Cây mộc hương với 31 bài thuốc chữa đường tiêu hóa (loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy), bệnh về gan, xương khớp, bệnh phụ nữ (tắc, chậm kinh, ứ huyết), viêm phế quản

Mộc hương là loại thảo dược quý có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được sử dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa, đau nhức, mụn nhọt. Tuy nhiên, sử dụng mộc hương  chữa bệnh cần đúng cách để mang đến hiệu quả cao nhất và không gây ra bất cứ phản ứng bất thường nào.

Thông tin, hình ảnh cây mộc hương
Thông tin, hình ảnh cây mộc hương
  • Tên gọi khác: Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh); Nam mộc hương (theo Bản Thảo Cương Mục); Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Ổi mộc hương, Xuyên mộc hương (theo Đông Dược Học Thiết Yếu); Bắc mộc hương, Tây mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Nhất căn thảo, Ngũ hương, Đại thông lục, Mộc hương thần (theo Hòa Hán Dược Khảo).
  • Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke
  • Tên tiếng anh: Saussurea lappa Clarke
  • Họ: Cúc (Compositae)

Đặc điểm nhận dạng cây mộc hương

1. Mô tả cây mộc hương

Mỗ hương là cây thân thảo lâu năm. Thân có hình trụ với chiều cao khoảng từ 1.5 – 2m. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt.

Lá mộc hương mọc so le, chia thùy nhưng không đều về phía cuống. Lá có chiều dài từ 12 – 30cm, rộng từ 6 – 15cm. Hai mặt lá đều có lông, cuống dài 20 – 30cm, mép lá có răng cưa. Khi Càng ở phần trên ngọn thì lá càng ngắn, cuống cũng ngắn dần đến không cuống, ôm lấy thân.

Hoa mộc hương có màu lam tím, mọc thành từng cụm ở đầu. Hoa thường nở vào tháng 7 – 9 hàng năm. Quả thuộc dạng dẹt, có màu nâu nhạt, thường ra trái vào tháng 9 – 10 hàng năm.

Rễ cây thuộc loại rễ mập, hình trụ, dài 5 – 15cm và đường kính từ 0.5 – 5cm. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu nhạt, có nếp nhăn, rãnh tương đối rõ. Rễ cây thường có mùi thơm hắc.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phân bố: Mộc hương có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc) vì thế nên nó còn có tên gọi là vân mộc hương. Hiện nay, cây này cũng được trồng khá nhiều ở những khu du lịch như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt,..

Bộ phận dùng: Rễ mộc hương được sử dụng để chữa bệnh.

Thu hái: Mộc hương thường được thu hái vào mùa đông.

Chế biến: Sau khi rễ mộc hương mang về sẽ được rửa sạch, bỏ hết rễ con, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, phơi rễ mộc hương ở trong bóng râm, hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Ngoài ra, theo Đông Dược Học Thiết Yếu thì mộc hương được chế biến như sau: Rễ cây sau khi thu hái sẽ được mang về ngâm với nước, vớt lên và đủ trong vải ướt để rễ mềm ra. Sau đó, thái rễ mộc hương thành từng miếng mỏng. Mộc hương có thể dùng sống, phơi khô hoặc trộn với bột mì rồi bọc lại và nướng lên.

Bản Thảo Cương mục cũng có ghi, rễ mộc hương sau khi rửa sạch, thái miếng mỏng sẽ được bọc bột và đi nướng chín.

Còn theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược thì nói, rễ mộc hương rửa sạch, phơi khô trong bóng râm. Sau đó mới đem thái mỏng, tán thành bột mịn. Sau đó lấy bột trộn với nước thuốc đã sắc để uống, hoặc cho phiến mỏng vào thuốc sắc rồi khuấy đều uống.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Có nhiều tài liệu y học cổ xưa đã nhắc đến tính vị của mộc hương, ví dụ như:

  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển, Đông Dược Học Thiết Yếu, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách thì mộc hương có vị đắng, hơi cay, tính ôn.
  • Theo Trung Dược Học thì mộc hương có vị đắng, hơi chua và tính ấm.
  • Thang Dịch Bản Thảo ghi, mộc hương có vị đắng, không độc, tính nhiệt.
  • Theo Bản Kinh thì mộc hương có vị cay, tính ôn.

Quy kinh: Con đường quy kinh của cây mộc hương cũng được các tài liệu ghi chép khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ có ghi, mộc hương quy vào kinh Đại Trường, Kinh Can, kinh Tỳ và kinh Vị.
  • Theo Bản Thảo Cầu Chân thì mộc hương quy vào kinh Can và kinh Tỳ.
  • Đông Dược Học Thiết Yếu và Trung Dược Đại Từ Điển cho biết, mộc hương quy vào kinh Tỳ, kinh Can và kinh Phế.
  • Theo Trung Dược Học cho biết, mộc hương quy vào kinh Đại Trường, Vị, Tỳ, Đởm.

Bảo quản: Rễ mộc hương sau khi được chế biến sẽ được bảo quản trong túi bóng hoặc trong hộp nhựa, lọ thủy tinh. Cần bảo quản mộc hương ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc vì nó dễ hỏng hoặc mất đi dược tính.

4. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu thì trong mộc hương có rất nhiều thành phần hóa học khá nhau. Chẳng hạn như:

  • Trung Dược Học cho biết, trong tinh dầu có các thành phần như: Aplotaxene, b Seline, a Ionone, Saussurea lactone, Costic acid, a Costene, Costunolide, Costuslacone, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Camphene, Stigmasterol, Betulin.
  • Trung Dược Đại Từ Điển thì ghi, mộc hương có các thành phần hóa học như: Aplotaxene, a-Ionone, b-Selinene, Custunolide, Costic acid, Costol, a-Costene,Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Saussurealactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin, Saussuine, Dehydrocostuslactone.
  • Trong Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam cho biết, cây và quả mộc hương có: tinh dầu (1 – 2.8%); nhựa Sausurin; Inulin (18%). Ngoài ra, trong tinh dầu còn có các thành phần khác như Aplotaxen C17H28, b Costen C15H24; Costuslacton C15H20O2; Dihydrocostus lacton C15H22O2; acid; Costus aid C15H22O3; rượu Costola C15H24O; Camphen; Phelandren.
  • Theo Dược Liệu Việt Nam thì rễ mộc hương có Aplotaxene, a-Ionone, Saussure alactone, Custonolide, b-Seline, Costic acid, a-Costene.

Tác dụng dược lý

1. Theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu, thí nghiệm trên động vật đối với mộc hương cho kết quả như sau:

  • Mộc hương giúp giảm nhu động ruột, chống co thắt cơ ruột.
  • Chống co thắt phế quản, giãn cơ trơn, kháng Acetycholin và Histamine.
  • Ức chế hoạt động của tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn.

2. Theo y học cổ truyền

  • Tác động làm tan ứ trệ, tả khí hỏa, đuổi phong tà, phát hãn, giải cơ biểu.
  • Hỗ trợ kiện tỳ tiêu tích, hành khí chỉ thống.
  • Hành khí giảm đau, kiện tỳ, lý khí, chỉ tả.
  • Hỗ trợ đại tràng, hòa hoàn hành khí, chỉ tả lỵ.

Bài thuốc chữa bệnh về tiêu hoá

1. Trị đầy bụng, táo bón, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ

Công dụng cây mọc hoa trị đầy hơi, táo bón
Công dụng cây mọc hoa trị đầy hơi, táo bón

Nguyên liệu: Mộc hương, ngô thù (mỗi loại 4gr); hương phụ, binh lang, đại hoàng, khiên ngưu, mang tiêu (mỗi loại 12gr); thanh bì, chỉ xác, trần bì, nga truật, tam lăng (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc và sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

2. Trị sán khí

Nguyên liệu: Mộc hương (160gr); rượu.

Thực hiện: Cho mộc hương vào nấu với bát chén rượu, chia nước thành 3 phần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.

3. Trị đau xóc

Cách thứ nhất:

  • Nguyên liệu: Mộc hương, tạo giáp đã nướng kỹ (mỗi loại 40gr).
  • Thực hiện: Cả hai nguyên liệu đem tán thành bột mịn rồi trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi.

Cách thứ hai:

  • Nguyên liệu: Mộc hương, diên hồ sách (liều lượng bằng nhau).
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn rồi vo thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên.

4. Trị nội điếu, ruột đau thắt

Nguyên liệu: Mộc hương, nhũ hương, mộc dược (liều lượng bằng nhau).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày một thang.

5. Chữa bệnh lỵ, lỵ cấp tính

Nguyên liệu: Mộc hương tươi (1 tấc); hoàng liên (20gr).

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào nấu với nước. Sau khi cạn nước thì bỏ hoàng liên đi chỉ để lại mộc hương. Lấy mộc hương thái mỏng, sấy khô rồi tán thành bột mịn. Chia bột thành 3 phần, hòa để hòa với nước sắc các loại thuốc khác.

  • Lần thứ nhất: Hòa bột mộc hương với nước sắc trần bì.
  • Lần thứ hai: Hòa bột mộc hương với nước sắc trần mễ.
  • Lần thứ ba: Hòa bột mộc hương với nước sắc cam thảo.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh lỵ bằng cây hoàng liên

6. Trị trúng phong

Nguyên liệu: Bột mộc hương, hạt bí đao.

Thực hiện: Hạt bí đao đem đun với nước, sau đó hòa bột mộc hương vào nước sắc rồi uống.

7. Trị ruột viêm cấp, bụng đầy chướng

Nguyên liệu: Mộc hương (4gr); hoàng liên (8gr).

Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống (theo Hương Liên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

8. Chữa viêm đại tràng mãn tính do amip

Nguyên liệu: Mộc hương, phòng đẳng sâm, bạch truật, ý dĩ (mỗi loại 12gr); hoàng bá, uất kim hương, hoàng liên, xuyên khung (mỗi loại 8gr); chỉ thực (6gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 5 – 10 ngày.

9. Chữa viêm tuỵ cấp tính

Nguyên liệu: Mộc hương, chỉ xác (mỗi loại 8gr); hoàng liên (20gr); bạch thược, khổ sâm (mỗi loại 12gr); cam thảo (4gr).

Thực hiện: Các nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi ngày lần 10 – 20gr bột hòa với nước uống.

10. Trị tiêu hoá rối loạn, ruột viêm cấp

Nguyên liệu: Mộc hương, chỉ thực, can khương, thương truật (mỗi loại 6gr);  hoài sơn, bạch thuật, ý dĩ, phòng đẳng sâm (mỗi loại 12gr); phụ tử (8gr); nhục quế, xuyên tiêu (mỗi loại 4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Chỉ uống 5 ngày là khỏi.

11. Trị đầy hơi, không muốn ăn uống

Nguyên liệu: Thanh mộc hương, sữa bò (hoặc rượu).

Thực hiện: Mộc hương tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy bột mộc hương hòa với sữa bò hoặc rượu để uống.

12. Trị bụng đầy, bụng đau do hàn thấp trở trệ ở trường vị

Nguyên liệu: Tây mộc hương, đàn hương, bạch đậu khấu, cam thảo (mỗi loại 4gr); hắc hương (12gr); sa nhân (6gr); đinh hương (2gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang.

13. Chữa viêm loét dạ dày, dạ dày mạn tính.

Công dụng cây mộc hương chữa đa dạ dày
Công dụng cây mộc hương chữa đa dạ dày

Nguyên liệu: Bắc mộc hương, trần bì, ngũ vị tử (mỗi loại 6gr); đương quy, phục linh, bạch thược, kỷ tử, đại táo (mỗi loại 12gr); xuyên khung (10gr); táo nhân, a giao (mỗi loại 8gr); gừng (2gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang, thực hiện liên tục từ 5 – 10 ngày bệnh sẽ hết.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày HP bằng cây thuốc dòi

14. Trị tiểu đục như nước gạo

Nguyên liệu: Mộc hương, đương quy, mộc dược (liều lượng bằng nhau).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào máy tán thành bột. Sau đó, vo bột thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần uống 3o viên với nước muối loãng.

15. Chữa tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên liệu: Mộc hương, mạch nha, bạch truật, chỉ thược, sơn trà, hoàng liên, trần bì, thần khúc (mỗi loại 12gr); sa nhân, liên kiểu, la bạc tử (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Các nguyên liệu cho vào máy nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn với hồ vo thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần sử dụng từ 4 – 8gr.

16. Chữa co giật ở trẻ do biến chứng các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hoá

Nguyên liệu: Vân mộc hương, hậu phác (mỗi loại 8gr); bạch đầu óng (16gr); trần bì, hoàng bá, hoàng liên, câu đằng (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 600ml nước. Đến khi nước cạn chỉ còn khoảng ½ thì tắt bếp. Cho trẻ uống hết 1 lần. Chỉ sử dụng đúng 1 thang.

Bài thuốc chữa đau xương khớp, đau lưng

Công dụng cây mộc hương chữa bệnh xương khớp
Công dụng cây mộc hương chữa bệnh xương khớp

1. Trị khí trệ, lưng đau

Nguyên liệu: Vân mộc hương, nhũ hương (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào ngâm rượu rồi hấp trong nồi cơm đun sôi. Uống hết một lần sẽ trị khí trệ, đau lưng hiệu quả.

2. Chữa đau lưng hay đau bụng do sỏi niệu

Nguyên liệu: Vân mộc hương (12gr); ô thược (20gr).

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc với 500ml nước. Đun đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Uống 1 lần cho hết và uống mỗi ngày 1 thang sẽ hết đau bụng do sỏi.

3. Chữa viêm khớp cấp kèm thấp tim

Nguyên liệu: Tây mộc hương (6gr); bạch truật, đẳng sâm, ý dĩ, thổ phục linh, kim ngân hoa (mỗi loại 16gr); xuyên khung, ngưu tất (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào đun với 600ml nước, đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày. Mỗi ngày thực hiện một thang, uống trong một thời gian sẽ hết bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây vòi voi

Bài thuốc chữa bệnh về gan

Công dụng cây mộc hương chữa các bệnh về gan
Công dụng cây mộc hương chữa các bệnh về gan

1. Trị cơn đau thắt túi mật

Theo Hoàng Dục Quang (trên Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1958, 1: 24) có ghi, lấy 8gr mộc hương sắc nước uống sẽ trị đau thắt túi mật rất hiệu quả.

2. Chữa viêm cầu thận cấp tính

Nguyên liệu: Vân mộc hương, mộc qua, đại phúc bì, thảo quả, phụ tử, hậu phác (mỗi loại 8gr); phục linh (16gr); bạch truật (12gr); khương can, cam thảo (mỗi loại 4gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

3. Chữa vàng da do viêm gan

Nguyên liệu: Mộc hương, bồ công anh, cỏ ba lá, ngải đắng, hoa cúc kim tiền (liều lượng bằng nhau).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào máy tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa bột sắc nước uống.

4. Bài thuốc chữa xơ gan

Nguyên liệu: Vân mộc hương, chỉ xác (mỗi loại 6gr); ý dĩ, xa tiền tử, hoài sơn, trạch tả, phụ tử, bạch truật (mỗi loại 12gr); nhục quế, kê nội kim (mỗi loại 4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tháng.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa các bệnh về gan bằng ra đắng đất

Bài thuốc chữa các bệnh phụ nữ (bệnh viêm phụ khoa)

Công dụng cây mọc hương chữa bế tắc, chậm kinh ở phụ nữ
Công dụng cây mọc hương chữa bế tắc, chậm kinh ở phụ nữ

1. Bài thuốc chữa bế kinh, chậm kinh

Nguyên liệu: Vân mộc hương, bán hạ, trần bị, khương truật (mỗi loại 6gr); xuyên khung, hương phụ (mỗi loại 8gr); binh lang, cam thảo (mỗi loại 4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào máy tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 16 – 20gr bột hòa với nước uống.

2. Chữa viêm phần phụ thể ứ trệ khí huyết

Nguyên liệu: Mộc hương (10gr); bồ công anh, kim ngân hoa, trần bì (mỗi loại 12gr); huyền hồ (8gr); cam thảo (4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 1 lít nước trong 30 phút. Mỗi ngày uống một thang.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa các bệnh về kinh nguyệt bằng tam thất

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Trị tai bỗng nhiên ù, điếc, trong tai đau

Nguyên liệu: Mộc hương (40gr); dầu mè.

Thực hiện: Mộc hương ngâm qua đêm và rửa sạch. Cho dầu mè vào đun sôi. Lọc bỏ bã, sử dụng phần nước. Lấy bông gòn thấm nước mộc hương rồi nhỏ vào tai (2 – 3 giọt).

2. Trị hôi nách hoặc chỗ kín bị ẩm ướt, lở loét

Lấy 1 ít mộc hương ngâm với giấm sau đó sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 1 ít bột xát vào nách hoặc vào chỗ bị thương.

3. Chữa viêm phế quản mãn tính

Công dụng cây mộc hương chữa viêm phế quản
Công dụng cây mộc hương chữa viêm phế quản

Nguyên liệu: Mỗ hương, cây ghi trắng (mỗi loại 100gr); cỏ xạ hương, tía tô đất, long nha thảo (mỗi loại 50gr); hạt mùi (30gr).

Thực hiện: Các vị thuốc sấy khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy khoảng 30 – 40gr bột hòa với nước nóng rồi uống.

4. Chữa suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: Mộc hương, sa nhân, trần bì (mỗi loại 6gr); bán hạ (8gr).

Thực hiện: Các nguyên liệu đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 20gr bột hòa với nước và uống.

5. Chữa thiếu máu

Nguyên liệu: Mộc hương, đương quy (mỗi loại 6gr); đẳng sâm (16gr); bạch truật (15gr); hoàng kỳ, long não, bạch thược, thục địa, địa táo, kỷ tử (mỗi loại 12gr); phục linh, táo nhân, chí viễn (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

6. Chữa rối loạn thần kinh tim

Nguyên liệu: Mộc hương (6gr); đẳng sâm (16gr); bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, long não, đại táo (mỗi loại 12gr); phục thần, táo nhân, viễn chí (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc với 50ml nước. Đun nhỏ lửa trong 15 phút rồi tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng cây mộc hương trong điều trị bệnh

Mộc hương mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để việc sử dụng thảo dược này chữa bệnh đạt kết quả cao người bệnh cần chú ý.

  • Không dùng mộc hương cho người gặp chứng âm hư.
  • Người khỏe mạnh không dùng mộc hương quá dài ngày.
  • Người chân khí suy yếu, nhiệt huyết hư kèm táo cũng không được sử dụng.
Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây mộc hương1. Mô tả cây mộc hương2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây mộc hương1. Mô tả cây mộc hương2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây mộc hương1. Mô tả cây mộc hương2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây mộc hương1. Mô tả cây mộc hương2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây mộc hương1. Mô tả cây mộc hương2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp