Cây cam xũng (cây lưỡi nhân) và 4 bài thuốc chữa phù thũng, ho, viêm họng, sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ, hở van tim hiệu quả.

Cây cam xũng hay còn gọi với nhiều tên khác như cây lưỡi nhân, cây lưỡi người, đơn lưỡi cọp. Cây có vị nhạt, hơi chua tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây đã được dùng chữa phù thũng, ho, viêm họng, sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ, hở van tim.

Thông tin, mô tả cây cam xũng
Thông tin, mô tả cây cam xũng

Tên khác: Cây lưỡi nhân, cây lưỡi người, đơn lưỡi cọp….

Tên khoa học: Sauropus rostratus Miq

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Thông tin, mô tả cây cam xũng

1. Mô tả cây lưỡi nhân

Thân: Là dạng cây thân thảo nhỏ thường chỉ cao tối đa khoảng 30cm ~ 35cm, sống lâu niên.

Lá: Dài khoảng 5cm ~ 7cm, rộng 1,5 ~ 2cm, mặt trên màu xanh có gân và xung quanh các gân lá có vằn màu trắng nhìn giống lưỡi cọp, mặt dưới lá màu trắng xanh.

Hoa: Hoa lưỡi nhân nhỏ xíu, màu nâu đỏ, hoa có 6 cánh nhìn như một cái nút áo, cuống ngắn khoảng 1cm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây được nhiều nơi trồng làm cảnh và làm dược liệu, thường hay có ở các viện bảo tàng hay các nhà thuốc từ thiện. Ở nước ta cây thuốc này rất ít thấy mọc hoang.

Bộ phận dùng: Lá cây

Thu hái, chế biến: Người dân thường hái lá tươi làm thuốc, có khi dùng cả lá khô. Lá tươi hái về được rửa sạch, sau đó phơi khô bảo quản để dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị nhạt, hơi chua, tính bình

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Nhóm nghiên cứu tại Đại học y học cổ truyền Quảng Tây, Nam Ninh, Trung quốc đã tiến hành phân lập và tìm ra 12 hợp chất trong lá của cây lưỡi nhân hay cam xũng Sauropus rostratus Miq, cụ thể là: n-triacontanol (1), β-sitosterol (2), (Z) -10-Eicosenoic acid (3), 1,3-tetradecane Axit diglyceride (4), axit linoleic (5), anhydrid thioacetic (6), caroten (7), axit lauric (8), 3-hydroxy-2-hydroxymethyl-pyran-4- Ketone (9),-sitosterol oleate (10), axit 3-acetoxy caffeic (11), isoquercitrin (12) (3).

Tác dụng dược lý của cây cam xũng

Theo y học cổ truyền:

Công dụng chính: Dân gian thường dùng làm thuốc điều trị phù thũng tích nước, sưng vú, ho và hen phế quản, ho ra máu. Gần đây cây còn được người dân một số nơi dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị hở van tim.

Cây cam xũng mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Theo kinh nghiệm dân gian cây có công dụng điều trị một số chứng bệnh: Phù nề, Ho, khó thở, có đờm, Viêm họng hạt, Viêm phế quản, Viêm vú, Tiêu chảy, Kiết lỵ

Gần đây còn có thông tin dùng cây lưỡi nhân điều trị bệnh hở van tim.

Theo nghiên cứu y học hiện đại

Các nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định được khả năng chống oxy hóa từ cây lưỡi nhân Sauropus rostratus Miq. Đây là cây thuốc được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cam xũng

Cây cam xũng chữa phù thũng, ho, viêm họng, sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ, hở van tim
Cây cam xũng chữa phù thũng, ho, viêm họng, sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ, hở van tim

1. Cây cam xũng điều trị bệnh phù thũng

Dùng lá lưỡi nhân tươi khoảng 15g lá tươi (lá khô 10g) đun với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy 300ml nước cho người bệnh uống trong ngày.

2. Cây lưỡi nhân chữa trị ho, viêm họng, ho thổ huyết

Dùng lá cam xũng khô 15g đun với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 400ml nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng 25g lá tươi rửa sạch hầm với thịt lợn ăn hàng ngày.

3. Bài thuốc chữa sưng vú, tiêu chảy, kiết lỵ từ cây cam xũng

Dùng 15g ~ 20g lá tươi sắc nước uống.

4. Cây cam xũng chữa hở van tim

(Kinh nghiệm dân gian không thấy nói tới công dụng này), tuy nhiên gần đây có một số bệnh nhân chia sẻ cho nhau cách dùng cây lưỡi nhân điều trị hở van tim như sau: Dùng lá tươi hoặc khô, nam dùng 7 lá, nữ dùng 9 lá rửa sạch, tim lợn 01 quả rửa sạch rồi khoét lỗ, nhồi lá cam xũng vào trong, bỏ vào nồi thêm chút nước hầm cho tới khi tim chín, vớt ra ăn tim và nước. Duy trì đều đặn mỗi ngày 01 quả tim hầm, ăn liên tục khoảng 8 đến 10 ngày sẽ có chuyển biến.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh của cây cam xũng. Có thể nói, cây mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có nghiên cứu chính thức. Cho nên, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.

Xem thêm: Cây cà dái dê tím (cà dái dê) và 15 bài thuốc chữa xương khớp, mụn nhọt, đau họng, đau răng, tiểu tiện ra máu,.. hiệu quả

Vote post
Vote post

Bình luận (3)

  1. Văn nhí says: Trả lời

    Bên mình hiện có trồng cây lưỡi nhân. Mọi người có nhu cầu dùng loại lá này hay muốn trồng nó thì liên hệ mình nhé

    1. Trường Giang says:

      Mình đang cần hỏi cây cam xũng,bạn liên lạc với mình qua sđt 0965578866. mình tên Giang.thanks

    2. Hồ Trường Giang says:

      Bạn liên hệ mình qua sđt 0965578866
      Mình đang có nhu cầu nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cam xũng1. Mô tả cây lưỡi nhân2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cam xũng1. Mô tả cây lưỡi nhân2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cam xũng1. Mô tả cây lưỡi nhân2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cam xũng1. Mô tả cây lưỡi nhân2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

cây gai dầu

Cây gai dầu (cần sa) và 4 bài thuốc chữa táo bón, động thai, phong độc, kiết lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cam xũng1. Mô tả cây lưỡi nhân2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em