dễ bẻ gãy, thân cây chuyển từ màu xanh qua màu vàng hoặc nâu. Chồi mới sẽ mọc lên, tiêu hao nhiều dinh dưỡng của củ khi bị thu hoạch quá nhiều. Lưu ý những ngày đất khô, nắng ráo thì việc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn.
Chế biến:
Cách 1: Rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Ngâm với nước trong 4h, tiếp đó ủ kín khoảng 12h cho mềm. Cắt ra thành từng lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Cách 2: (theo kỹ thuật Trung Quốc) Phơi khô: Phơi trong khoảng 15-20 ngày đến khi khô kiệt nước. Tuy nhiên với cách này khi gặp thời tiết ẩm thấp, mưa thì củ dễ bị thối mốc.
Sấy khô: Củ sau khi thu hoạch về được đưa lên giàn sấy khô. Khoảng 3-5kg củ bạch truật tươi sau khi sấy còn khoảng 1kg dạng khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
Quy kinh: Tỳ và Vị.
Bảo quản: Bạch truật dễ bị mốc, thường phơi sấy và để nơi khô thoáng.
Tác dụng dược lý của cây bạch truật
Theo y học cổ truyền:
- Trị tỳ hư, táo bón, tiêu chảy, tiểu đường.
- Trị phù thũng.
- Lợi thủy.
- An thai.
- Chữa đau đầu, đầu váng, giúp ăn ngon ngủ yên.
- Trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, giúp tiêu đàm thủy.
- Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hay mệt, hoảng đản, thấp tý, chóng mặt, ra mồ hôi.
Tác dụng theo y học hiện đại:
Các công trình nghiên cứu đã chứng minh trong bạch truật chứa nhiều thành phần hóa học như sau:
Rễ của dược liệu có chứa 1,4% tinh dầu gồm có: Atractylola, atractylon, atractylenolid I, II, III; vitamin A và eudesmol.
Ngoài ra còn có humulene, selian, acid palmitic, hinelsol, 10E atractylentriol, atractylone, b-selinene… và nhiều hoạt chất khác.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
1. Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Nguyên liệu: 6g bạch truật, 6g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 15g cam thảo, 4,5g hậu phác, 3g gừng.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đun cùng 600ml nước. Đun sôi để nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần/ngày.
2. Bài thuốc từ cây bạch truật giúp dễ tiêu hóa, khỏe dạ dày
Nguyên liệu: 12g bạch truật, 6g chỉ thực.
Cách làm: Sắc nước uống 1 thang/ngày.
3. Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ
Nguyên liệu: 6kg bạch truật.
Cách làm: Thái dược liệu thành lát mỏng, đổ ngập nước nấu lên. Sau đó rót ra khoảng nửa chén nước đặc, tiếp tục nấu phần còn lại thành dạng cao hỗn hợp gồm bạch truật ngâm mật ong cùng nửa chén nước dùng ăn hằng ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.
4. Điều trị chứng đầy trướng do tỳ hư, tỳ khí bất hòa
Nguyên liệu: 80g bạch truật, 160g quất bì.
Cách làm: Tán thành bột mịn hỗn hợp trên, sau đó quất bì, bạch truật ngâm rượu, làm thành viên nhỏ và uống trước mỗi bữa ăn.
5. Trị chứng lạnh toát ở phụ nữ mang thai, cẩm khẩu bất tỉnh
Nguyên liệu: 40g bạch truật, 20g gừng sống, 40g trạch tả.
Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch sắc với nước, đun đến khi còn 1 chén dùng uống một lần.
6. Trị tỳ vị hư tổn bằng cây bạch truật
Nguyên liệu: 640g bạch truật, 160g nhân sâm.
Cách làm: Ngâm nguyên liệu với nước trong một đêm. Sau đó đun lửa nhỏ thành cao. Hòa với mật ong khi uống, sử dụng lâu dài có hiệu quả.
7. Bài thuốc trị táo bón từ cây bạch truật
Nguyên liệu: 60g bạch truật, 3g thăng ma, 30g sinh địa.
Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Sử dụng liên tục từ 1-4 tháng.
8. Trị ngứa ngáy, sởi, phong thấp
Nguyên liệu: Bạch truật.
Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược, mỗi lần uống một ít cùng thìa nhỏ rượu, sử dụng 2 lần/ngày.
9. Trị chứng bứt rứt, bồn chồn, khó chịu ở ngực
Nguyên liệu: Bạch truật.
Cách làm: Dược liệu được tán thành bột, sử dụng 1 lần 1 thìa nhỏ cà phê, bột bạch truật hòa với nước rồi uống.
10. Điều trị chứng cứng miệng, bất tỉnh do trúng phong
Nguyên liệu: 160g bạch truật, 1 ít rượu.
Cách làm: Sắc bạch truật cùng với lượng rượu trên, uống hết cho đến khi ra mồ hôi sẽ đỡ.
11. Bài thuốc giúp an thai từ cây bạch truật
Cách 1: 10g bạch truật, 6g thược dược, 5g nhân sâm, 5g nhu mễ, 5g tục đoạn, 5g hoàng cầm, 8g đương quy, 4g xuyên khung, 4g chích thảo, 4g sa nhân, 10g thục địa, 15g hoàng kỳ. Rửa sạch nguyên liệu sắc với nước uống mỗi ngày một thang.
Cách 2: 32g bạch truật, 64g đương quy, 64g hoàng cầm, 64g bạch thược, 64g xuyên khung. Các vị thuốc sau khi được sấy khô, tán thành bột, sử dụng mỗi ngày khoảng 10g cùng với rượu loãng.
12. Cây bạch truật điều trị đau răng lâu ngày
Chuẩn bị dược liệu với liều lượng vừa đủ.
Cách làm: Sắc bạch truật với nước, dùng để ngậm, sử dụng đến khi hết đau thì ngưng.
13. Bài thuốc chữa mồ hôi do khí hư
Nguyên liệu: 12g dược liệu, 24g hẫu lệ, 12g phòng phong.
Cách làm: Tán bột hoặc sắc hỗn hợp trên với nước để uống.
14. Cách sử dụng bạch truật trị nám da, tàn nhang
Nguyên liệu: 100g bạch truật, 250ml giấm táo mèo.
Cách làm: Dược liệu đem ngâm giấm sau khi đã được sơ chế sạch. Ngâm trong 2 tuần đưa ra sử dụng. Qua nhiều thử nghiệm cho thấy hỗn hợp bạch truật ngâm giấm trị tàn nhang hiệu quả khi dùng vào mỗi tối trong 1 tháng.
15. Bài thuốc bạch truật làm trắng da
Nguyên liệu: 500g bạch truật, 1kg nghệ đen, 2 lít rượu gạo 30 độ.
Cách làm: Xay nhuyễn hỗn hợp trên cùng với 1 ít rượu, sau đó cho vào hũ thủy tinh ngâm với lượng rượu còn lại. Ngâm gần 3 tháng có thể sử dụng, thoa lên mặt vào buổi tối, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.
16. Bài thuốc chữa các bệnh về gan từ cây bạch truật
Nguyên liệu bạch truật với liều lượng như sau: 30-60g (đối với xơ gan cổ trướng), 15-30g (đối với viêm gan mạn tính), 60-100g (đối với ung thư gan).
Cách làm: Sắc với nước hoặc tán bột dùng để uống.
17. Bài thuốc chữa phù cho phụ nữ mang thai
Nguyên liệu: 12g bạch truật, 12g đại phúc bì, 12g địa cốt bì, 12g ngũ gia bì, 20g phục linh, 12g sinh khương bì.
Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch sắc với nước uống hằng ngày.
18. Hỗ trợ điều trị chứng Meniere
Nguyên liệu: 30g bạch truật, 30g trạch tả, 30g ý dĩ.
Cách làm: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần để uống. Kiên trì dùng để thấy cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt.
19. Cây bạch truật trị sản hậu bị nôn mửa
Nguyên liệu: 48g bạch truật, 60g gừng, 1 ít rượu.
Cách làm: Cho thêm nước đun sôi, để nguội chia làm 3 lần uống trong ngày.
20. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày
Nguyên liệu: 10g bạch truật, 8g cam thảo, 9g trần bì, 6g hắc táo nhân, 9g hậu phác.
Cách làm: Nguyên liệu được rửa sạch loại bỏ tạp chất, đun sôi với nước, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn để có hiệu quả.
21. Điều trị đại tiện ra máu do sa trực tràng, trĩ
Nguyên liệu: 640g bạch truật, 320g can địa hoàng.
Cách làm: Tán nhỏ dược liệu thành bột mịn, can địa hoàng được hấp lên và nghiền nát. Tiếp đó thêm ít rượu và trộn đều làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 15 viên.
22. Điều trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ em
Nguyên liệu: 10g dược liệu
Cách làm: Cắt nhỏ thảo dược, cho thêm ít nước chưng cho chín, có thể bỏ ít đường rồi cho trẻ uống.
23. Điều trị đau vùng đùi lưng kéo dài
Nguyên liệu: 30g bạch truật, 6g chích sơn giáp, 100ml rượu trắng 25 độ.
Cách làm: Sắc với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, đổ nước ra và cho nước vào lần 2 để sắc tiếp. Trộn đều nước sắc và chia uống vào buổi sáng, tối. Dùng đúng liều đúng lượng cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng cây bạch truật chữa bệnh
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đang sử dụng loại thuốc khác cũng như các sản phẩm chức năng.
- Tiền sử dị ứng thuốc hoặc thức ăn.
- Đang có rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Người bị hen suyễn, ốm yếu gầy còm, bị mụn nhọt có mủ không nên sử dụng thảo dược này.
- Không dùng vị thuốc bắc bạch truật cùng với địa du, phòng phong vì tương tác cùng nhau sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Vị thuốc này dễ bị mốc nên kiểm tra thường xuyên và phơi sấy cẩn thận.
- Khi dùng bạch truật để điều trị nếu không thấy bệnh tiến triển nên thay đổi phương pháp điều trị, không nên dùng trong thời gian quá dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Qua thông tin được đưa ra trên đây, mong rằng bạn đọc hiểu rõ hơn bạch truật là gì và tác dụng của bạch truật. Tuy nhiên để sử dụng được đúng mục đích điều trị và hiệu quả trong việc chữa bệnh thì người dùng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!