Cây hoàng liên gai (hoàng mù) và 6 bài thuốc chữa viêm miệng, đau mắt, sốt, đau răng, lỵ hiệu quả

Cây hoàng liên gai hay còn được gọi với nhiều tên khác như hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Đây là cây thuốc quý trong đông y và thường được dùng chữa các bệnh như viêm miệng, đau mắt, sốt, đau răng, lỵ, kích thích tiêu hóa.

Thông tin, mô tả cây hoàng liên gai
Thông tin, mô tả cây hoàng liên gai

Tên gọi khác: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa

Tên khoa học: Berberis wallichiana DC

Họ: Hàng liên gai (Berberidaceae)

Thông tin, mô tả cây hoàng liên gai

1. Mô tả thực vật

Hoàng liên gai là một cây thuốc quý dạng cây bụi, cao 2-3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài 1-1,5cm. Lá mọc thành chùm 3-4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to, cứng, dài 16-17cm, rộng 4-6cm, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1cm mọc trên một cuống dài 30-35mm, khi chín có màu tím đen trong chứa 3, 4 hạt đen dài 5-6mm, rộng 2-3mm. Mùa quả ở Sapa: tháng 5-6.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Trên thế giới, hoàng liên gai có nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở Lào Cai (Sapa: núi Hàm Rồng, Ô Quy Hồ; Bát Xát: xã Trung Lèng Hồ).

Bộ phận dùng: Ta có thể dùng thân cây và rễ cây.

Thu hái, chế biến: Thân và rễ đào về cắt ngắn, thái mỏng hay phơi sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác. Có thể trồng cây này bằng hạt, cây mọc rất dễ dàng quanh thị trấn Sapa. Cho tới nay chưa ai chú ý phát triển trồng. Chỉ dựa vào nguồn mọc hoang. Cần đặt vấn đề trồng để bảo đảm nguồn lợi lâu dài.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Vào 3 kinh: tâm, tỳ, vị

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong rễ và thân có chứa berberin (3%); dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, ỉa chảy; chữa đau mắt đỏ.

Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin.

Hoàng liên gai có Hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn
Hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn dùng làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó là Berberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnh đối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigella dysenteriae và S. flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng k m hơn Streptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Hoạt chất kháng khuẩn của Hoàng liên thường được coi là do Berberine. Khi sao lên thì lượng Berberine kháng khuẩn thấp đi (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng kháng Virus: Thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng Hoàng liên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberine tương đối có tác dụng mạnh diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàng liên đối với ho gà có khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tập trung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn Streptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuy nhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làm giảm tỉ lệ tử vong (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberine cho mèo, chó và thỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bình thường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gây nên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch, cüng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng nội tiết: Berberine cüng có tác dụng kháng Adrenaline. Thí dụ: đang khi Berberine làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiều nhưng phụ hồi lại nhanh. Berberine cüng dung hòa sự rối loạn của Adrenaline và các hợp chất liên hệ (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng đối với hệ mật: Berberine có tác dụng lợi mật và có thể làm tăng việc tạo nên mật cüng như làm giảm độ dính của mật. Dùng Bebẻrine rất hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não (Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởi dầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberine làm gia tăng đáp ứng kháng viêm của thể. Chất Ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khi cho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tác dụng của thuốc Butazolidin (Chinese Herbal Medicine).

Cây hoàng mù  chữa viêm miệng, đau mắt, sốt, đau răng, lỵ hiệu quả
Cây hoàng mù chữa viêm miệng, đau mắt, sốt, đau răng, lỵ hiệu quả

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng liên gai

1. Cây hoàng mù chữa đi lỵ

Hoàng liên gai 4g, nước 150ml, sắc uống trong ngày. Có thể thêm ít đường vào cho dễ uống.

Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống

2. Cây hoàng mộc chữa đau răng

Hoàng liên gai 10g, rượu trắng 100ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Chấm vào nơi răng đau.

3. Bài thuốc kích thích tiêu hoá từ nghêu hoa

Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.

4. Cây hoàng liên gai chữa sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách

Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống.

5. Bài thuốc chữa đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt từ cây hoàng liên gai

Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần.

Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.

6. Chữa tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi ở trẻ em từ cây hoàng liên gai

Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.

Lưu ý khi dùng cây hoàng liên gai chữa bệnh

Hoàng liên gai nếu dùng với liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị.

Người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư, tiết tả không dùng được.

Trên đây là những thông tin về cây hoàng liên gai và bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể thấy, cây hoàng mù dùng chữa được nhiều bệnh khác nhau nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Cho nên, người bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng dược liệu này chữa bệnh.

Xem thêm: Cây hoàng liên ô rô (hoàng liên gai) và 7 bài thuốc chữa viêm gan, viêm ruột, bệnh ngoài da, sốt, ung thư hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng liên gai1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng liên gai1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng liên gai1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng liên gai1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoàng liên gai1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà