Cây màng tang và 9 bài thuốc chữa phù chân, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm vú, xương khớp, phong hàn, viêm mũi… hiệu quả

Cây màng tang có vị cay, đắng, tính ấm tác dụng ôn trung hạ khí, trừ thấp, giảm đau, tán phong hàn. Từ lâu, cây được sử dụng để trị đau nhức xương khớp, mụn nhọt, đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không tiêu,…

Thông tin, mô tả cây màng tang
Thông tin, mô tả cây màng tang

Tên gọi khác: Mần tang, Khương mộc, Sơn thương, Tất trứng già, Lồ lê, Tạ chàm điằng (dân tộc Dao), Khảo khinh (dân tộc Tày),…

Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers

Họ: Long não (Lauraceae)

Thông tin, mô tả cây màng tang

1. Đặc điểm thực vật

Cây màng tang là loại cây nhỡ, càng nhỏ, chiều cao trung bình của cây khoảng 6 – 8 mét. Cây có thân vỏ xanh, có lỗ bì, khi về già, thân vỏ chuyển dần sang màu nâu xám.

Lá cây màng tang mọc so le, lá dày. Mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu xám và chuyển dần sang đen khi già. Phiến lá hình mác dài khoảng 10cm và rộng khoảng 1,5 – 2,5cm. Mép lá nguyên, không có răng cưa. Cuống lá mảnh và gân lá hiện rõ trên bề mặt.

Hoa của cây màng tang là loại hoa nhỏ có màu vàng nhạt và mọc thành chùm ở nách lá. Quả cây màng tang là loại quả mọng dạng hình tròn hay hình trứng. Quả thường mọc thành chùm, có màu xanh và chuyển dần sang đen khi chín, có mùi thơm. Thời điểm cây ra hoa là vào tháng 1 – 3 hàng năm và ra quả vào tháng 4 – 9 hàng năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây màng tang là loại cây mọc hoang ở địa hình núi cao, nhiều nắng. Ở nước ta, loại cây này thường xuất hiện nhiều ở Hà Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lâm Đồng,… Hiện nay, cây màng tang cũng được trồng khá nhiều ở một số nông trường để làm cây che bóng mát cho trà hoặc để thu lấy tinh dầu.

Bộ phận dùng: Dùng phần rễ, cành, lá và cả quả cây màng tang để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Rễ và lá được thu hái quanh năm. Đối với quả, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào trời chuyển hè sang thu.

Chế biến: Đem toàn bộ cây màng tang vừa được thu hoạch rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Đối với quả màng tang, khi hái về đem chưng cất để lấy tinh dầu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Cây màng tang có vị cay, đắng, tính ấm, có mùi thơm giống cây sả.

Quy kinh: Chưa có tài liệu nào báo cáo về vấn đề này.

Bảo quản: Bảo quản dược liệu dạng khô ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì kín để được sử dụng lâu ngày. Đối với dược liệu ở dạng tươi, nên sử dụng hết trong ngày, nếu không dùng hết, có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 48 giờ. Còn tinh dầu, cần bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy và lưu trữ ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

4. Thành phần hóa học của cây màng tang

Theo một số tài liệu của giới y học hiện đại cho biết, mỗi bộ phận của cây màng tang có chứa các thành phần hóa học cụ thể sau:

Cây chứa 0,81% tinh dầu và hoạt chất alcaloid laurote tanin;

Vỏ cây chứa hoạt chất alcaloid N – methyl – laurate tanin;

Vỏ rễ chứa 0,2 – 1,2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu trong vỏ rễ có chứa 8 – 12% citronellol và 10% citral;

Quả chứa 38 – 43% tinh dầu chiết xuất citral;

Lá cây chứa 0,2 – 0,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá cây chứa 20 – 35% cineol, 6 – 22% andehit và 20 – 25% ancol;

Hoa chứa nhiều tinh dầu và có khoảng 37% hợp chất andehit.

Tác dụng dược lý của dược liệu màng tang

+ Theo dược lý hiện đại:

Tinh dầu màng tang có tác dụng ức chế và loại bỏ các kháng khuẩn gây hại cho sức khỏe;

Có tác dụng an thần;

Chống loạn nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim;

Chống viêm loét dạ dày do axit chlohydric gây nên.

+ Theo Đông y cổ truyền:

Công dụng: Cây màng tang có tác dụng ôn trung hạ khí, trừ thấp, tán phong hàn, giảm đau nhức, khu phong.

Chủ trì: Rễ cây màng tang có công dụng trị đau đầu, đau dạ dày,cảm mạo, bụng đầy hơi, trướng bụng, đau nhức xương khớp, phong thấp, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, sản hậu ứ trệ bụng đau. Lá cây màng tang dùng trị viêm mủ da, trị mụn nhọt, viêm vú cấp tính và trị rắn cắn. Quả dùng để trị chứng đau dạ dày, ăn uống không tiêu.

Các bài thuốc chữa bệnh của cây màng tang

Cây màng tang  xương khớp, mụn nhọt, đầy hơi, trướng bụng,
Cây màng tang xương khớp, mụn nhọt, đầy hơi, trướng bụng,

1. Bài thuốc trị chứng phù chân lâu ngày chưa khỏi

Nguyên liệu: 30gr lá cây màng tang, 20gr cành lá non cơm cháy và 9gr cỏ gấu tươi.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem giã cho nhuyễn. Thêm một ít rượu trắng, trộn đều rồi đem đắp lên vùng chân bị phù. Có thể sử dụng băng gạc để cố định.

2. Cây màng tang chữa rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống, lạnh

Nguyên liệu: 8gr quả màng tang, 12gr lá mơ lông và 4gr lá chè.

Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lọc lấy phần nước. Chia nhỏ phần nước thành 3 – 4 lần và nên uống thuốc khi thuốc còn ấm.

3. Bài thuốc trị đau bụng kinh niên, hay đầy hơi, ỉa chảy

Nguyên liệu: Quả màng tang, rễ cúc áo hoa vàng, rễ kim sương, rễ xuyên tiêu và rễ chanh với liều lượng bằng nhau.

Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem nấu thành cao lỏng để uống.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm vú cấp tính

Nguyên liệu: Lá cây màng tang và nước vo gạo (lần 2).

Cách thực hiện: Rửa sạch lá cây màng tang rồi đem dằm trong nước vo gạo cho các tinh chất trong dược liệu ra hoàn toàn. Dùng phần nước thoa đều lên quanh vú và phần ngực.

5. Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: 15 – 30gr thân và rễ cây màng tang.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu đã được chuẩn bị rồi đem sắc lấy nước dùng.

6. Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn

Nguyên liệu: Lá màng tang, lá sả, lá bưởi và cây bạc hà (hoặc lá tía tô, kinh giới) với mỗi vị một nắm.

Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị nấu cùng với 3 – 4 lít nước rồi dùng nước để xông toàn bộ cơ thể.

7. Bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu hóa kém, tỳ vị kém, ăn uống không ngon

Nguyên liệu: 10gr quả màng tang cùng với trần bì, gừng và thủy xương bồ mỗi vị 5gr.

Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.

8. Bài thuốc trị căng cơ do vận động nhiều

Nguyên liệu: Lá cây màng tang và ngũ gia bì gai mỗi vị 20gr, lá bạc hà và hương phụ mỗi vị 4gr cùng với 16gr tiên mao. Tất cả nguyên liệu được dùng ở dạng tươi.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đi giã nát và trộn cùng với một ít rượu trắng. Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng da bị căng cơ. Dùng băng gạc để cố định vết thương và để yên khoảng 3 giờ. Mỗi ngày thay áp dụng 1 lần.

9. Bài thuốc trị viêm xoang mũi dị ứng (biểu hiện: nhức đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, đau mỏi vai gáy khi thời tiết thay đổi)

Nguyên liệu: Lá màng tang và lá ngải cứu mỗi vị 60gr cùng với 100gr viễn chí. Tất cả dược liệu đều dùng ở dạng tươi.

Cách thực hiện: Mang toàn bộ dược liệu nấu nước để tắm. Tắm mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 7 ngày liền.

10. Bài thuốc chữa nấc do cảm lạnh

Nguyên liệu: Quả màng tang.

Cách thực hiện: Đem quả mang tang tán thành bột mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 4gr để chiêu với nước nóng, thêm một ít ấm. Áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần.

11. Bài thuốc trị muỗi đốt, côn trùng cắn

Nguyên liệu: Lá cây màng tang.

Cách thực hiện: Đem chưng cất lá để thu lấy tinh dầu. Mỗi lần sử dụng một lượng tinh dầu vừa đủ để thoa lên vị trí bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Nếu không sử dụng tinh dầu, có thể đem lá giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thoa đều lên vị trí bị tổn thương.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến dược liệu cây màng tang cũng như 11 bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm của dân gian. Để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y hay nhân viên y tế có chuyên môn trước khi sử dụng.

 

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hoàng cầm

Hoàng cầm và 23 bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, rong kinh, chảy máu, đau đầu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây màng tang1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây thạch lựu

Cây thạch lựu (lựu) và 29 bài thuốc chữa giun sán, mụn nhọt, chảy máu, viêm răng, sỏi thận, lỵ… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây màng tang1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây ba chẽ

Cây ba chẽ (lá ba chẽ) và 4 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, rắn cắn, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây màng tang1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây Hoàng liên gai

Cây hoàng liên gai (hoàng mù) và 6 bài thuốc chữa viêm miệng, đau mắt, sốt, đau răng, lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây màng tang1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây thiên thảo

Cây thiên thảo và 3 bài thuốc chữa xương khớp (phong thấp, đau lưng, mỏi khớp), đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây màng tang1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp