Cây đu đủ và 11 bài thuốc chữa mất ngủ, giun kim, dạ dày, xương khớp (đau lưng mỏi gối, gai cột sống), ho, viêm phổi, đau đầu… hiệu quả

Cây đu đủ là một loại trái cây rất nhiều dinh dưỡng và được ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết đến lá đu đủ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Từ lâu, đu đủ đã được dùng chữa mất ngủ, giun kim, dạ dày, xương khớp (đau lưng mỏi gối, gai cột sống), ho, viêm phổi, đau đầu.

Thông tin, mô tả cây đu đủ
Thông tin, mô tả cây đu đủ

Tên thường gọi: Đu đủ

Tên khoa học: Carica papaya thuộc 

Họ: Đu đủ.

Thông tin, mô tả cây đu đủ

1. Đặc điểm thực vật

Đây là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây đu đủ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, với đặc tính ưa khí hậu ấm, nóng nên loài cây này thường được trồng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây đu đủ được phân bố khá rộng rãi, không khó để tìm một cây đu đủ sau vườn nhà của mỗi gia đình, đặc biệt là tại các vùng quê.

Bộ phận dùng: Toàn thân

Thu hái: Bên trong lá đu đủ có chứa nhựa lá dễ làm lỡ tay nên khi tiến hành thu hoạch, bạn nên đeo bao tay vào. Chọn những lá đủ đủ tươi, tránh hái nhầm lá héo đã chuẩn bị rụng bởi vì chúng đã mất gần hết chất mủ bên trong và không còn tính năng chữa bệnh nữa.

Chế biến: Sau khi thu hái xong lá đu đủ, đem về rửa sạch, đợi ráo nước thì đem ra cắt ngang theo chiều của sống lá, sau đó đem ra nắng phơi khô hoặc có thể dùng máy sấy để sấy khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc.

Quy kinh: Tỳ vị, can

Bảo quản: Lá đu đủ sau khi phơi khô phải bảo quản cẩn thận, tránh tình trạng bị hỏng, mốc, nát lá. Bạn nên cho lá vào túi ni lông buộc kín, cất nơi khô ráo, thoáng mát rồi đem dùng dần.

4. Thành phần trong quả đu đủ

Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.

Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng – Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.

Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đu đủ

Cây đu đủ  chữa mất ngủ, giun kim, dạ dày, xương khớp (đau lưng mỏi gối, gai cột sống), ho, viêm phổi, đau đầu
Cây đu đủ chữa mất ngủ, giun kim, dạ dày, xương khớp, ho, viêm phổi, đau đầu

1. Bài thuốc trị chứng ít ngủ, hay hồi hộp từ đu đủ

Đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

2. Đu đủ trị giun kim

Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.

3. Cây đu đủ trị viêm dạ dày mãn tính

Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.

4. Chữa ho do phế hư từ đu đủ

Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.

5. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón)

Đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

6. Đu đủ trị đau lưng mỏi gối

Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

7. Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em

Hái 5 – 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

8. Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa từ cây đu đủ

Đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

9. Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài)

Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

10. Bài thuốc chữa đau đầu từ cây đu đủ

Lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.

11. Đu đủ chữa gai cột sống

Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây đu đủ. Có thể thấy, loài cây ăn trái này mang đến khá nhiều công dụng, trong đó có bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, người dùng cần nhớ rằng, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Dây thuốc cá và bài thuốc giúp tẩy giun hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đu đủ1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đu đủ1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đu đủ1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đu đủ1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây đu đủ1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc