18 Bài thuốc từ cây lá gai chữa bệnh hiệu quả mà mẹ bầu cần phải biết

Cây lá gai được biết đến như một nguyên liệu làm bánh ÍT – một đặc sản Bình Định. Tuy nhiên, ngoài ra thì nó còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là giúp an thai. Dưới đây là 18 bài thuốc từ cây lá gai bạn cần biết.

Thông tin mô tả cây lá gai
Thông tin mô tả cây lá gai
  • Tên gọi khác: Trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái).
  • Tên khoa học: Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L)
  • Tên tiếng Anh: Boehmeria nivea
  • Họ: Gai

Đặc điểm nhận dạng cây lá gai

1. Mô tả cây lá gai

Cây lá gai là loại cây mọc hoang, có chiều cao tới 2m, khi về giá, gốc của cây hóa gỗ. Lá cây lá gai mọc so le với nhau, có hình tim và có lông ở cả hai mặt. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu trắng bạc.

Hoa của cây lá gai gồm hai loại hoa đực và hoa cái. Chúng tụ tập thành bông kép nằm ở kẽ lá. Quả của cây thuộc loại bế, bên ngoài vẫn còn đài tồn tại.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

  • Phân bố: Cây lá gai có ở nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Campuchia, Úc. Tại Việt Nam. Ở nước ta, cây lá gai thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi bắc bộ. Hiện nay, cây có mặt ở nhiều tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Kon Tum, Đồng Nai,…
  • Bộ phận dùng: Lá của cây lá gai thường dùng nguyên liệu làm bánh. Trong khi đó, lá và rễ dùng làm vị thuốc chữa bệnh.
  • Thu hái: Cây trữ ma có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thu rễ thích hợp nhất là mùa thu và đông.
  • Chế biến: Tầm ma làm thuốc được thu hái và chế biến như sau: Đào rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần non, để nguyên hoặc thái mỏng rồi đem phơi khô. Rễ có thể dùng khô hoặc tươi. Thân cây có sợi có dùng để dệt bao tải. Lá gai được dùng để làm bánh.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Cây lá gai có vị ngọt, không độc, tính hàn
  • Quy kinh: Rễ cây gai: quy kinh Tâm và Can. Lá cây đi vào kinh bàng quang.
  • Bảo quản: Cây lá gai sau khi được sơ chế sẽ được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học

Trong cây lá gai có rất nhiều thành phần hóa học. Theo đó, cứ 100gr cây này sẽ có các thành phần với hàm lượng như sau: Nước; protein (85.3gr); chất xơ (3.1gr); chất béo (0.5gr); tro (2gr); vitamin A (beta caroten – 1.15mg); vitamin B5 (0.39mg); B1 (thiamine – 0.2mg); pyridoxine (0.3mg); vitamin C (30 mcg); acid folic (0.1mg); vitamin E (333mg); vitamin (0.8 mg); biotin (498.6mcg); kali (17.4mg); choline (0.5mcg); canxi (334mg); sodium (57mg); magiê (481mg); photpho (80mg); sắt (150mg); chlorine (71mg); đồng (779mg); mangan (1.64 mg); selenium (76mcg); kẽm (0.3mg).

Ngoài ra, trong rễ của cây lá gai có chất  flavonoid rutin với hàm lượng lớn. Đây là một chất chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể (vi rút, vi khuẩn…). Trong toàn cây chứa acid cyanhydric. Hạt của cây giàu chất béo và các acid tự do.

Cây lá gai có tác dụng chữa bệnh
Cây lá gai có tác dụng chữa bệnh

Tác dụng dược lý

  • Rễ cây gai: Công dụng chỉ huyết (cầm máu), làm lương huyết (mát máu), thanh nhiệt, giải độc, an thần. Do đó, cây được dùng chữa chứng xuất huyết do huyết nhiệt, thai lậu hạ huyết, thai động bất an, nhiệt độc ung thủng.
  • Lá cây gai: Công dụng chỉ huyết (cầm máu), lương huyết (mát máu), tán ứ. Cho nên, lá cây thường được dùng để trị chứng nôn khạc, tiểu tiện ra máu, sưng đau hậu môn, áp xe vú mới phát.
  • Hoa cây gai: Công dụng trị bệnh sởi.
  • Vỏ , thân, cành: Công dụng lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, chỉ huyết, tán ứ. Từ lâu, cây được dùng chữa chứng ứ nhiệt, tiểu tiện không thông, sang thương xuất huyết, giang môn thũng thống.

Bài thuốc cho phụ nữ có thai

1. Giúp an thai

Lấy 30gr rễ cây lá gai khô sắc với 600ml nước. Đun đến khi nước cô lại còn 200ml thì tắt bếp. Người bệnh hãy chia uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chỉ sau 1  -2 ngày.

2. Giúp dưỡng huyết, an thai, tư âm và thanh nhiệt

  • Nguyên liệu: Cây lá gai, trữ căn ma (mỗi loại 30gr); gạo nếp (100 – 150gr).
  • Thực hiện: Sắc hai vị thuốc lấy nước, sau đó cho vào với gạo nếp nấu thành cháo và ăn trong ngày.

3. Giúp dưỡng huyết, an thai

  • Nguyên liệu: Lá gai (20gr); hồng táo (10 quả); gạo nếp (100gr).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu cho vào nồi nấu cháo. Ăn 2 – 3 lần trong ngày.

4. Trị bệnh sa tử cung

Lấy 30gr rễ gai khô sắc với 600ml nước. Sau đó, chia uống nhiều lần trong ngày, dùng liên tục từ 3 – 4 ngày.

5. Trị phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai

  • Nguyên liệu: Rễ gai tươi (48gr); ngải cứu, tía tô (mỗi loại 12gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày.

6. Trị chứng động thai và đau bụng ở sản phụ

  • Nguyên liệu: Rễ gai, cành tía tô (mỗi loại 4gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 400ml nước, khi nào nước cạn còn 100ml thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

7. Bài thuốc giúp ngăn ngừa rụng tóc

Muốn ngăn ngừa rụng tóc, chỉ cần lấy 1 nắm rễ gai tươi hoặc khô sắc nước uống. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong một thời gian dài.

Cây lá gai có tác dụng trị tiểu buốt
Cây lá gai có tác dụng trị tiểu buốt

Bài thuốc lợi tiểu, tiểu đục , tiểu buốt

1. Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo

  • Nguyên liệu: Rễ cây lá gai (30gr); thổ phục linh, dừa nước (mỗi loại 20gr); thương nhĩ tử, đinh lăng, trinh nữ (mỗi loại 16gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 1 lít nước. Đun đến khi nào nước cạn còn ¼ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống vào sáng và tối.

2. Trị chứng đại tiểu tiện ra máu

Bị chứng đại tiện ra máu, chủ cần lấy 15 – 20gr lá gai sắc nước uống. Thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ có kết quả tốt.

3. Trị đái rắt do nhiệt

  • Nguyên liệu: Rễ lá cây gai, mã đề (mỗi loại 30gr); hành tươi (3 nhánh).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi sắc nước uống. Uống 3 – 5 ngày liên tục.

4. Trị chứng tiểu tiện đỏ và nóng trong người do nhiệt ứ

  • Nguyên liệu: Rễ cây lá gai, cây cối xay (mỗi loại 20gr); cát căn, nhân trần (mỗi loại 15gr).
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc sắc với 400ml nước. Uống nhiều lần trong ngày và thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

5. Trị tiểu rắt tiểu buốt, sạn thận

  • Nguyên liệu: Rễ cây lá gai, hành hoa (liều lượng bằng nhau).
  • Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày một thang.

Bài thuốc điều trị bệnh xương khớp

1. Bài thuốc giúp cầm máu do vết thương hở

Lấy vài lá gai tươi, rửa sạch, để ráo, cho vào cối giã nát rồi đắp lên vết thương. Chú ý vệ sinh vết thương trước khi đắp lá.

2. Bài thuốc trị chứng chân tay tê mỏi

Mỗi ngày người bệnh cần lấy 15 – 20gr lá gai sắc nước uống. Thực hiện liên tục trong một thời gian chứng tê mỏi chân tay sẽ hết.

3. Bài thuốc trị mụn nhọt mưng mủ gây viêm và đau nhức

  • Nguyên liệu: Rễ cây trữ ma, rễ cây vông vang (liều lượng bằng nhau).
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu sau đó giã nát và đắp lên vết thương. Chỉ cần thực hiện 1 – 2 ngày bệnh sẽ hết.

4. Bài thuốc trị bệnh phong thấp gây đau nhức các khớp

  • Nguyên liệu: Rễ cây lá gai (50gr); rượu (1 lít).
  • Thực hiện: Cho rượu với rễ cây vào bình ngâm trong 7 ngày. Sau đó, mỗi ngày lấy 20ml rượu ra uống chia làm 2 lần.

5. Cầm máu vết thương

Khi bị chảy máu, lấy 1 nắm lá gai rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương, cố định lại.

Một số bài thuốc khác chữa bệnh bằng cây lá gai

Tác dụng bổ thai

Trang Dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ, rễ gai tươi là liều thuốc bổ dưỡng, giúp an thai hiệu quả. Rễ gai tươi có tác dụng rất tốt cho người mẹ mang thai. Khi mang thai, các mẹ có thể dùng rễ cây này chế biến cùng với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như gà ác, móng giò, chim bồ câu để dễ dàng thu nạp vào cơ thể; hoặc có thể đun nước uống hàng ngày. Sử dụng rễ cây lá gai mới hái hoặc phơi khô 30gr sắc với 600ml nước cô còn 200ml uống ngày 3 lần, dung liên tục từ 1 – 2 ngày là có kết quả.

Chống oxy hóa

Chất acid chlorogenic trong lá gai có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó có thể giúp phong tỏa nhóm “tự do”, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL – nguyên nhân gây xơ động mạch dẫn tới cao huyết áp, nhồi máu cơ tim. Dùng acid chlorogenic trước khi LDL bị oxy hóa. Ngoài ra, trong cây lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin, apigenin với có tính chống oxy hóa yếu hơn.

Lợi tiểu

Rễ và lá của cây trữ ma còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiện ra máu.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Thành phần vitamin C và acid chlorogenic trong lá gai có tác dụng ngăn chặn mỡ xấu (LDL), phòng ngừa xơ vữa, cao huyết áp,…Từ đó nó tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Trị viêm đường tiểu

Nhiều tài liệu y học cổ truyền có nói về công dụng trị tiểu đường của cây lá gai. Tuy nhiên, cần kết hợp nó với thổ phục linh, đinh lăng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng cây lá gai trong việc chữa trị bệnh

Cây lá gai được biết đến là thảo dược vô cùng quý giá. Tuy nhiên để việc dùng cây này chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với những người mắc bệnh không phải do nhiệt thì không nên sử dụng cây lá gai.
  • Cây lá gai có thể gây ngứa khi dùng tươi, do đó cần chế biến sạch trước khi nấu ăn để không bị ảnh hưởng.
  • Cây lá gai không có độc nhưng có tính hàn vì thế cần tránh dùng cây này cho người có thể trạng hàn hư.
  • Tránh dùng cây lá gai trong thời gian dài.
  • Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về việc dùng thuốc điều trị.

Có thể nói, Cây Lá gai mang đến nhiều công dụng chữa bệnh bệnh. Tuy nhiên, đó chi là những bài thuốc dân gian chưa có cơ sở khoa học cho nên người bệnh không nên quá lạm dụng.

Xem thêm: 22 Bài thuốc quý từ hoa cứt lợn điều trị bệnh tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây lá gai1. Mô tả cây lá gai2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây lá gai1. Mô tả cây lá gai2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây lá gai1. Mô tả cây lá gai2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây lá gai1. Mô tả cây lá gai2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây lá gai1. Mô tả cây lá gai2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp