23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Nha đam là một cây thân mọng với công dụng chủ yếu sử dụng trong chế biến thực phẩm và làm đẹp.  Tuy nhiên, trong dân gian còn sử dụng nha đam như một vị thuốc chữa bệnh. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng của loài cây này nhé.

Thông tin, hình ảnh cây nha đam (lô hội)
Thông tin, hình ảnh cây nha đam (lô hội)
  • Tên gọi khác: Lô hội, Chân Lô Hội, Lô Khoái, Dương Lô Hội, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Đởm, Tượng Hội (Bản Thảo Thập Di); Hổ Thiệt, Lưỡi Hổ (Dược Liệu Việt Nam).
  • Tên khoa học: Aloe vera L. var chinenis (Haw) Berger
  • Tên tiếng anh: Aloe vera L. var chinenis (Haw) Berger
  • Họ: Hành tỏi (Liliaceae)

Đặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)

1. Mô tả cây Nha đam

Nha đam là cây thân mọng, sống lâu năm, lá to, dày và mọc sát thân. Lá nha đam màu xanh, không cuống, bóng, hình lưỡi giáo. Ở phần gốc mọc thành từng chùm và mở dần ra phía trên. Ở mép lá nha đam có răng cưa như gai nhọn.

Hoa nha đam dạng ống, có màu đỏ hay vàng, mọc thành từng chùm, các cành hoa dài đến 1m. Khi mới nở, hoa sẽ mọc thẳng đứng nhưng càng về sau càng rủ xuống. Các hoa kết dính với nhau tạo thành hình pháo. Hoa nha đam thường nở vào mùa hè.

Quả nha đam hình bầu dục, có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Nha đam có nguồn gốc từ châu phi và xung quanh Ai Cập, hiện nay có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nha đam xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành vì nó dễ phát triển.

Bộ phận dùng để làm thuốc và chế biến món ăn là lá cây. Nha đam có thể thu hái quanh năm, thường sau khi lấy lá về sẽ cắt nhỏ lá ép lấy nước đem cô đặc ở ngoài nắng (có thể đun sôi) hoặc tách phần vỏ lá bên ngoài lấy phần thịt bên trong.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Nha đam có vị đắng, tính hàn đi vào kinh can và đại tràng. Tuy nhiên, trong sách Bản thảo thập di nói nha đam có vị đắng như mật. Còn trong sách Khai bảo bản thảo thì nói nha đam có tính hàn, không có độc. Trong Bản thảo cương mục thì nói, nha đam đi vào âm kinh dược dã.

Nha đam chế biến xong sẽ được để trong túi bóng hoặc trong bình, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp vì nhựa nóng sẽ chảy ra.

4. Thành phần hoá học

Trong mỗi bộ phận của nha đam có những thành phần hóa học khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trong nhựa nha đam có Antraglycozit (12 – 13%) và  Aloin (theo Dược liệu Việt Nam). Trong khi đó trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam nói, nhựa nha đam chứa Aloin, b-Aloin, Isoaloin, Aloinoside A, B, Aloe-emodin.
  • Nha đam chứa Aloi (hay  Barbaloin), p-Coumaric acid, Aldopentose, Glucose, Calcium oxalate (theo Trung Dược Học).
  • Nha đam có chứa: Cyclooxygenase, Prostanoid, Cholesterol (Theo Afzal và cộng sự 1991).
  • Nha đam gồm các thành phần: Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C (theo Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148).
  • Trong nha đam có: Isobarbaloin, Aloin B (Theo Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).
  • Trong nha đam chứa: Cholesterol, b-Sitosterol, Campesterol, Lupeol (Theo Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).

Tác dụng của Nha đam (Lô hội)

1. Theo trung dược học:

  • Aloin giúp tẩy xổ mạnh (mạnh hơn cả Đại hoàng), tác động lên kết trường, dùng thụt đại trường, tác dụng như thuốc uống
  • Nước sắc nha đam có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch
  • Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng
  • Tác dụng chống khối u nhờ chất alcohol.

2. Theo Đại thực dụng  Trung dược

  • Aloin là chất xổ mạnh nên có thể kích thích địa trường gây xổ, thụt đại trường, tác dụng như thuốc uống
  • Nha đam giúp ức chế nấm ngoài da ở các mức độ khác nhau.
  • Kháng hoạt tính ung thư

3. Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

  • Nha đam giúp kích thích tiêu hóa

4. Theo cuốn Thuốc Và Sức Khỏe

  • Nha đam có công năng xổ nhờ chất Anthraquinon
  • Các Anthraquinon của Aloe kết hợp với các ion Calcium thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu
  • Chất Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông kết dịch.

Theo Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 198: Nha đam có tác dụng kháng sinh

Bài thuốc chữa bệnh da liễu (bệnh ngoài da) giúp làm đẹp

Công dụng nha đam chữa bệnh da liễu
Công dụng nha đam chữa bệnh da liễu

1. Trị bệnh ngoài da, chăm sóc da

Chất nhầy trong gel nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da từ đó giúp da dễ đàn hồi, giảm nếp nhăn. Chỉ cần lấy phần thịt nha đam xoa đều lên vùng da mặt mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp da đẹp hơn.

2. Trị môi nứt nẻ

Lấy nhựa nha đam bôi lên môi vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sau một thời gian, bạn sẽ có bờ môi mọng như ý.

3. Trị mụn

Cách 1: Lấy 200gr nha đam tươi, rửa sạch, tách lấy phần thịt bên trong, cắt từng miếng hình vuông rồi thêm 50gr đường cát cùng 2 muỗng cà phê mật ong, cho thêm 1 ít đá vào ăn.

Cách 2: Lấy 500gr nước cốt nha đam trộn đều với 200m mật ong, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh, uống trước khi ăn cơm.

Cách 3: Lấy dịch nhầy bên trong lá nha đam trộn với nước vo gạo, sau đó đắp lên mặt trước khi đi ngủ.

Tìm hiểu thêm: nghệ đen cục kỳ hiệu quả" href="https://thongtinthuoc.org/nghe-den.html#thongtinthuoc-3-giam-tham-mun-tri-mun-trung-ca" target="_blank" rel="noopener noreferrer">Bài thuốc trị mụn bằng nghệ đen cục kỳ hiệu quả

4. Chữa rụng tóc

Lấy chất nhờn của cây nha đam bôi vào chân tóc trong khoảng 2 – 3 giờ cho khô rồi gội sạch đầu. Thực hiện liên tục trong 6 tháng.

5. Nha đam giúp giảm cân

Dùng nước ép nha đam mỗi ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

6. Đối với các vết bỏng

Lấy nhựa cây nha đam bôi lên vết bỏng để tránh sưng phồng.

Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá

Công dụn nha đam chữa các bệnh về tiêu hóa
Công dụn nha đam chữa các bệnh về tiêu hóa

1. Chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Lấy gel nha đam uống tươi, mỗi ngày 3 – 4 lần (tuy nhiên không được uống quá 400mg gel/ ngày).

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi chỉ sau 1 tuần

2. Cải thiện tiêu hoá kém

Lấy nha đam với đậu xanh cho vào nấu chè giúp giải nhiệt, tiêu độc.

3. Trị bệnh xơ gan cổ chướng

Cho phần thịt nha đam và một ít mật ong vào máy xay nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần trước ăn 15 phút, mỗi lần 20ml. Uống liên tục trong 1 tháng.

4. Trị tiểu đục

Nguyên liệu: Nha đam tươi (20gr); nhân hạt đạm quân tử (30gr)

Thực hiện: Giã nhuyễn hai nguyên liệu với nhau, vắt lấy nước uống, ngày 2 lần trước bữa ăn.

5. Tác dụng xổ, nhuận tràng

Xa xưa, cả Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đều đã biết sử dụng nha đam để giúp nhuận tràng. Với ba liều dùng như sau:

Liều thấp: Lấy 20 – 50gr nhựa aloe khô giúp kiện tì vị, nhuận gan

Liều vừa: 100mg (tương đương 3 – 5 lá tươi) để sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.

Liều cao: 200 – 500mg (tương đương 10 – 20 lá) giúp xổ mạnh.

6. Hỗ trợ đIều trị ung thư đại tràng

Nguyên liệu: Nha đam (20gr); chu sa (15gr)

Thực hiện: Nghiền nát hai hỗn hợp và viên lại với rượu. Mỗi ngày dùng 4gr.

7. Phòng ngừa sỏi niệu

Nhiều thầy thuốc đã dựa vào hoạt chất anthraquinon  trong nha đam kết hợp với ion canxi trong đường tiểu để chuyển hóa các chất thành tan đường và tống ra ngoài theo đường tiểu.

Bài thuốc điều trị bệnh phụ khoa

Công dung nha đam chữa các bệnh phụ khoa
Công dung nha đam chữa các bệnh phụ khoa

1. Trị chứng “nguyệt san” bất thường

Lấy nước nha đam đun sôi với 1 ít đường tạo thành siro và uống trước kì nguyệt san 1 tuần.

2. Chữa đau bụng kinh

Nguyên liệu: Nha đam, rễ củ gai (mỗi loại 20gr); nghệ đen, tô mộc (mỗi loại 12gr); cam thảo (4gr).

Thực hiện: Cho tất các các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu

Bài thuốc chữa một số các bệnh khác

1. Khắc phục tình trạng khô mắt, chống mỏi mắt

Lấy 1 nhánh nha đam, bỏ vỏ, lấy thịt bên trong đắp lên mắt trong 15 phút. Nên thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Chữa bệnh xương khớp

Cách 1: Lấy gel nha đam xoa lên vùng xương khớp bị đau nhức hàng ngày. Hoặc có thể làm nước ép nha đam, uống 3 lần/ ngày.

Cách 2: Làm nước ép nha đam, cho thêm 1 thìa cà phê giấm táo và 1 lát gừng, uống hàng ngày.

Cách 3: Nha đam rửa sạch, lấy phần thịt bên trong, trộn với vỏ cam và 1 chén mật ong, và 1 ít đất sét đỏ. Bôi hỗn hợp lên vùng khớp bị sưng trong 30 phút.

Cách 4: Trộn 2 thìa tinh dầu nha đam với 10 thìa tinh dầu bạc hà sau đó thoa vào vùng xương khớp bị.

Cách 5: lấy gel nha đam trộn với bột nghệ rồi bôi lên các khớp bị đau. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng cây huyết đằng

3. Trị ho

Bài thuốc 1: Với người ho có đờm, lấy 200gr nha đam tươi, vỏ sạch vỏ ngoài, sắc với nước uống.

Bài thuốc 2: Với người bị ho ra máu, mỗi ngày lấy 12 – 20gr nha đam khô sắc với nước uống.

4. Chữa đau đầu, chóng mặt

Nguyên liệu: Nha đam, lá dâu (mỗi loại 20gr); hoa đại (12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống. Chia nước thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

5. Hỗ trợ điều trị u não

Nguyên liệu: Nha đam, thanh đại, đại hoàng (mỗi thứ 15gr); đương quy (20gr); long thảo (12gr); chi tử (10gr); hoàng liên, mộc dược, hoàng cầm (mỗi loại 6gr); hoàng bá (4gr); xạ hương 92gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào tán thành bột mịn, mỗi ngày lấy 8 – 12gr hòa với nước uống.

6. Giúp thanh nhiệt cơ thể

Nấu chè nha đam với đậu xanh, ăn nóng hàng ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể.

7. Tác dụng kháng khuẩn

Các nhũ dịch bào chế từ nha đam như thuốc trị Eczema, thuốc trị mụn chốc lở sẽ giúp làm lành vết thương rất nhanh.

8. Điều trị huyết áp cao, tiểu đường

Lấy 200gr lá nha đam bỏ vỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm 200gr nước, chia nước ép thành hai phần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa tiểu đường từ cây mật gấu

Những lưu ý khi sử dụng Nha đam (Lô hội)

  • Không uống nước ép nha đam với lượng lớn vì có thể gây tiêu chảy, đau ruột, mất nước
  • Khi uống nước nha đam có thể gây một số tác dụng phụ, khi có những phản ứng phụ cần dừng lại việc sử dụng ngay.
  • Không sử dụng nước ép nha đam cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
  • Người bị viêm gan cũng không uống nước ép nha đam.
  • Nha đam không an toàn cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người có hội chứng ruột kích thích không nên dùng nha đam.
  • Chế biến nước ép nha đam cần xử lí thật kĩ nếu không có thể gây mất cân bằng điện giải.
  • Người bị bệnh tim cũng cần hạn chế uống nước ép nha đam.
  • Người đang điều trị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng nước ép nha đam quá nhiều có thể gây tích tụ máu trong xương chậu khiến thận bị tổn thương.
  • Uống nước ép nha đam trong thời gian dài có thể bị táo bón.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Nhan Đam trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Nhan Đam? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

4.3/5 - (9 bình chọn)
4.3/5 - (9 bình chọn)

Bình luận (2)

  1. Trước tới giờ chỉ biết cây này dùng làm thạch và đắp mặt chứ đâu có biết có nhiều công dụng như vầy đâu =)))

  2. Làm đẹp da, giảm rụng tóc thì mình cũng đã thử thấy cũng có hiệu quả nhưng phải dùng thời gian khá lâu. Còn mình hay dùng llamf thạch làm chè ăn ngon mát nữa. Có khi nào ăn nhiều nên cũng tốt cho dạ dày không nhỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)1. Mô tả cây Nha đam2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)1. Mô tả cây Nha đam2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)1. Mô tả cây Nha đam2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)1. Mô tả cây Nha đam2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nha đam (Lô hội)1. Mô tả cây Nha đam2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc