Thảo quyết minh (đậu ma) và 11 bài thuốc chữa bệnh về mắt (đau mắt đỏ, cuồm mắt, quáng gà) huyết áp, đau đầu, nấm âm đạo, thận hư hiệu quả

Thảo quyết minh hay còn gọi với nhiều cái tên như đậu ma, hạt muồng muồng, giả lục đậu, lạc giời, quyết minh. Đây là vị thuốc nam có mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước. Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa huyết áp cao, mất ngủ, chàm, hắc lào, táo bón.

Thông tin, mô tả Thảo quyết minh
Thông tin, mô tả Thảo quyết minh

Tên gọi khác: Đậu ma, hạt muồng muồng, giả lục đậu, lạc giời, quyết minh,…

Tên khoa học: Cassia tora L.

Họ: Vang (Caesalpiniaceae)

Thông tin, mô tả Thảo quyết minh

1. Đặc điểm thực vật

Thảo quyết minh là thực vật thân thảo, nhỏ, có chiều cao khoảng 30 – 90 cm, đôi khi một số cây có thể cao lên 150 cm. Cây có lá kép, có hình lông chim, lá mọc so le, mỗi lá có khoảng 2 – 4 lá chét. Lá chét hình trứng mở rộng ở đầu lá, dài khoảng 3 – 5 cm, rộng khoảng 15 – 20mm.

Hoa Thảo quyết minh mọc ở các kẽ lá, khoảng 1 – 3 lá sẽ có 1 hoa, hoa màu vàng tươi. Quả có hình trụ, dài khoảng 12 – 14 cm, rộng khoảng 4 mm. Bên trong quả có thể chứa khoảng 25 hạt.

Hạt Thảo quyết minh hình trụ, đôi khi có thể có hình tháp, hai đầu vát chéo, chiều dài khoảng 3 mm – 6 mm, đường kính hạt khoảng 1 mm – 2,5 mm. Bên ngoài hạt có màu nâu nhạt hoặc lục nâu, bóng. Bốn cạnh hạt thường nổi thành gò, nhô lên khỏi vỏ hạt thành đường gân bao quanh. Vỏ hạt cứng, khó phá vỡ, khi cắt ngang có thể nhìn thấy chất dịch màu vàng nhạt hoặc trắng. Hạt có tính nhầy, không mùi, vị hơi đắng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Thảo quyết minh mọc hoang ở nhiều địa phương trên cả nước. Cây thuốc thường phổ biến ở các tỉnh như Hòa Bình, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Bộ phận dùng: Bộ phận được sử dụng làm thuốc là hạt Thảo quyết minh. Tên gọi dược liệu là Quyết minh tử.

Thu hái: Thời gian tốt nhất để thu hái Thảo quyết minh là vào tháng 9 – 11. Lúc này quả chín đều phù hợp để thu hái bào chế thành dược liệu.

Chế biến: Sau khi thu hái quả Thảo quyết minh, mang về phơi khô, đập dập, lấy hạt và phơi cho hạt khô hoàn toàn.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Quyết minh tử (hay hạt muồng muồng) có vị mặn, tính bình.

Quy kinh: Thảo minh quyết quy vào 2 kinh thận và can.

Bảo quản: Quyết minh tử rất dễ ẩm mốc và sinh ra nấm. Do đó, sau khi bào chế dược liệu cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm không khí cao. Thỉnh thoảng có thể mang vị thuốc đi phơi nắng để tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Thảo minh quyết có chứa nhiều thành phần hóa học như chất nhầy, chất béo, protid, crysophanola, altraglucozit, màu tự nhiên, tamin,….

Tác dụng dược lý của Thảo minh quyết

Theo nghiên cứu hiện đại:

Hoạt chất Altraglucozit được tìm thấy trong Quyết minh tử có tác dụng tăng nhu động, co bóp ở ruột nhưng không gây đau bụng. Ngoài ra, Thảo quyết minh được cho là có thể tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ làm hạ huyết áp.

Tác dụng theo y học cổ truyền:

Công dụng: Thanh can, lợi thận, khử phong, nhuận tràng, thông tiện, sáng mắt.

Chủ trị: Các bệnh về mắt, táo bón, mất ngủ, hắc lào, chàm, bảo vệ hệ thống thần kinh hỗ trợ điều trị Parkinson, cao huyết áp, thong mang có màng, viêm gan.

Bài thuốc dùng Thảo quyết minh chữa bệnh

Dược liệu thảo quyết minh
Dược liệu thảo quyết minh

1. Bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp cấp từ thảo quyết minh

Chỉ định: Điều trị mắt sưng đau, đỏ, chảy nước mắt nhiều.

Bài thuốc: Quyết minh tử 16 g, thạch quyết minh, cúc hoa, hoàng cầm, mạn kinh tử, mộc tằng, bạch thược mỗi vị 12 g, thạch cao 20 g, xuyên khung 6 g. Mang các vị thuốc sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.

2. Đậu ma chữa trị mắt đỏ, đau đầu do phong nhiệt

Quyết minh tử (sao vàng) 12 g, phòng phong, hoàng liên mỗi vị 8 g, thăng ma, cam thảo mỗi vị 4 g, tế tân 2 g, sài hồ, cúc hoa, đạm trúc điệp mỗi vị 12 g, mang sắc thành thuốc uống.

3. Hạt muồng muồng điều trị cườm mắt, giảm thị lực do can thận bất túc và quáng gà

Bài thuốc thứ nhất: Quyết minh tử, câu kỷ tử mỗi vị 12 g, gan lợn 100 – 150 g mang đi nấu chín, dùng ăn.

Bài thuốc thứ hai: Quyết minh tử, nữ trinh tử, cốc tinh thảo, cúc hóa, sa tật lê, câu kỷ tử mỗi vị 12 g, sanh địa 16 g, đem sắc thuốc uống.

4. Điều trị đau đầu do huyết áp cao từ thảo quyết minh

Có thể dùng độc vị Thảo quyết minh 20 g sắc thành nước uống. Hoặc có thể bổ sung thêm bạch tật lê, câu đằng mỗi vị 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

5. Giả lục đậu điều trị đau nửa đầu

Dùng Quyết minh tử, dã cúc hoa mỗi vị 12 g, xuyên khung, mạn kinh tử, phòng phòng, hoàng liên mỗi vị 8 g, thăng má 4 g, tế tân 2 g, cam thảo 4 g sắc thành nước, dùng uống.

6. Điều trị táo bón mãn tính từ lạc giời

Bài thuốc thứ nhất: Có thể sử dụng Quyết minh tử nấu thành nước thay nước chè (trà) uống mỗi ngày.

Bài thuốc thứ hai: Dùng Quyết minh tử gia thêm Me chín (lấy cơm bỏ hạt) liều lượng bằng nhau, sấy khô tán thành bột mịn. Sau đó trộn với mật ong, làm thành viên hoàn, viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20 g trước lúc đi ngủ để hỗ trợ nhuận tràng.

7. Điều trị hắc lào, chàm, nấm ở trẻ em từ thảo quyết minh

Thảo quyết minh 20 g, giấm 5 ml, rượu 40 – 50 ml ngâm trong 10 ngày. Dùng nước này để thoa lên vùng da bệnh.

8. Điều trị nấm âm đạo từ quyết minh

Thảo quyết minh 40 g sắc thành nước, để âm dùng rửa và xông âm đạo. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.

9. Điều trị mỡ trong máu cao

Sử dụng Thảo quyết minh 50 g sắc thành nước mỗi ngày uống 3 lần.

10. Điều trị can thận âm hư (đục thủy tinh thể, mắt mờ)

Sử dụng sa uyển tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, nữ trinh tử mỗi vị 12 g, Quyết minh tử 15 g sắc thành thuốc, dùng uống.

11. Bài thuốc hỗ trợ hạ huyết áp

Quyết minh tử sao cháy 12 g, cỏ ngọt 6 g, cúc hoa 4 g, hoa hòe sao vàng 10 g, hãm với nước sôi, dùng uống nhiều lần trong ngày thay nước trà (chè).

Một liệu trình kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Thực hiện liên tục 2 – 3 liệu trình để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng Thảo quyết minh chữa bệnh

  • Người bị bệnh tiêu chảy, tiểu đường và huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng Thảo quyết minh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liều này.
  • Tránh sử dụng nhầm lẫn Thảo quyết minh với các vị thuốc họ muồng ngủ khác như : Cây điền thanh, cây lục lạc lá tròn,…

Thảo minh quyết là vị thuốc có tác dụng thanh can, nhuận tràng, ích thận nên thường được sử dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng không mong muốn, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng.

Xem thêm: Phan tả diệp và 11 bài thuốc chữa táo bón, viêm tụy, viêm tuyến mật, sỏi mật… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vọng giang nam

Vọng giang nam và 2 bài thuốc chữa huyết áp, đau đầu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Thảo quyết minh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Câu đằng

Câu đằng và các bài thuốc chữa sốt, co giật, nôn mửa, sáng mắt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Thảo quyết minh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Hồi đầu thảo

Hồi đầu thảo (cỏ vùi đầu) và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, đau bụng kinh, huyết áp cao, viêm gan mãn tính hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Thảo quyết minh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây ba gạc

Cây ba gạc và 4 bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Thảo quyết minh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thì là

Thì là (thìa là) và 7 bài thuốc chữa khó tiêu, chướng bụng, huyết áp, bệnh hô hấp, rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Thảo quyết minh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp