Cây chỉ thiên (mai chỉ thiên cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu) và 11 tác dụng chữa mụn nhọt, chảy máu cam, viêm họng, viêm amidan hiệu quả

Cây chỉ thiên còn được gọi là cỏ lưỡi mèo là một loài cỏ mọc hoang với nhiều tác dụng chữa bệnh. Cây có vị đắng, tính mát tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ. Từ lâu cây được dùng để chữa mụn nhọt, chảy máu cam, viêm nhức.

Thông tin, mô tả cây chỉ thiên
Thông tin, mô tả cây chỉ thiên
  • Tên khác: Mai chỉ thiên, cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu, địa đảm thảo, khổ địa đảm.
  • Tên khoa học: Elephantopus scaber L.
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Thông tin về cây chỉ thiên

1. Mô tả cây

Chỉ thiên là loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc thành hình hoa thị, sát đất. Phiến lá dài chừng 6-12cm, rộng 3-5cm, hình thìa, có lông trắng ở cả hai mặt, mép có răng cưa lượn sóng, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng ôm vào thân. Lá ở thân nhỏ và hẹp hơn lá ở gốc. Hoa màu tím, mọc thành xim, có đầu giả. Quả hình thoi, có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-8. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

  • Phân bố: Cây chỉ thiên rất phổ biến ở Việt Nam , từ Nam đến Bắc. Thường mọc hoang ở ven đường cái hay ở những bãi cỏ khô. Còn mọc ở nhiều nước châu Á-miền Nam Trung Quốc, Malaixia, Philipin, Ằn Độ, Inđônêxya, Miến Điện, Thái Lan v.v..
  • Bộ phận dùng: Cả cây
  • Thu hái: Tháng 1 – 8. Có thể thu hái quanh năm.
  • Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Cây Chỉ thiên có vị đắng, tính mát
  • Quy kinh: Vào 3 kinh phế, tỳ và can.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Ít thấy tài liệu nghiên cứu. Từ rễ chỉ thiên, người ta đã chiết được một tinh thể không màu có tính chất glucozit. Không có ancaloit. Hoạt chất chưa rõ.

Tác dụng dược lý của mai chỉ thiên

Chỉ thiên có vị đắng, tính mát có tác dụng chữa bệnh
Chỉ thiên có vị đắng, tính mát có tác dụng chữa bệnh

Theo Đông y, cây chỉ thiên có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng lợi tiểu, tiêu thủng, tiêu viêm, giải độc. Ngoài ra, còn có thể chữa cảm sốt, chảy máu mũi, đau mắt đỏ, bệnh vàng da, trị rắn cắn cùng một số tác dụng khác như:

  • Cây chỉ thiên tác dụng điều trị viêm amidan, viêm họng, giúp tiêu đờm, tiêu viêm
  • Cây chỉ thiên có tác dụng chữa cảm sốt do viêm họng
  • Cây chỉ thiên có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày mãn tính
  • Cỏ chỉ thiên điều trị viêm mũi, chảy máu cam
  • Cỏ chỉ thiên có tác dụng làm thuốc tẩy giun
  • Cỏ lưỡi mèo có tác dụng điều trị chứng đau nhức xương khớp, phong tê thấp
  • Cỏ chỉ thiên điều trị các bệnh ngoài da như bị nấm, mụn nhọt, lở loét
  • Chữa bệnh vàng da, giảm sưng đau, giải độc do rắn cắn
  • Chữa viêm loét miệng, lưỡi, giữ cho hơi thở luôn được thơm tho.

Cây chỉ thiên chữa mụn nhọt

Mai chỉ thiên có thể dùng chữa mụn nhọt
Mai chỉ thiên có thể dùng chữa mụn nhọt

1. Chữa mụn nhọt, đinh râu

Dùng lá tươi giã với giấm hoặc mẻ đắp (Sổ tay cây thuốc Việt Nam).

2. Chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách

Dùng toàn bộ cây chỉ thiên tươi, thêm chút muối và giấm, cùng giã nát đắp vào chỗ bị bệnh; nhọt đã mưng mủ vẫn chữa được (Y lâm tập yếu).

3. Chữa môi lở sưng đau

Dùng lá chỉ thiên tươi, rửa sạch, thêm chút muối, giã nhỏ, vắt lấy nước bôi hoặc đắp vào chỗ đau (Lãn Ông – Bách gia trân tàng).

