Cây cẩm xà lặc và 3 bài thuốc chữa lỵ, sưng tấy, lợi tiểu hiệu quả
Nội dung chính
Cây cẩm xà lặc còn gọi với nhiều tên khác như mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ. Cây có vị đắng, chát, tính mát tác dụng tan máu bầm, giảm đau cơ khớp, lợi tiểu, điều trị kiết lỵ. Từ lâu, cây găng cơm đã được dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, sưng tấy, lợi tiểu.
Tên gọi khác: Mỏ quạ, Mỏ ó, Găng cơm, Găng vàng, Găng sơn, Găng cườm, Thiết thỉ mễ.
Tên khoa học: Canthium parvifolium Roxb
Họ: Cà phê (Ruubiaceae)
Thông tin, mô tả cây Cẩm xà lặc
1. Mô tả thực vật
Là cây nhỏ có gai dài từ 0.3-5cm hai đầu quặp lại gần giống như mỏ quạ, phía gốc gai có lông. Lá hình trứng thuôn dài mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông trên đường gân, phiến lá dài , cuống rất ngắn. Hoa màu vàng hợp thành chùm ở từng 2-8 hoa. Cánh hoa 2-3mm, quả hạch hình cầu đường kính 8-10mm khi chín có màu vàng nhạt trong có hai ngăn mỗi ngăn chứa một hạt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Mọc hoang ở khắp các tỉnh phía bắc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào vì có rất nhiều gai nhọn.
Bộ phận dùng: Rễ
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Thường người ta đào rễ bóc lấy vỏ phơi khô để xuất.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, chát, tính mát
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có ancaloit và saponozit.
Tác dụng dược lý của cây cẩm xà lặc
Chưa rõ Trung Quốc mua vỏ rễ về để làm gì, số lượng mua cũng còn ít chưa đáng chú ý.
Trong nhân dán thường dùng quả thay xà phòng để giặt để quấn áo, tơ, lụa không chịu được kiềm của xà phòng, vỏ quả rất đắng muốn ăn thì phải loại bỏ vỏ.
Vỏ thân và vỏ cành dùng chữa lỵ. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 5-10g.
Lá cây này được dùng giã nát đắp lên vết thương, nhưng ít được dùng hơn lá cây mỏ quạ thuộc họ Dâu tằm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cẩm xà lặc
1. Điều trị kiết lỵ từ cây mỏ quạ
Dùng thân cây khô 25g đến 30g, rửa sạch, sắc nước đặc lấy khoảng 1 bát nước uống trong ngày.
2. Bài thuốc giảm đau nhức, sưng tấy từ cây cẩm xà lặc
Lấy thân, rễ găng thái lát mỏng phơi khô khoảng 1kg. Đem ngâm đặc với khoảng 1,5 lít đến 2 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được. Rượu găng chỉ dùng xoa bóp ngoài da ở những vùng cơ khớp bị sưng đau, bầm tím, chấn thương. Theo dân gian rượu cây găng có công dụng tương tự như rượu huyết giác.
Ngoài ra, nếu có cây tươi ta cũng có thể dùng lá găng tươi giã nát đắp vào những vùng cơ thể bị chấn thương, tụ máu vẫn có hiệu quả.
3. Bài thuốc lợi tiểu từ mỏ ó
Dùng rễ cây sắc uống với liều dùng khoảng 20g khô/ngày.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây cẩm xà lặc. Có thể nói, đây là cây thuốc nam hỗ trợ điều trị kiết lỵ và sưng tấy rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng đúng liều lượng và liệu trình mới có hiệu quả.
Xem thêm: Cây ba chẽ (lá ba chẽ) và 4 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, rắn cắn, xương khớp hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!