Cà rốt và 6 bài thuốc chữa tiêu chảy, giun, ho… hiệu quả

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ dồi dào mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực phẩm này bắt đầu được biết đến vào những năm 900 trước Công nguyên và đang được ưa chuộng trên toàn cầu.

Thông tin, mô tả cây cà rốt
Thông tin, mô tả cây cà rốt

Tên gọi khác: Củ cải đỏ

Tên khoa học: Daucus carota L. ssp sativus Hayek

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Thông tin, mô tả cây cà rốt

1. Đặc điểm thực vật

hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Nơi sống: Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta.

Bộ phận dùng: Củ và quả – Radix et Fructus Carotae.

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4.  Thành phần hóa học

Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden… Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.

Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.

Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).

Tác dụng dược lý cà rốt

Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cà rốt

Cà rốt chữa tiểu chảy, giun, ho
Cà rốt chữa tiểu chảy, giun, ho

1. Cà rốt chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu

Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).

2. Cà rốt chữa ỉa chảy trẻ em

Dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).

3. Bài thuốc chữa giun sán từ cà rốt

Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong ngày

4. Chữa trẻ nhỏ lên sởi

Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân.

5. Cà rốt chữa ho gà

Củ cà-rốt 200g, táo tầu (hồng táo, đại táo) 12 quả, nước 1500ml, sắc còn 500ml, hoà thêm chút đường phèn vào cho dễ uống, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 500g củ cà-rốt, ép lấy nước, thêm chút đường phèn vào rồi hấp nóng lên, uống ngày 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, sinh tân, giải độc, … Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

6. Bài thuốc chữa ho khan từ cà rốt

Củ cà-rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi dùng cà rốt chữa bệnh

– Tránh kết hợp cà rốt với các thực phẩm sau:

Ớt: Ăn cà rốt chung với ớt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong ớt

Giấm: Thành phần axit trong giấm có thể phá hủy carotene khiến công dụng của cà rốt bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, các bà nội trợ nên tránh kết hợp hai thực phẩm này khi chế biến món ăn.

Củ cải trắng: Nhiều người sử dụng cả củ cải trắng và cà rốt trong các món hầm. Điều này có thể khiến hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng bị phá hủy.

– Những đối tượng không nên ăn cà rốt:

Trẻ em và người lớn đang bị táo bón

Người có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu

Người đang bị vàng da

Trên đây là những công dụng của cà rốt không phải ai cũng biết. Khi sử dụng thực phẩm này, bạn nên nấu chín và tuân thủ một số vấn đề kiêng kỵ đã được khuyến cáo ở trên để không biết cà rốt thành thảm họa cho sức khỏe.

Xem thêm: Cây sim và 11 bài thuốc chữa đau đầu, viêm dạ dày, chảy máu cam, huyết áp, xương khớp, hen suyễn.. hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà rốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà rốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà rốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà rốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà rốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp