29 Bài thuốc từ nghệ vàng trị bệnh tiêu hoá (đau dạ dày, chướng bụng…), da liễu (mụn nhọt, làm mờ sẹo..), bệnh phụ khoa, rối loạn kinh

Nghệ vàng là loại dược liệu, gia vị quen thuộc đối với cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Nghệ vàng không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt đối với sức khỏe. Có nhiều tài liệu, công trình khoa học chứng minh nghệ vàng có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh như dạ dày, ung thư, tim mạch,…

Thông tin, hình ảnh nghệ vàng
Thông tin, hình ảnh nghệ vàng
  • Tên gọi khác: Khương hoàng
  • Tên khoa học: Curcuma zanthorrhiza Rox
  • Tên tiếng anh: Curcuma zanthorrhiza Rox
  • Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm nhận dạng Nghệ vàng

1. Mô tả cây nghệ vàng

Nghệ vàng là cây thân có có chiều cao khoảng từ 0.6 – 1m. Thân cây nghệ hình trụ, tạo nhánh, rễ phát triển thành củ và có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ với nhau thành hai hàng đối xứng, phiến lá đơn, hình elip, nhọn, thu hẹp ở đầu, lá dài 70 – 100cm và rộng 38 – 40cm. Hoa nghệ vàng mọc thành từng cụm hình nón thưa ở giữa các lá. Quả nghệ thuộc kiểu quả nang, có 3 ngăn và 3 van mở. Hạt nghệ có áo.

Củ nghệ vàng được phát triển từ rễ, có hình trụ tròn với nhiều nhánh khác nhau. Vỏ nghệ có màu nâu với các vân ngang màu sẫm, bên trong thịt có màu vàng tươi. Củ nghệ có mùi thơm, vị cay, sau khi phơi khô thì chuyển màu rất rõ.

2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế

Nghệ vàng được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Campuchia, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, nghệ được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

Bộ phận được sử dụng nhiều để làm dược liệu trên cây nghệ vàng đó chính là củ. Củ nghệ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, củ nghệ sẽ được cắt bỏ phần thân, rễ, rửa sạch, phơi nắng, sấy khô. Ngoài ra, củ nghệ cũng có thể được chế biến ở dạng bột mịn phơi khô, hoặc bào chế dưới dạng viên nén.

3. Tính vị, quy kinh, bào chế, bản quản

Củ nghệ vàng có tính cay, mùi thơm, tính ấm đi vào 2 kin Can, Tỳ có tác dụng hành khí, thông kinh,  phá huyết, chỉ thống, kháng viêm, liền sẹo, tiêu mủ.

Nghệ vàng sau khi được phơi khô (sấy khô) sẽ được đem bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời. Với tinh bột nghệ hoặc viên hoàn thì bảo quản trong túi hoặc hộp kín, không để không khí vào sẽ làm hỏng hoặc mất đi tinh chất của nghệ.

4. Thành phần hoá học

Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, trong của nghệ vàng có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, chẳng hạn như: curcumin (0.3%), tinh dầu (1 – 5%), carbon không no (1 đơn vị), paratolylmetyl cacbinol (5%), long não hữu tuyến (1%) và các curcumen, chất béo, tinh bột, canxi axalat,…

Tác dụng dược lý

1. Theo Đông y

Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có thể chữa đau dạ dày, giúp làm lành các vết thương, đặc biệt là vết lở loét ở phụ nữ sau sinh. Nghệ vàng còn có thể giúp đàn hồi da, lưu thông khí huyết.

2. Theo các nghiên cứu của y học hiện

GS.TS Đào Văn Phan _ Trưởng bộ môn Dược lí (Đại học Y Hà Nội) cho biết, nghệ vàng là cây thuốc quý, được giới y học và chuyên môn đánh giá cao. Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có nhiều hoạt tính sinh học như: chống viêm, chống tế bào ung thư, bảo vệ thận, gan và một số cơ quan trong cơ thể. Không chỉ thế, nghệ vàng còn có tác dụng bảo vệ, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, chữa bệnh dạ dày, tá tràng, tốt cho người bị tim mạch, gan, mỡ máu,…

Năm 1936, Robbers đã tiến hành thử nghiệm sử dụng tinh bột nghệ trên động vật và kết quả cho thấy chúng có khả năng bài tiết mật và tăng kích thích túi mật.

Guy Laroche (1933), H.Leclerc (1935) chứng minh hợp chất paratolyl metycacbinol trong nghệ có thể thông mật, kích thích bài tiết mật của tế bào gan. Trong khi đó, khi tiến hành thử nghiệm trên thỏ hai ông đã chứng minh, curcumin có trong nghệ giúp tăng khả năng phá vỡ lượng cholesterol trong máu.

Tạp chí Trung Hoa Y dược đã đăng kết quả thí nghiệm của Trương Ngôn Chí (1955) về việc ông dùng nghệ để chiết xuất CHI.

Nhà nghiên cứu Võ Văn Lan cho biết, trong tinh bột nghệ vàng có chất sáp khuẩn lao và hủi.

Vũ Điền Tân đã thực hiện thí nghiệm trên thỏ và cho biết nghệ vàng có thể giải độc gan.

Phòng vi trùng Viện chống lao và Viện đông y Hà Nội (1977) nghiên cứu, thí nghiệm và phát hiện tinh bột nghệ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium.

Ngoài ra, nghệ vàng còn có tác dụng làm giảm lượng galactoz đối với bệnh nhân galactoz, kích thích sự sản sinh mật trong tá tràng.

Bài thuốc chữa bệnh da liễu (giúp làm đẹp da, trị các vết thương ngoài da)

Công dụng nghệ vằng trị các bệnh về da liễu
Công dụng nghệ vằng trị các bệnh về da liễu

1. Trị mụn nhọt trên da bằng nghệ vàng

Nguyên liệu: Nghệ vàng (100gr); ráy dại, dầu vừng (mỗi loại 150gr); sáp ong, nhựa thông (mỗi loại 70gr).

Thực hiện: Củ ráy và nghệ rửa sạch, thái mỏng, giã nát sau đó trộn với dầu vừng và cho lên bếp nấu nhừ. Sau đó, cho nhựa thông, sáp ong vào, khuấy đều. Để nguội hỗn hợp rồi phết lên chỗ bị mụn nhọt.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị mụn nhọt, mụn độc bằng cây thiên niên kiện

2. Làm mờ vết sẹo do mụn trứng cá gây ra

Bài thuốc 1: Lấy 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn với 1 muỗng mật ong sau đó đắp lên mặt 30 phút (chú ý rửa mặt sạch trước khi đắp), rồi rửa lại mặt bằng nước ấm. Chỉ cần thực hiện vài lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Bài thuốc 2: Lấy 50gr tinh bột nghệ trộn với 6 muỗng mật ong sau đó phết lên chỗ sẹo, massge nhẹ nhàng, sau đó rửa lại với nước sạch.

3. Giúp làm giảm lông mặt

Nguyên liệu: Bột nghệ vàng (1 muỗng cà phê); đu đủ chín (1 miếng nhỏ vừa đủ)

Thực hiện: Đu đủ thái miếng nhỏ, cho vào bát nghiền nát, cho bột nghệ vào trộn đều rồi thoa lên mặt trong 15 phút (chú ý rửa sạch mặt trước khi thoa) sau đó rửa lại mặt với nước lạnh. Thực hiện liên tục trong 2 tuần.

4. Trị rạn da, sạm da

Nguyên liệu: Bột nghệ vàng (1 thìa); mật ong (1 muỗng)

Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau sau đó bôi lên vùng da bị rạn, bị sạm.

5. Dưỡng ẩm cho da khô

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ vàng, lòng trắng trứng gà, nước cốt chanh

Thực hiện: Trộn các nguyên liệu với nhau, dùng hỗn hợp đắp mặt 2 – 3 lần/ tuần.

6. Ngăn ngừa lão hoá da

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, sữa tươi không đường

Thực hiện: Trộn hai nguyên liệu với nhau sau đó dùng đắp mặt trong 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước.

7. Vùng da bị quầng thâm

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, mật ong (hoặc sữa tươi không đường)

Thực hiện: Có thể thực hiện hỗn hợp bài đắp mặt nạ như trên, hoặc dùng hai hỗn hợp pha loãng với nước và uống. Mỗi ngày 1 cốc.

8. Chữa nứt gót chân

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, dầu dừa, dầu thầu dầu

Thực hiện: Trộn các hỗn hợp với nhau rồi bôi vào phần gót chân mỗi ngày.

9. Chữa bỏng rát da

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, nước gel nha đam

Thực hiện: Trộn hai nguyên liệu với nhau rồi bôi lên vùng da bỏng (cháy nắng). Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

10. Làm lành vết thương nhanh chóng

Cách 1: Lấy trực tiếp củ nghệ tươi, cắt bỏ phần ngoài, lấy phần thịt thoa lên trực tiếp vùng vết thương.

Cách 2: Sử dụng các sản phẩm trị sẹo từ tinh bột nghệ (bán nhiều trên thị trường).

11. Trị các bệnh ngoài da

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, sữa không đường

Thực hiện: Trộn hai nguyên liệu với nhau rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Hoặc người bệnh cũng có thể đun sôi hai nguyên liệu này lên sau đó dùng nước rửa mặt.

12. Làm giảm nếp nhăn

Lấy tinh bột nghệ trộn với sữa tươi không đường, đắp lên mặt trong 10 phút rồi rửa lại mặt với nước.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc giảm nếp nhăn bằng nghệ đen

13. Làm kem dưỡng da ban đêm

Bạn có thể làm kem dưỡng từ tinh bột nghệ theo các cách sau:

  • Tinh bột nghệ + mật ong +bột cám gạo (tỉ lệ 1:1:1)
  • Tinh bột nghệ + mật ong +nước cốt chanh (tỉ lệ 3:1:1)
  • Tinh bột nghệ + cam vắt (tỉ lệ 3:3)

14. Ngăn ngừa rụng tóc, trị gàu

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, nước hoa hồng

Thực hiện: Trộn 2 hỗn hợp với nhau sau đó sử dụng ủ tóc trong 10 – 15 phút rồi gội sạch lại đầu.

Bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa

Công dụng nghệ vàng trong điều trị bệnh phụ khoa
Công dụng nghệ vàng trong điều trị bệnh phụ khoa

1. Cải thiện chứng kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu: Nghệ vàng, xuyên khung, đào nhân (mỗi loại 8gr); ích mẫu, kê huyết đằng (16gr); sinh địa (12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, sử dụng 2 – 3 tuần trước khi có kinh. Thực hiện 5 liệu trình.

2. Khắc phục triệu chứng đau bụng kinh

Nguyên liệu: Nghệ vàng chích giấm (15gr); huyền hồ chích giấm (10gr)

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc nước uống, chia nước thuốc thanh 3 phần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tuần.

3. Giảm chứng chuột rút vào thời gian kinh nguyệt

Phụ nữ bị chuột rút vào thời kì kinh nguyệt chỉ cần uống sữa nghệ là có thể giảm các cơn đau. Mỗi ngày 1 cốc sữa nghệ, uống trước thời kì kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, khí hư không đều bằng cây huyết đằng

Bài thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng nghệ vàng trong điều trị các bệnh tiêu hóa
Công dụng nghệ vàng trong điều trị các bệnh tiêu hóa

1. Hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, mật ong

Thực hiện: Trộn tinh bột nghệ với mật ong, hoàn thành viên nhỏ rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 3 – 6 viên.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày tá tràng bằng cây long não

2. Trị chứng đau bụng, chướng bụng do ăn uống không tiêu

Nguyên liệu: Nghệ vàng, hương phụ, sài hồ (mỗi loại 9 – 12gr)

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước, uống trước ăn 1 – 2 tiếng, mỗi ngày 1 thang.

3. Chữa viêm gan cấp tính do virus

Nguyên liệu: Nghệ vàng (12gr); bồ công anh, bạch mao căn, nhân trần (mỗi loại 40gr); hoàng liên, chi tử, đại hoàng (mỗi loại 9gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, thực hiện liên tục trong 3 – 4 tuần.

4. Khắc phục chứng viêm gan mãn tính

Nguyên liệu: Nghệ vàng (4gr); côn bố, đình lịch sử (mỗi loại 12gr); hạt bìm bìm, hải tảo (mỗi loại 10gr); quế tâm (6gr)

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 tháng.

5. Hỗ trợ điều trị sỏi gan, sỏi mật

Nguyên liệu: Nghệ vàng (10gr); đường phèn (10gr)

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu tán tán bột, mỗi ngày 1 lấy 1 thìa hòa với nước uống, sử dụng trước ăn.

6. Tác dụng giải độc gan

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ vàng, mật ong

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào hòa tan với 1 cốc nước rồi uống, mỗi ngày 2 lần.

Một số bài thuốc điều trị các bệnh khác

1. Ngăn ngừa bệnh ung thư và bạch cầu ở trẻ nhỏ

Thường xuyên uống tinh bột nghệ sẽ giúp hạn chế bệnh ung thư và bạch cầu ở trẻ nhỏ rất tốt. Cha mẹ nên cho bé uống mỗi ngày 1 cốc trước khi ăn.

2. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Protein có trong nghệ vàng và mật ong sẽ giúp an thần rất tốt, ngoài ra các chất hữu cơ trong hai nguyên liệu này cũng giúp bổ sung dinh dưỡng. Chính vì thế, pha bột nghệ với mật ong uống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Công dụng nghệ vàng trong tiểu đường
Công dụng nghệ vàng trong tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường bằng cây mật gấu

3. Phòng chống nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Uống sữa nghệ hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch vì chất curcumin trong nghệ có thể nâng cao chức năng nội mô của mạch máu từ đó cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

4. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Hàm lượng curcumin cao trong nghệ vàng giúp chống oxy hóa mạnh mẽ từ đó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, tạo màng bảo vệ, ngăn sự lớn mạnh của các khối u ác tính. Trong khi đó, mật ong có tính kháng khuẩn, diệt nấm mạnh mẽ. Vì thế, kết hợp mật ong và tinh bột nghệ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Theo đó, chỉ cần mỗi ngày lấy 1 – 2 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong hòa với 100ml nước ấm và uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

5. Tăng sức đề kháng

hợp chất curcumin trong nghệ cũng giúp ức chế nhiễm trùng virus và tăng nồng độ IgG và IgM trong huyết thanh từ đó có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể.

6. Giúp giảm cân

Hỗn hợp tinh bột nghệ với mật ong sẽ giúp giảm lượng cholesterol  dư thừa (đây là chất có thể gây nên tình trạng béo phì). Chính vì thế, đây là một trong những phương pháp giảm cân khá hiệu quả được nhiều chị em sử dụng.

Tác dụng phụ của nghệ vàng khi sử dụng quá nhiều

Sử dụng nghệ vàng quá nhiều có thể gây nên một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Gây chảy máu, làm chậm quá trình đông máu
  • Kích thích tử cung (tuy có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho phụ nữ mang thai)
  • Khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Những lưu ý khi sử dụng nghệ vàng trong điều trị bệnh

  • Không dùng nghệ khi gặp vấn đề về túi mật
  • Nghệ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt nên nam giới muốn có con cần hạn chế sử dụng.
  • Sử dụng nghệ vàng đúng liều lượng, không quá lạm dụng vào nguyên liệu này.
  • Nên kết hợp nghệ với mật ong để tăng hiệu quả.

Bạn đã bao giờ sử dụng nghệ vàng trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ nghệ vàng? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. Gia đình có trồng được ít nghệ vàng nên ăn thường xuyên, thấy rất tốt cho tiêu hóa. Có khi nào em ăn nhiều nên gần như đến tháng là không thấy đau bụng kinh nhỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ vàng1. Mô tả cây nghệ vàng2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ vàng1. Mô tả cây nghệ vàng2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ vàng1. Mô tả cây nghệ vàng2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ vàng1. Mô tả cây nghệ vàng2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ vàng1. Mô tả cây nghệ vàng2. Phân bố, Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em