Vọng giang nam và 2 bài thuốc chữa huyết áp, đau đầu hiệu quả
Nội dung chính
Vọng giang nam còn có nhiều tên gọi khác như Cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đầu, thảo quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòe… Cây có vị mặn, tính bình, có độc đi vào hai kinh Can, Thận được dùng chữa huyết áp, đau đầu.
Tên gọi khác: Cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đầu, thảo quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòe, muống lá khế, kim đậu tử, kim hoa báo tử, phượng hoàng hoa thảo, lê trà, đại dương giác thái, đầu vựng thái, sơn cà phê, muồng tây
Tên khoa học: Cassia occodentalis L.
Họ: Vang Caesalpniaceae.
Thông tin, mô tả cây vọng giang nam
1. Đặc điểm thực vật
Vọng giang nam là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ cao 0.6-1m, thân phía dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông, lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét 4-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống, toàn lá dài 20cm. Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả giáp, dài 6-10cm, rộng tới 7mm, hơi hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc v.v… tại đây có nơi trồng để làm thuốc), Ấn Độ, Braxin (Nam Mỹ) cũng có. Cây mọc hoang khắp nơi tại việt nam. Người ta dùng toàn bộ cây, hay chỉ hái lá, hái hạt về phơi khô. Ở Việt Nam ta chưa chú ý khai thác loài này.
Bộ phận dùng: Người ta dùng toàn cân, hay chỉ hai lá, hái hạt về phơi khô.
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Phơi khô
3. Tính vị, quy kinh,bảo quản
Tính vị: Vọng giang nam có vị mặn, tính bình, có độc.
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855%, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150%, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, glucoza 0,738%, chất pectin, gôm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536%, chất anbuminôit không tan 2,216%.
Theo Lưu Mễ Đạt Phu (1955), trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emođin, tanin, chừng 36% chất nhầy, 2,55% chất béo, 4,33% tro.
Trong lá cũng có chất emođin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin.
Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy.
Trong hạt có physcion C16H1205 (J. Am. Pharm. Assoc., 1957, 46, 271; c. A. 1969, 70, 84918m) physcion-1-glucozit, C22H22O10 (Experientiơ, 1971, 43), l,8-dihydroxy-2-metylanthraquinon, 1,4,5- trihydroxy-3-metyl-7-metoxy anthraquinon (.Experientia 1974, 30, 850), N-metylmorpholin (C.A, 1971, 74, 50512s) galactomannan (J. chem. 1973, 11, 1134).
Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin, 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy – 7methylanthraquinon,Cl6H1206. islandixin -1,4,5 trihydroxy-2- metylanthraquinon C15H10P5 1,4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042).
Trong lá có dianthronic heterozit (C. A., (969, 70, 84918m). Trong vỏ quả có C-glucozit của apigenin (C. A., 1969, 70, 84918m).
Tác dụng dược lý của vọng giang nam
Tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.
Hạt thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, làm dễ tiêu hoá, nhuận tràng.
Lá và thân tiêu viêm, giải độc.
Rễ khư phong thấp.
Các bài thuốc chữa bệnh của vọng giang nam
1. Bài thuốc chữa huyết áp cao, đau đầu, táo bón
Dùng hạt vọng giang nam 15-30g rang và xay, nấu nước uống.
2. Chữa đau đầu kéo dài từ vọng giang nam
Lấy 30g lá vọng giang nam, 240g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.
Lưu ý khi dùng vọng giang nam chữa bệnh
Người tiêu chảy không dùng
Phụ nữ có mang không nên dùng.
Trên đây là những thông tin về cây vọng giang nam và các bài thuốc chữa bệnh của nó. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đây chỉ là những bài thuốc dân gian, mang tính chất tham khảo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!