Cây mã tiền và 16 bài thuốc chữa xương khớp, suy nhược cơ thể, bại liệt, đau họng… hiệu quả

Mã tiền là vị thuốc quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như chỉ thống, tiêu thũng, mạnh gân cốt, thông kinh lạc và mạnh tỳ vị. Tuy nhiên độc tính trong dược liệu có thể gây liệt hô hấp và tử vong, vì vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh.

Thông tin, mô tả cây Mã tiền
Thông tin, mô tả cây Mã tiền

Tên gọi khác: Củ chi, Phan mộc miết, Mắc sèn sứ.

Tên khoa học: Strychnos pierriana/ Strychnos nux vomica

Họ: Mã tiền (Loganiaceae)

Thông tin, mô tả cây Mã tiền

1. Đặc điểm thực vật

Cây mã tiền – Strychnos nux vomica: Là thực vật thân nhỏ, vỏ xám, mọc thẳng đứng, cây non thường có gai nhưng rụng đi khi phát triển. Lá hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, mọc đối xứng, gân lá hình lông chim. Hoa mọc thành xim, nhỏ, màu hồng/ vàng.

Cây mã tiền cành vuông – Strychnos vanprukii Craib: Cây dây leo, dài từ 5 – 20m, thân gỗ và vỏ ngoài có màu nâu. Cành non thường có 4 cạnh, lá màu xanh, mặt bóng, phiến lá hình mác và mọc đối xứng. Hoa mọc ở kẽ lá, dạng cụm, màu vàng nhạt. Quả màu vàng cam, hình cầu, đường kính từ 4 – 5cm, bên trong chứa 1 – 6 hạt.

Cây mã tiền Trung Quốc/ Cát Hải – Strychnos cathayensis Merr: Cây thân nhỡ, mọc leo, phiến lá thon, rộng 2 – 4cm, dài 6 – 10cm, cành màu nâu, có lông mịn bao phủ. Hoa mọc ở nách lá hoặc ở đầu các cành cao, quả mọng, hình cầu, đường kính từ 1.5 – 3cm, bên trong chứa từ 3 – 7 hạt.

Mã tiền hoa nách – Strychnos axillaris Colebr: Cây mọc leo hoặc đứng, thân gai, không có lông. Lá hình tim hoặc tròn, dài 2.5 – 8cm. Hoa mọc ở ngọn cành hoặc nách lá, màu trắng, quả hình cầu, bên trong chứa 1 – 3 hạt, đường kính từ 1 – 2cm.

Cây mã tiền hoa tán – Strychnos umbellate: Cây nhỡ, mọc leo hoặc thẳng đứng, thân có gai, không lông. Phiến lá hình tròn/ hình tim, rộng 2 – 4cm, dài từ 3 – 8cm. Hoa mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, hoa có màu trắng, quả hình cầu, đường kính nhỏ từ 1 – 2cm và chứa 1 – 3 hạt bên trong.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mã tiền Strychnos nux vomica là loại được dùng phổ biến nhất. Phân bố chủ yếu ở Thái Lan, SriLanka, Ấn Độ, Malaysia,… Các loài mã tiền khác phân bố nhiều ở các tỉnh nước ta như Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Bộ phận dùng: Hạt chín của cây.

Thu hái: Quả được thu hái khi quả chín khô và rơi xuống đất.

Chế biến: Sau khi hái về, đem thái mỏng, sấy khô rồi tán nhỏ. Hoặc có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

– Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Cho hạt vào dầu vừng và đem đun sôi cho đến khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay. Sau đó thái nhỏ, sấy khô và để dùng dần.

Đem ngâm hạt trong nước vo gạo 1 ngày đem, vớt ra đem cạo bỏ vỏ ngoài và mầm. Sau đó thái mỏng, sấy cho khô và tán nhỏ.

Ngâm dược liệu với nước vo gạo hoặc nước thường cho đến khi mềm. Bóc bỏ vỏ và để nhân riêng. Sao vỏ và nhân riêng, sau đó tán bột mịn từng thứ.

– Theo Trung Y:

Cho cát vào nồi đất và rang đến khi nóng 100 độ C, bỏ dược liệu vào và sao nóng đến 200 độ C. Lúc này hạt sẽ phồng và nổ thành tiếng. Khi lớp lông nhung bên ngoài cháy và vỏ xuất hiện đường tách nứt nẻ thì đổ hạt và cát ra. Sàng bỏ cát, cho hạt vào máy quay cho sạch, tán bột.