Cỏ lưỡi mèo tiểu buốt, tiểu đục, bí tiểu

1. Địa đảm đầu chữa đái buốt, đái ra máu, sỏi, đái đục, nước tiểu lẫn chất nhầy

Dùng cây chỉ thiên, rễ bấn đỏ, rễ vậy trắng, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, thịt ốc nhồi – mỗi thứ một nắm; sắc nước uống (Tuệ Tĩnh – Nam dược thần hiệu). Chú thích: Bấn đỏ còn gọi là “mò đỏ”, “vậy đỏ”, “xích đồng nam”; vậy trắng còn gọi là “bấn trắng”, “mò trắng”, “bạch đồng nữ”.

2. Chỉ thiên chữa bí đái

Dùng cây chỉ thiên tươi 20-30g, sắc nước uống (Phúc Kiến trung thảo dược).

3. Chỉ thiên trị nhiệt lâm (đái nhỏ giọt, niệu đạo nóng buốt, …)

Dùng toàn bộ cây chỉ thiên tươi 120g, thịt lợn nạc 150-200g, muối một chút; tất cả cho vào nồi, sắc lấy nước, bỏ bã, chia thành 4 lần uống trong ngày (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).

Cây chỉ thiên chữa viêm họng, viêm amidan, viêm miệng lưỡi

1. Chữa viêm họng, viêm amiđan

Dùng chỉ thiên 10g khô, hãm với 300ml nước sôi trong nửa tiếng, chia ra uống trong ngày. Cũng có thể dùng lá tươi, nhai lẫn với chút muối, nuốt dần (Trung thảo dược tân y liệu pháp xử phương tập).

2. Điều trị miệng, lưỡi viêm loét

Dùng chỉ thiên 30g khô, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Thử nghiệm điều trị 22 ca, 18 ca khỏi; trung bình sau 3 ngày khỏi bệnh, sau 3 tháng khám lại không thấy tái phát. Tác dụng phụ: Trong bụng có cảm giác hơi khó chịu; người già và trẻ nhỏ dùng phải thận trọng (Trung dược đại từ điển).

Cỏ lưỡi mèo chữa bệnh khác

1. Chữa vàng da (thể dương hoàng)

Dùng cây chỉ thiên tươi, nhổ liền cả rễ 100-150g, nấu với thịt lợn ăn, dùng liên tục 4-5 ngày (Lĩnh Nam thảo dược chí).

2. Trị cước khí

Dùng toàn bộ cây chỉ thiên tươi 30-60g, đậu phụ 60-120g; hầm lên ăn (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

3. Điều trị mũi chảy máu

Dùng cây chỉ thiên tươi 20-30g, nấu với một lượng thích hợp gan lợn, ăn gan và uống nước thuốc, dùng liên tục 3-4 ngày (Lĩnh Nam thảo dược chí).

Cách phân biệt cây cỏ lưỡi mèo thật và giả

Nhiều người thường vẫn hay nhầm lẫn giữa cây chỉ thiên thật và cây chỉ thiên giả có tên là tiền hồ nam, thuộc họ cỏ roi ngựa. Loài cây này có hình dáng giống với cây chỉ thiên nhưng tính vị và tác dụng lại rất khác nhau. Cây tiền hồ nam có vị đắng, có tác dụng làm thuốc bổ, chữa ho và trừ giun.

Ngày nay, cây chỉ thiên thật giả lẫn lộn tràn lan trên thị trường, để tránh những nhầm lẫn mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Khách hàng nên ưu tiên lựa chọn những cửa hàng có uy tín, chất lượng được nhiều người tin tưởng và mua hàng. Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi dùng chỉ thiên chữa bệnh

Cây chỉ thiên mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, với những người đang điều trị loét dạ dày nên ăn đúng bữa, không dùng chất kích thích, cay nóng, tránh làm nặng, thức khuya để mau khỏi bệnh.

Trên đây là những thông tin về cây chỉ thiên và tác dụng chữa bệnh của nó. Cây mang đến nhiều công dụng chữa bệnh nhưng đó chỉ là những bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học cho nên không nên lạm dụng.

Xem thêm: Mướp (mướp ta) và 26 công dụng chữa bệnh về đường hô hấp (viêm mũi, ho, viêm phế quản, hen); bệnh phụ nữ (rối loạn kinh nguyệt, thông kinh, tắc tia sữa), nước ăn chân, mụn nhọt.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin về cây chỉ thiên1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây chỉ thiên1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây chỉ thiên1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây chỉ thiên1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin về cây chỉ thiên1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp