Cây nhất điểm hồng (cây rau má lá rau muống) với 21 bài thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da, nhọt độc, bệnh đường tiêu hóa, viêm phụ khoa
Nội dung chính
Nhất điểm hồng là vị thuốc Nam quý được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Loại thảo dược này từ lâu đã được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da,… Ngoài ra nó còn được dùng để chữa viêm tinh toàn ở nam giới hay viêm phụ khoa ở nữ giới.

- Tên gọi khác: Hồng bối diệp, Dương đề thảo, cây rau má lá rau muống, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời.
- Tên khoa học: Emilia sonchifolia DC.
- Tên tiếng anh: Emilia sonchifolia DC.
- Họ: Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm nhận dạng cây Nhất điểm hồng (còn gọi là rau má lá rau muống)
1. Mô tả cây nhất điểm hồng
Nhất điểm hồng được gọi với cái tên quan thuộc khác là cây rau má, lá rau muống. Đây là cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây thẳng đứng, cao khoảng 0.3 – 0.5m. Vỏ cây nhẵn, có màu xanh hoặc tím.
Lá cây nhất điểm hồng khi còn non giống như lá rau má. Khi trưởng thành không có cuống. Ở gốc lá có hai tai. Lá ở phía dưới của cây có cuống với cụm hoa dài như lá rau muống, hình bầu dục, xòe và ôm lấy thân. Chính vì thế, nó còn được gọi với cái tên cây rau má, lá rau muống. Ở mép lá có hình răng cưa và chia thành các thùy nhỏ.
Hoa cây nhất điểm hồng có màu hồng hoặc hơi tím, hình trụ, mọc thành cụm. Hoa có chiều dài 8 – 9mm và rộng 4mm. Hoa thường tụ 2 – 4 cái, cuống mỏng và dài 3 – 6mm.
Quả cây nhất điểm hồng thuộc dạng quả bế, có hình trụ. Bên ngoài quả có một chùm lông trắng, dài khoảng 5mm và có gợn ngắn.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Cây rau má lá rau muống phân bố rộng rãi ở những vùng nhiệt đới châu Á. Cây được tìm thấy ở một số quốc gia như Ấn Độ, phía Nam của Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mianma,…
Ở Việt Nam, nhất điểm hồng là cây mọc hoang, ở các bờ rào, bờ kênh, bờ ruộng thuộc những vùng núi cao trên 1000m.
Bộ phận dùng cây nhất điểm hồng là cả thân (chỉ bỏ phần rễ). Cây được thu hái quanh năm, sau khi lấy về sẽ được rửa sạch, phơi khô (hoặc sấy khô) rồi cho vào túi bóng bảo quản.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của cây này. Tuy nhiên, nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, lương huyết.
Sau khi cây được chế biến sẽ được bảo quản trong túi bóng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc không để nơi có độ ẩm cao vì thuốc dễ bị ẩm mốc và hỏng.
4. Thành phần hoá học
Nhất điểm hồng được nghiên cứu và cho thấy có các thành phần hóa học như:
- Theo Võ Văn Chi (1991), trong cây rau má lá rau muống có stearin, glucosid với hàm lượng cao. Ngoài ra, hàm lượng nhỏ alcaloid
- Gao. Janjun; Cheng, Dongliang nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong cây nhất điểm hồng có simiaral, stigmasterol, β sitosterol, acid palmitic và acid triacontanoic
- Trong khi đó, nghiên cứu của Cheng, Dangliang; Roeder Erland lại xác định, nhất điểm hồng có alcaloid nhanapyrolizilin (là senkirkin và domorin).
Tác dụng dược lý
Theo ý học cổ truyền, nhất điểm hồng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng trong chữa ho, tiêu chảy, mụn nhọt.
Tại Trung Quốc, cây được dùng để sắc nước uống, giã đắp hoặc làm nước rửa chữa mụn nhọt.
Ấn Độ dùng như làm thuốc hạ sốt, viêm màng nhĩ, viêm mắt, quáng gà, đau tai, ỉa chảy.
Nepal dùng dịch ép cây tươi dùng nhỏ tai chữa chảy mủ tai.
Trong khi đó, y học hiện đại cũng tìm ra những tác dụng dược lý của cây, chẳng hạn như: Y học Trung Quốc cho biết đã dùng thành phần chiết xuất từ cây để chế thuốc tiêm chữa viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Bài thuốc các bệnh về đường hô hấp, đau họng, ho

1. Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng tươi 30 – 50gr (nếu nếu lấy lá khô thì 15 – 30gr).
Thực hiện: Nhất điểm hồng rửa sạch, cho vào đun với 400ml nước. Khi nào nước cạn chỉ còn ¼ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa, tối (Theo Bác sĩ Thu Vân – suckhoedoisong.vn).
2. Viêm amidan cấp tính
Nguyên liệu: Nhất chỉ hồng (30gr); cam thảo (5gr).
Thực hiện: Cho hai vị thuốc rửa sạch, sắc với nước. Sau đó dùng nước ngâm và nuốt ngày 3 – 5 lần. Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày bệnh sẽ hết.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm amidan bằng cây vòi voi
3. Chữa cổ họng sưng đau
Rau má lá rau muống tươi, Rễ cỏ tranh tươi, mỗi thứ 30g. Sắc uống. Hoặc dùng: Rau má lá rau muống, Nhất chi hoàng hoa đều 15g, sắc uống.
4. Chữa viêm họng
Nguyên liệu: Cây rau má lá rau muống, rễ cỏ tranh (mỗi loại 30gr).
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc nước uống trong ngày. Dùng vài ngày chứng viêm họng sẽ hết.
5. Ho lâu ngày
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng (30gr): bất thực thảo (20gr); mộc hồ điệp (10gr).
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước. Đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục từ 10 – 30 ngày chứng ho dai dẳng lâu ngày sẽ hết.
Video chia sẻ bài thuốc trị ho lao
6. Chưa viêm phổi
Cách thứ nhất:
- Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, sài gục, tước sàng (mỗi loại 15gr).
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước uống hàng ngày.
Cách thứ hai:
- Nguyên liệu: Rau má lá rau muống (30gr); rễ cương mai (25gr); bồ công anh (20gr); diếp cá (15gr).
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Thực hiện uống liên tục trong 5 – 7 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh ngoài da, nhọt độc..

1. Chữa mụn nhọt lở loét, bị viêm do ong đốt
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, phù dung, cân cổ thảo (liều lượng bằng nhau); vaseline mềm.
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Sau đó trộn với vaseline và bôi lên vết thương. Mỗi ngày bôi 1 lần. Thực hiện vài ngày vùng da tổn thương sẽ khỏi.
2. Chữa chắp lẹo
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, cúc hoa dại, cúc bạc leo (mỗi loại 15gr).
Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc nước, chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ hết.
3. Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay)
Theo Bác sĩ Thu Vân – suckhoedoisong.vn, chỉ cần lấy 1 nắm lá cây rau má lá rau muống tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị chín mé và cố định lại. Chỉ vài lần đắp sẽ hết.
4. Chữa mụn nhọt, nhọt độc, hậu bối, sưng vú
Lương y Hư Đan-vietbao.vn cho biết, lấy 1 nắm lá cây nhất điểm hồng tươi rửa sạch, giã nát với 1 ít đường đỏ rồi đắp lên chỗ sưng đau, cố định lại. Chỉ vài hôm mụn nhọt sẽ tan.
5. Phù thũng.
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, cỏ bấc (mỗi loại 60gr).
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào ấm sắc nước uống. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày, trước khi ăn.
Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá, tiết niệu

1. Viêm đường tiết niệu
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng (30gr); mã đề (20gr); kim ngân hoa (6gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày.
2. Chữa tiêu chảy
Nguyên liệu: Cây rau má lá rau muống, lá ổi (mỗi loại 12gr).
Thực hiện: Hai nguyên liệu cho vào ấm sắc nước. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày (theo bác sĩ Thu Vân).
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy bằng cây sâm đất
3. Viêm đường ruột
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, lá lựu (mỗi loại 120gr).
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc với 250ml nước. Đến khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp và chia thành 2 phần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa một số bệnh khác
1. Chữa viêm bể thận
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, lá diễn (mỗi loại 50gr); mã đề (250gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 60ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
2. Trị viêm tinh hoàn
Nguyên liệu: Cây rau má lá rau muống (30gr); mã đề (20gr); tiểu hồi hương (10gr).
Thực hiện: Cho ba vị thuốc vào sắc nước uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Thực hiện trong một thời gian chứng viêm tinh hoàn sẽ hết.
3. Chữa viêm tuyến vú sơ phát
Kết hợp hai bài thuốc sau:
Bài thuốc thứ nhất:
Lấy 1 nắm lá nhất điểm hồng tươi, rửa sạch, để ráo. Sau đó cho lá vào cối giã nát với 1 ít muối rồi đắp lên ngực.
Bài thuốc thứ hai:
Lấy 60gr nhất điểm hồng tươi (hoặc 30gr khô) cho vào sắc nước uống.
4. Trị viêm tai giữa
Người bị viêm tai giữa chỉ cần lấy 1 vài lá cây rau má lá rau muống, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, vắt lấy nước và nhỏ vào tai. Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt. Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần. Thực hiện vài ngày bệnh sẽ hết.
5. Chữa viêm phần phụ khoa, viêm âm đạo

Kết hợp hai bài thuốc sau:
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: Nhất điểm hồng (30gr); ô liên rô (10gr).
- Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống.
Bài thuốc thứ hai:
Lấy 1 nắm lá nhất điểm hồng thật to, rửa sạch, đun với nước, hòa thêm ít muối rồi dùng ngâm rửa âm đạo.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa bằng nghệ vàng
6. Trị bạch đới quá nhiều
Nguyên liệu: Nhất điểm hồng, dừa cạn (mỗi loại 30gr); trứng gà (2 quả).
Thực hiện: Hai loại cây rửa sạch, sắc lấy nước. Sau đó, đập thả trứng gà vào, nấu sôi cho trứng chín. Uống nước lúc còn nóng.
7. Chữa viêm thận cấp
Nguyên liệu: Cây rau má lá rau muống, lá diễn (mỗi loại 15gr); mã đề (12gr).
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây nhất điểm hồng (rau má lá rau muống)
Cây nhất điểm hồng lành tính, không có độc nên ít gây tác dụng phụ có thể dùng được 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, để việc dùng cây này chữa bệnh đạt hiệu quả người bệnh cần chú ý:
- Dùng thuốc phải kiên trì mới có hiệu quả.
- Những bài thuốc chữa bệnh chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nên không quá lạm dụng vào nó.
- Nó chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, điều trị triệu chứng.
- Với người bệnh nặng, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất.
Cay nhat diem hong co ban khong ak