– Theo Tây Y:

Rửa nhanh hạt với nước thường, sau đó đồ chín cho đến khi mềm. Đem thái mỏng, xay trong cối sắt, tiếp tục sấy khô và tán bột mịn.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị đắng, tính hàn, độc tính rất mạnh.

Quy kinh: Quy vào kinh Tỳ và Can.

Bảo quản: Mã tiền là vị thuốc có độc tính. Trong đó mã tiền sống có độc tính cao và được xếp vào nhóm thuộc độc bảng A. Mã tiền đã qua bào chế (mã tiền chế) ít độc tố hơn, được xếp vào nhóm thuốc độc bảng B.

Do đó nên để riêng dược liệu, không bảo quản chung với các vị thuốc khác. Mã tiền dễ hư hại và ẩm mốc, nên bảo quản ở nơi thoáng và khô ráo.

4. Thành phần hóa học

Hạt mã tiền chứa 2 – 5% alkaloid, trong đó gồm brucin, strychnine (50%) và một số alkaloid khác như pseudostrychin, novacin, vomicin, beta-colubrin, alpha-colubrin. Ngoài ra, dược liệu còn chứa 4 – 5% chất béo, glycoside, acid igasuric, sitgmasterin, acid loganic, cycloarterol,…

Tác dụng dược lý của cây mã tiền

– Công dụng của mã tiền theo Đông y:

Công năng: Chỉ thống, tiêu thũng, tê bại, thông kinh lạc, tán kết, mạnh tỳ vị, trừ phong thấp và mạnh gân cốt.

Chủ trị: Đau nhức xương khớp, bại liệt, đau tê, viêm âm đạo, viêm họng, nhọt độc,…

– Công dụng của mã tiền theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng với tuần hoàn và tim mạch: Làm co mạch máu ngoại vi và làm tăng huyết áp.

Tác dụng đối với thần kinh trung ương và ngoại vi: Ở liều nhỏ, dược liệu có tác dụng kích thích nhưng dùng liều cao có thể gây co giật.

Tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng: Mã tiền làm tăng tốc độ chuyển thức ăn sang ruột và kích thích tăng tiết dịch vị. Tuy nhiên nếu dùng sống, dược liệu có thể gây rối loạn co bóp dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Độc tính: Dược liệu có độc tính cao, khi bị ngộ độc bệnh nhân thường hay nôn mửa, ngáp, sợ ánh sáng, mạch nhanh, yếu và chảy nhiều nước dãi. Ở liều cao hơn, có thể gây co giật nhẹ, tứ chi cứng đờ và xuất hiện những triệu chứng của bệnh uốn ván như lồi mắt, rút gân hàm, co bắp thịt, đồng tử mở rộng, ngạt,… Ở liều cao, mã tiền gây liệt hô hấp và dẫn đến tử vong.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mã tiền

1. Bài thuốc trị đau nhức, viêm khớp và tê bì do phong thấp

Chuẩn bị: Bột hương phụ tử chế 13g, bột địa liền 6g, bột quế chi 3g, bột mã tiền chế 50g, bột mộc hương 8g, bột thương truật 20g.

Thực hiện: Làm thành 1000 viên hoàn, mỗi ngày dùng từ 4 – 6 viên. Dùng khoảng 50 viên thì ngưng và tiếp tục lặp lại liệu trình cho đến khi khỏi.

2. Bài thuốc trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp từ cây mã tiền

Chuẩn bị: Ngưu tất, thương truật, nhũ hương, cam thảo, cương tàm, toàn yết, một dược và ma hoàng mỗi vị 36g và mã tiền tử 300g.

Thực hiện: Đem mã tiền cho vào nồi đất, thêm nước và cho vào 300g đậu xanh nấu đến khi đậu xanh nứt ra. Lấy dược liệu ra, bóc bỏ lớp vỏ đen, thái lát, phơi khô và cho vào nồi đất, sao với cát thành màu vàng đen. Một dược và nhũ hương đem bỏ lên miếng ngói, sao đến khi hết dầu là được. Các vị còn lại đem cho vào nồi đất, sao vàng. Cuối cùng dùng các vị tán bột và trộn đều.

Cách dùng: Dùng từ 0.5 – 1g với rượu, nên dùng trước khi ngủ. Sau khi dùng thuốc nên tránh gió và cần giảm liều nếu dùng thuốc cho người già, người có sức khỏe kém.

3. Bài thuốc chữa chứng tê dại khu trú và toàn thân từ cây mã tiền

Chuẩn bị: Mộc qua, ngưu tất, ma hoàng và toàn đương quy mỗi vị 170g, chế một dược và chế nhũ hương mỗi vị 80g, chế phụ tử 40g, chế xuyên ô, độc hoạt, chế mã tiền tử, khương hoạt và chế thảo ô mỗi vị 200g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó dùng 60g quế chi sắc với nước, trộn đều và làm thành hoàn to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần dùng 3 – 4g nuốt với nước sôi ấm, nên dùng trước khi ngủ.

4. Bài thuốc chữa đau vai gáy và đau mỏi do phong thấp

Chuẩn bị: Huyết kiệt 60g và chế mã tiền 30g (sao cháy vàng).

Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột và chia đều thành 60 gói. Mỗi gói khoảng 1.5g, dùng 1 lần 1 gói, ngày dùng 2 lần.

5. Cây mã tiền trị chứng suy nhược cơ

Chuẩn bị: Mã tiền tán bột mịn.

Thực hiện: Chế thành viên bọc, mỗi viên nặng 0.2g. Mỗi lần dùng 1 viên, ngày dùng 3 lần. Cứ 2 – 4 ngày lại tăng lên 1 viên cho đến khi mỗi ngày dùng 7 viên.

Lưu ý: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

6. Bài thuốc trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 20g, sơn dược và đảng sâm mỗi vị 15g, cam thảo 30g, địa long, xích thược, bạch truật, thỏ ty tử, thục địa, ngưu tất, bạch linh, câu kỷ tử và đương quy mỗi vị 9g, chế mã tiền 0.3g (ngâm với nước trong vòng 7 ngày, vớt ra, thái mỏng, phơi khô và ép cho hết dầu).

Thực hiện: Để mã tiền riêng, đem các vị còn lại sắc lấy nước uống và hòa thêm mã tiền vào.

7. Bài thuốc trị di chứng bại liệt ở trẻ em từ cây mã tiền

Chuẩn bị: Xuyên tỳ giải, mộc qua, tục đoạn, dâm dương hoắc (chích), nhục thung dung, ô tặc cốt, mã tiền tử (sao cát), ngưu tất, ô xà nhục, ngô công, đương quy và kim mao cẩu tích mỗi vị 30g, cương tàm và thỏ ty tử mỗi vị 60g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Lấy riêng dâm dương hoắc sắc lấy nước và hòa bột thuốc làm thành hoàn. Mỗi lần dùng từ 0.3 – 1g, ngày dùng 3 lần với nước sôi ấm. Nếu có thể yếu mệt thì nên giảm liều lượng.

8. Bài thuốc trị cơ thể suy nhược và chân tay yếu

Chuẩn bị: Ngô công 5 con, xuyên sơn giáp, đương quy, một dược, mã tiền và nhũ hương mỗi vị 30g, bạch truật và đảng sâm mỗi vị 60g.

Thực hiện: Tán các dược liệu thành bột mịn, hòa với mật làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 2 – 4g với rượu ấm.

9. Bài thuốc trị liệt cơ hô hấp từ cây mã tiền

Chuẩn bị: Địa long và mã tiền tử bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 2.4g, chia thành 2 lần dùng. Nếu có chứng hư nên gia thêm sinh mạch, chứng thực gia thêm thừa khí thang. Khi áp dụng cho trẻ em nên giảm liều lượng.

10. Cây mã tiền và bài thuốc trị liệt mặt

Bài thuốc 1: Dùng 500g mã tiền đun sôi trong 28 phút, bỏ vỏ và dùng nhân cắt thành lát. Sau đó bỏ lên giấy và đặt trên miếng ngói đã tẩm giấm, nung cho dược liệu khô hoàn toàn, tán bột mịn, trộn đều với giấm làm thành hồ, đun trong 25 phút với lửa nhỏ. Cuối cùng dùng hồ còn hơi ấm dán lên vùng má không bị lệch. Cứ 24 giờ thì thay 1 lần, thực hiện từ 12 – 14 ngày nếu trời mát lạnh và 7 – 9 ngày nếu trời ấm nóng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị mã tiền vừa đủ, ngâm với nước trong vòng 24 giờ. Sau đó vớt ra, cắt theo chiều dọc, bề dày 1mm. Dán dược liệu vào miếng keo dán, sau đó dán lên vùng má bị liệt. Cứ 7 ngày thay 1 lần.

11. Bài thuốc trị đau nhức khớp mãn tính và khớp bị biến dạng

Chuẩn bị: Một dược và nhũ hương mỗi vị 155g, mộc qua, đương quy, ma hoàng, ngưu tấy mỗi vị 335g, phụ tử chế 70g, khương hoạt, thảo ô chế, mã tiền tử chế, độc hoạt, xuyên ô chế, thảo ô chế mỗi vị 380g.

Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn. Sau đó dùng quế chi 125g sắc đặc, dùng nước hòa với thuốc bột làm thành hoàn to bằng hạt đậu xanh. Dùng 4g trước khi ngủ với nước ấm.

12. Bài thuốc chữa chứng tê liệt do chấn thương

Chuẩn bị: Xuyên khung, đỗ trọng, đại hoàng, quy vĩ, nhân hạt đào (đào nhân), một dược, xích thược, xương bồ, hồng hoa, huyết kiệt, nhũ hương, ngưu tất mỗi vị 63g, hạt mã tiền chế 30g, trầm hương 12g, hài nhi trà, thổ miết trùng, bạch giới tử và ma hoàng mỗi vị 20g, manh trùng 8g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, chế với mật làm thành hoàn nặng 8g. Mỗi lần dùng 1/3 viên hoàn, sau đó tăng dần lên 1/2 hoàn cho đến khi đạt liều 2 hoàn/ lần. Mỗi ngày dùng 2 lần, nên uống cùng với nước đun sôi để nguội.

13. Bài thuốc chữa chứng điên giản (động kinh) lên cơn nhiều lần

Chuẩn bị: Dầu vừng 1kg, giun đất sấy khô 8 con (đem nghiền thành bột), hạt mã tiền (bỏ lông ngoài) 32g.

Thực hiện: Cho dầu vào chảo, đun sôi, thả hạt mã tiền vào chiên đến khi hạt chuyển sang màu đỏ tía. Vớt ra, để ráo và nghiền thành bột. Dùng bột thuốc trộn đều với bột giun đất, lấy bột mì làm thành hồ và trộn lại, làm viên hoàn to bằng hạt cải. Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống 0.35 – 1g với nước muối. Nếu dùng cho trẻ nhỏ nên giảm liều lượng.

14. Bài thuốc chữa cổ họng sưng đau từ cây mã tiền

Chuẩn bị: Sơn đậu căn, thanh mộc hương và mã tiền chế, các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, sau đó thổi vào họng.

15. Bài thuốc trị chấn thương do té ngã

Chuẩn bị: Chỉ xác và hạt mã tiền bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem hạt mã tiền ngâm với nước tiểu trong 49 ngày, vớt ra để ráo, cạo bỏ lông và thái thành lát. Đem sao với đất vàng đến tồn tính. Chỉ xác cũng ngâm với nước tiểu trong 49 ngày, vớt để ráo, phơi cho khô hoàn toàn. Sau đó thái lát, sao tồn tính với đát vàng. Đem 2 vị nghiền thành bột, dùng 1.2 – 2g/ ngày, nên uống cùng với rượu trắng và đường đỏ (luân phiên lẫn nhau).

16. Bài thuốc trị bỏng do lửa, vết thương do dao búa

Chuẩn bị: Bột mã tiền chế và 1 ít rượu.

Thực hiện: Trộn đều và đắp lên chỗ bỏng. Với vết thương hở, nên rắc bột thuốc trực tiếp lên.

Lưu ý khi dùng dược liệu mã tiền

Không dùng dược liệu mã tiền cho những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 3 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị mất ngủ
  • Nam giới di hoạt tinh
  • Dùng trong điều trị dài hạn (đối với thuốc uống)
  • Người có sức khỏe yếu và thể trạng suy nhược
  • Một số điều lưu ý khi dùng vị thuốc mã tiền để chữa bệnh.
  • Dược liệu có thể hấp thu qua da nếu dùng liều lượng cao.
  • Mã tiền dùng làm thuốc uống cần phải được bào chế. Dùng sống có thể gây ngộ độc và tử vong.
  • Dùng 8g quế nhục sắc uống để giải độc do mã tiền (mạch nhanh, yếu, nôn mửa, ngáp nhiều, chảy nước dãi, giật cơ và môi)

Mã tiền là vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên dược liệu có độc tính rất mạnh vì vậy bạn chỉ nên dùng khi có yêu cầu của thầy thuốc. Bên cạnh đó trong thời gian sử dụng, cần theo dõi và kiểm soát tiến triển chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Xem thêm: Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) và 16 bài thuốc chữa trĩ, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, sốt, ho, cảm cúm,…

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Mã tiền1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Mã tiền1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Mã tiền1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Mã tiền1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Mã tiền1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp